“Ngôi sao đang lên”: Việt Nam thành cứ điểm sản xuất công nghệ thế giới?

© Ảnh : Bùi Giang - TTXVNViệc Cảng quốc tế Long An được xây dựng và đi vào hoạt động góp phần giúp doanh nghiệp trong khu vực cắt giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Việc Cảng quốc tế Long An được xây dựng và đi vào hoạt động góp phần giúp doanh nghiệp trong khu vực cắt giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Đăng ký
Ngân hàng HSBC đánh giá Việt Nam là ‘ngôi sao đang lên’ và dần trở thành “cứ điểm” trong lĩnh vực sản xuất công nghệ thế giới với việc thu hút lượng lớn dòng vốn USD từ các ông lớn như Apple, Intel, Foxconn…

Cũng theo HSBC, nhờ kiểm soát thành công đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng GDP cao nhất thế giới năm 2020 và sẽ tăng trưởng mạnh 7,6% vào năm 2021.

Việt Nam là ngôi sao đang lên: FDI ngành công nghệ là chủ chốt

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo “Vietnam at a glance – Tỏa sáng trong một năm đặc biệt” cho thấy nhờ những biện pháp hiệu quả ngăn chặn dịch Covid-19, Việt Nam có cơ hội phục hồi kinh tế và đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới trong năm 2020 vừa qua, tạo tiền đề cho các nước phát triển nhảy vọt trong năm 2021 này.

Đáng chú ý, Báo cáo của HSBC nhận định Việt Nam là “ngôi sao đang lên” trong lĩnh vực công nghệ” với quan điểm quốc gia này đạt được mức tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách thu hút, định hướng FDI và tăng xuất khẩu.

Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2020
Thắng Covid-19, cạnh tranh FDI với Trung Quốc ư? Việt Nam đừng vội mừng

Theo đó, Việt Nam ngày càng có nhiều khu công nghiệp được xây dựng và hoạt động trên khắp cả nước, thu hút giới đầu tư toàn cầu chuyển dịch dòng vốn nhờ loạt chính sách ưu đãi thuế, tăng năng lực cạnh tranh và nguồn lực lao động giá rẻ với tay nghề ngày càng được nâng cao.

Theo HSBC, từ những năm 2000, dòng vốn đầu tư nước ngoài mới đổ vào Việt Nam tập trung hầu hết ở các lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm với tỷ trọng ở mức 4- 6% GDP.

Báo cáo mới nhất của Khối nghiên cứu Kinh tế Ngân hàng HSBC cho thấy, từ vị thế của một đất nước thu hút FDI chủ yếu dựa vào lĩnh vực tận dụng lao động dệt may, da giày, gỗ, hàng nông, thủy sản, Việt Nam đã vươn lên thành cứ điểm sản xuất công nghệ của thế giới với tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng điện tử, linh kiện, máy móc tăng từ 5,5% (năm 2000) lên mức 34% năm 2020 vừa qua.

Về tổng kim ngạch, trong 20 năm qua, xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng chóng mặt từ mức 1 tỷ USD lên thành 96 tỷ USD.

HSBC cho rằng, một phần lớn thành công trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam đạt được là nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mà điển hình nhất là đến từ Samsung (kể từ cuối những năm 2000), giúp biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất “toàn cầu” của tập đoàn điện tử Hàn Quốc, một trong những ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới này.

Dòng vốn mà Samsung đổ vào Việt Nam trong những năm qua khá ổn định. Mức vốn đầu tư đạt hơn 17 tỷ USD, Samsung hiện đang sở hữu 6 nhà máy tại Việt Nam.

Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2020
Việt Nam khiến Trung Quốc lo lắng vì quyết định của Apple và Samsung

Trong đó, Samsung Vina có 2 nhà máy điện thoại ở miền Bắc, sản xuất một nửa số điện thoại thông minh và máy tính bảng của hãng này.

“Trong khi Trung Quốc nắm vị trí thống trị dẫn đầu, thì Việt Nam vẫn bền bỉ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu điện thoại toàn cầu”, báo cáo nhận định.

HSBC phân tích, thành công của Việt Nam, ngoài Samsung, phải kể đến sự góp phần, góp sức của các ông lớn khác như LG, Intel, Google hay gần nhất là các đối tác của Apple như Pegatron hay Foxconn.

Năm 2006, Việt Nam nhận 1 tỷ USD vốn đầu tư từ Intel vào cơ sở lắp ráp và kiểm tra chip thiết bị tại Việt Nam. Vừa qua, gã khổng Intel Corp. lại tiếp tục rót vào Việt Nam thêm 475 triệu USD hồi nửa cuối 2019 nhằm sản xuất bộ vi xử lý và các sản phẩm công nghệ 5G.

Báo cáo của HSBC cũng chỉ rõ, việc xung đột thương mại Mỹ - Trung cũng mang đến những lợi ích nhất định cho Việt Nam, cả về sự bùng nổ hoạt động thương mại lẫn chuyển dịch hướng đầu tư FDI, dây chuyền sản xuất.

Báo cáo điểm lại sự kiện việc hai đối tác của Apple là Pegatron và Foxconn ấn định kế hoạch đầu tư khổng lồ để tăng cường năng lực sản xuất tại Việt Nam. Cùng với đó, hai công ty lắp ráp sản phẩm cho Apple hàng đầu tại Trung Quốc Đại Lục là Luxshare và Goertek cũng tăng cường tuyển dụng và hiện bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất ở Việt Nam.

© AFP 2023 / StringerNhà máy Foxconn
“Ngôi sao đang lên”: Việt Nam thành cứ điểm sản xuất công nghệ thế giới? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Nhà máy Foxconn
“Việc chuyển hướng chuỗi cung ứng đã làm gia tăng mối quan tâm của các đại gia công nghệ tại Việt Nam, một xu hướng có thể đang bị dịch Covid-19 làm chững lại nhưng sẽ không dừng lại”, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường Đông Nam Á tại HSBC khẳng định.

HSBC: Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP 7,6% năm 2021

Báo cáo được Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu của HSBC công bố mới đây cũng nhận định, với việc thành công trong công tác ngăn chặn đại dịch Covid-19 hiệu quả, Việt Nam đang là một trong những nước ghi nhận tăng trưởng GDP cao nhất thế giới trong năm 2020.

Giao thông trên đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2021
Khi giới tài chính Mỹ dự đoán tăng trưởng 9% cho GDP Việt Nam

Báo cáo cho thấy, trong năm qua, dù gặp phải vô vàn khó khăn thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ. Với tỷ lệ tăng trưởng 2,9%, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020.

Điều này có được là nhờ vào một loạt các yếu tố tích cực đến từ việc ngăn chặn sớm và hiệu quả đại dịch Covid-19, nhanh chóng đưa hoạt động thương mại – dịch vụ quay lại hoạt động bình thường cũng như sự bùng nổ trong việc xuất khẩu các mặt hàng điện tử.

Việt Nam cũng đã thành công trong việc chống lại sự gián đoạn chuỗi cung ứng và đang trên đà phục hồi ổn định. Ngoài ra, nhu cầu trong nước cũng được duy trì rất tốt, khi mà tiêu dùng tư nhân đang hồi phục một cách tương đối nhờ vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Sau những thành công năm 2020, Việt Nam bước vào năm 2021 với một sự kiện chính trị quan trọng, đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đại hội đã đưa ra những ưu tiên kinh tế mới trong giai đoạn 5 đến 10 năm tới.

Điều được nhiều người dân và các nhà đầu tư chú ý là làm sao Việt Nam thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế với những đối tác thương mại lớn cũng như đẩy mạnh quá trình cải cách đang diễn ra.

Theo đánh giá của HSBC, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng tốc quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước có thể là hai trong số các vấn đề được quan tâm.

Dù vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong thời gian tới, HSBC vẫn lạc quan về triển vọng phát triển của Việt Nam, tin rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giữ ổn định và công nghệ sẽ dẫn đầu quá trình phục hồi.

Nền kinh tế được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với mức tăng trưởng GDP đạt 7,6%. Trong khi đó, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục ở mức vừa phải, dự báo lạm phát toàn phần ở mức trung bình khoảng 3,3% vào năm 2021, thấp hơn mức trần lạm phát 4% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Việt Nam cần làm gì để đón thêm nhiều “đại bàng”?

HSBC đánh giá, cơ chế thu hút FDI cạnh tranh và nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng, điều này rất quan trọng trong việc giúp Việt Nam đi lên trong chuỗi giá trị.

“Tham vọng công nghệ của Việt Nam không chỉ là một cứ điểm sản xuất cấp thấp, do đó, HSBC khuyến nghị Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để nắm bắt các cơ hội sắp tới”, ngân hàng nhận định.

Chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường Đông Nam Á tại HSBC, bà Yun Liu nhận định, nhiệm vụ đầu tiên cần tập trung là nâng cao năng suất lao động thông qua giáo dục, đào tạo tay nghề có chất lượng tốt hơn và được thiết kế phù hợp hơn.

Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2021
'Make in Vietnam' sẽ đưa ngành ICT tăng trưởng gấp 2-4 lần GDP

Việc sẵn có lao động để chuyển sang lĩnh vực sản xuất năng suất cao hơn là một cơ hội, bởi có đến hơn 1/3 lực lượng lao động của Việt Nam là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thiếu năng suất là một thách thức.

Theo bà Liu, xét cho cùng, một tỷ lệ lớn (33%) lực lượng lao động vẫn ở nhóm nghề không có tay nghề do vẫn còn thiếu lao động có trình độ để thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

“Do đó, các biện pháp như cải thiện giáo dục đại học và phát triển các chương trình đào tạo theo ngành cụ thể cho công nhân kỹ thuật chỉ là một số ví dụ cần thiết để trang bị tốt hơn cho nguồn nhân lực của mình”, bà Yun Liu phân tích.

Cũng theo bà Yun Liu, mặc dù chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam luôn ở mức cao nhưng chất lượng của nó vẫn thua các nền kinh tế ASEAN khác. Chính điều này đang làm cản trở tiềm năng sản xuất của Việt Nam.

“Chúng tôi đã nhấn mạnh trong các ghi chú trước đây rằng hợp tác công - tư (PPP) là một giải pháp lý tưởng để cân bằng giữa nhu cầu cơ sở hạ tầng ngày càng tăng của Việt Nam và gánh nặng nợ công đang gia tăng. Thực sự đáng khích lệ khi thấy các cơ quan chức năng đang tiến hành cải cách cơ cấu theo hướng này và việc thực hiện hiệu quả Luật PPP sửa đổi sẽ là chìa khóa để thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án lớn này”, bà Yun Liu khuyến nghị.

Cùng với đó, việc đại dịch Covid-19 tái bùng phát trong nước cũng được xem xét là rủi ro đối với quá trình phục hồi kinh tế nhất là đối với ngành bán lẻ, dịch vụ và du lịch.

Do vậy, các chuyên gia của HSBC đề nghị Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cần có chính sách tài khóa có mục tiêu cao hơn cho các lĩnh vực dễ bị tổn thương của nền kinh tế cũng như bộ phận người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2020
Ngân hàng Phát triển Châu Á cải thiện dự báo tăng trưởng GDP, Việt Nam thêm bao nhiêu?

Trong cuộc họp Chính phủ gần đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, mặc dù, nền kinh tế đầu năm nay có nhiều điểm sáng, nhưng cuối tháng 1, dịch bệnh lại xuất hiện trở lại trong cộng đồng với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh.

Ngoài ra, tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế vẫn còn dai dẳng, phản ánh qua việc số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao, thu hút nguồn vốn FDI suy giảm và khu vực dịch vụ, du lịch phục hồi chậm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế trong cả ngắn và dài hạn.

“Do vậy, Việt Nam cần chủ động có những giải pháp quyết liệt để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала