Chuyên gia gợi ý cách cúng tất niên Tết Tân Sửu 2021 để rước tài lộc

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNNgười dân đi chợ hoa Tết truyền thống trong ngày 29 Tết đều thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch.
Người dân đi chợ hoa Tết truyền thống trong ngày 29 Tết đều thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Đăng ký
Tất niên, cúng tất niên là nét văn hóa, nghi thức quan trọng đánh dấu thời điểm chuẩn bị tiễn một năm cũ, đón một năm mới trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.

Thông thường, tại Việt Nam, ngày cúng tất niên có thể là chiều 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu).

Vì sao phải cúng tất niên? Cúng tất niên ngày nào tốt nhất? Nên cúng trong nhà hay ngoài trời? Mâm cỗ cúng tất niên cần những gì? Văn khấn cúng tất niên như thế nào? Đâu là những điều kiêng kỵ khi cúng tất niên để rước tài lộc, an khang, thịnh vượng?

Vì sao phải cúng tất niên?

Tất niên là thời điểm mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau và bên những mâm cỗ cúng tất niên với nhiều món thức ăn đặc sắc, chuẩn bị công phu cùng chào đón năm mới, giao thừa.

Đầu tiên, mâm cỗ cúng tất niên được dâng lên Thần Phật, gia tiên, tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên đã phù hộ gia đình suốt cả năm qua. Tiếp theo, cúng tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng trong đời sống gia đình Việt Nam, dù đi đâu, làm gì, mỗi người đều cố gắng sắp xếp công việc để trở về bên gia đình trong ngày cuối năm, cùng tiễn năm cũ, đón Năm mới với nhiều hy vọng mới.

Do đó, cúng tất niên từ xưa đến nay vẫn là một phong tục tập quán lâu đời quan trọng của người Việt Nam và mang nét đẹp văn hóa dân tộc, lối sinh hoạt tập thể của người Việt.

Mâm cỗ cúng tất niên cần những gì?

Tùy vào đặc trưng từng vùng miền, mâm cỗ cúng tất niên ở Việt Nam mỗi nơi một khác.

Thông thường, mâm cỗ cúng tất niên ở miền Bắc gồm có 4 bát, 4 đĩa. Chuyên gia Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch Kiến trúc Đô thị cho biết, đối với cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa, thậm chí có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến hai, ba tầng.

Bốn bát, bốn đĩa ở đây gồm bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Ngoài ra, mâm cúng tất niên của người miền Bắc còn có bánh chưng, gà luộc, dưa hành (hay dưa kiệu), giò nạc, giò thủ, nem, rau nộm, canh măng khô hay canh thịt nấu đông, cơm, canh mọc.

© Ảnh : Văn Dũng - TTXVNBánh chưng được gói vuông vắn, cẩn thận.
Chuyên gia gợi ý cách cúng tất niên Tết Tân Sửu 2021 để rước tài lộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Bánh chưng được gói vuông vắn, cẩn thận.

Trong khi đó ở miền Trung, người dân thường chuẩn bị bánh chưng (bánh tét), dưa món (hay dưa kiệu), chả lụa, thịt đông, gỏi gà rau răm, nem, canh măng khô, canh miến, cá chiên, cơm…

Ngoài ra, ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

Giao thông ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Một năm Covid buồn, thưởng Tết ở Việt Nam bị đảo lộn
Còn tại miền Nam, người dân cũng chuẩn bị đầy đủ, tươm tất gồm bánh chưng (bánh tét), dưa hành (dưa kiệu), thịt kho tàu, gỏi cuốn, thịt luộc, nem, gỏi tôm thịt, măng tươi ninh, canh khổ qua nhồi thịt, cơm…

Bên cạnh đó, gia chủ đôi khi cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như: đĩa trầu cau, đĩa trái cây gồm 5 loại quả, đèn dầu, đĩa muối, đĩa gạo, hoặc 5 ly trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, một bình hoa tươi, vàng mã…

Về mâm ngũ quả trên bàn thơ, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ở ba miền cũng có sự khác biệt rõ rệt do quan điểm và niềm tin khác nhau. Theo đó, quan niệm của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung, mâm ngũ quả cần có đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành như Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ.

Và ngũ hành tương ứng với các màu sắc cụ thể như Kim – màu trắng, Mộc – màu xanh lá, Thủy – màu đen, Hỏa – màu đỏ, Thổ – màu vàng.

Một góc Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2021 đoạn cuối giáp bến Bạch Đằng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Dự báo thời tiết đêm giao thừa và 3 ngày Tết Tân Sửu 2021

Nếu chuối xanh, ở miền Bắc thường được đặt dưới cùng tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, bao bọc và che chở lẫn nhau, thì theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Hải Phong, miền Nam lại tuyệt đối không dùng loại quả này trên bàn thờ Tết. Họ cho rằng “chuối” – “chúi” dễ chỉ việc thất bát, lụi bại khi làm ăn.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với quan niệm “cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, có thể thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Riêng người miền Trung hầu như không kiêng kỵ bất kỳ loại quả nào, kể cả về hương vị, màu sắc lẫn tên gọi trong mâm quả. Do đó, mâm quả của người miền Trung thường có các loại trái cây như thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, dứa, táo, cam, lê, mãng cầu...

Về cách bày mâm cúng, các chuyên gia cho rằng, mâm cúng mặn thường được đặt trên một chiếc bàn con, bên dưới bàn thờ chính. Ở miền Bắc thường sẽ có tấm phản để đặt mâm cúng. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã cúng, hương đèn sẽ đặt trên bàn thờ, bánh chưng có thể được đặt hai bên bàn thờ.

Sau khi sửa soạn xong mâm cỗ cúng tất niên, người lớn tuổi, trụ cột gia đình (thường là đàn ông) trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính bài văn khắn chiều 30 là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình trong những ngày này.

Có một số ý kiến cho rằng, mâm cỗ cũng bao gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền. Năm Tân Sửu 2021 thuộc hành Thổ nên có thể chuẩn bị quần áo, mũ, ủng màu nâu, vàng, cam.

Đặc biệt, hiện nay, có một số người quan niệm năm con gì thì cúng con đấy, như năm Dậu cúng gà, năm Sửu cúng trâu, năm Tuất cúng chó, năm Hợi cúng heo…hoặc lại có quan niệm năm con gì thì kiêng cúng con đấy.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia văn hóa thì quan niệm này không đúng, bởi theo tục lệ chỉ cần có gà, heo hay cá như ở miền Trung trong mâm cỗ, tùy quan niệm từng vùng miền là được.

Cũng có gia đình làm cỗ ngọt và chay hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác như rượu, trà, nước suối…

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNĐóng gói sản phẩm Mứt Tết tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bánh Mứt kẹo Hà Nội.
Chuyên gia gợi ý cách cúng tất niên Tết Tân Sửu 2021 để rước tài lộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Đóng gói sản phẩm Mứt Tết tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bánh Mứt kẹo Hà Nội.

Cúng Tất niên 2021 ngày nào tốt nhất?

Như đã sơ lược ở trên, tại Việt Nam, thông thường, lễ cúng Tất niên sẽ được tiến hành vào chiều hoặc tối 30 Tết (với tháng đủ, hoặc 29 Tết với tháng thiếu), trước lễ cúng giao thừa. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại ngày nay cũng có gia đình làm sớm hơn để phù hợp với điều kiện riêng của mỗi người.

Đại hội XIII của Đảng: Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Lịch làm việc Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

Tùy vào mỗi gia đình, hoàn cảnh, địa phương sinh sống mà khung giờ cúng cũng linh hoạt.

Theo nhiều chuyên gia văn hóa và phong thủy, nếu có làm lễ cúng cho các vị thần linh, thì nên cúng ngoài trời trước, ông bà tổ tiên cúng sau.

Đồng thời, các chuyên gia lưu ý, việc này không phạm quy tắc, miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ lên ông bà tổ tiên và các vị thần linh.

Theo nhiều chuyên gia phong thủy, tháng Chạp năm Canh Tý, có một số ngày tốt có để làm lễ cúng lễ Tất niên gồm ngày 28 tháng Chạp (tức 9/2/2021 dương lịch) - ngày Mậu Tý, Lục nhâm Tốc hỷ.

Tiếp đến là ngày 29 tháng Chạp (tức 10/2/2021 dương lịch) - Ngày Kỷ Sửu, Lục nhâm Xích khẩu. Sau đó là ngày 30 tháng Chạp (tức 11/2/2021 dương lịch) - ngày Canh Dần, Lục nhâm Tiểu cát.

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNNgười dân chọn mua cành đào về chơi Tết.
Chuyên gia gợi ý cách cúng tất niên Tết Tân Sửu 2021 để rước tài lộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Người dân chọn mua cành đào về chơi Tết.

Nên cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?

Theo các chuyên gia phong thủy, trước khi cúng tất niên, điều đặc biệt quan trọng là phải dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, bàn thờ gia tiên.

Nếu có điều kiện dư giả về tài chính, gia chủ có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng ngoài trời. Nếu không, gia đình chỉ cần một mâm trong nhà, trên bàn thờ gia tiên là được.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, không cần bày vẽ, cần đảm bảo sự trang nghiêm, tấm lòng thành kính và trân trọng truyền thống gia đình, những điều tốt đẹp.

Những kiêng kỵ khi cúng tất niên để rước tài lộc

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng tất niên mang nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa thiêng liêng nên bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tươm tất, cũng cần lưu ý một số kiêng kỵ để không gặp phải sai lầm, tránh phạm điều xấu, mang đến điều không may mắn cho gia chủ.

Nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam có chung quan điểm rằng, thời điểm thích hợp nhất để cúng tất niên là chiều hoặc tối ngày 30 Tết.

Tết 2021  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc: Nước nào bắt chước nước nào?

Vì sao thời điểm này lại “đẹp nhất”? Vì khi đó, hầu như mọi công việc trong năm cũ đều đã qua đi, kết thúc, nhà cửa đã được trang hoàng sạch sẽ và mọi thành viên trong gia đình đều đã tề tự, sum vầy.

Thời điểm này tốt nhất để làm cỗ cúng thần linh, thưa với tổ tiên, mời các vị về ăn Tết với gia đình. Trong bữa cơm tất niên, người lớn, người nhỏ trong gia đình, cùng trò chuyện, nhìn lại những gì đã xảy ra trong năm qua và lên kế hoạch cho một năm mới.

Lưu ý tiếp theo là mâm cúng tất niên phải đảm bảo tươm tất, không nên xuề xòa cơm mắm muối như ngày thường. Tất nhiên, tùy vào gia đình, hoàn cảnh sống, mức độ chuẩn bị sẽ khác nhau. Không cần phải sang trọng, xa hoa, nhưng cần tươm tất và thể hiện được tấm lòng.

Khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình nên trang nghiêm, không nên cười đùa hay cãi vã. Đặc biệt, cần cúng trước khi ăn tất niên.

Việc duy trì không khí ấm cúng hòa thuận, vui vẻ trong bữa ăn là đặc biệt quan trọng. Cãi vã, xô xát, to tiếng, mắng chửi, văng tục trong thời điểm này là điều rất kiêng kỵ.

Các chuyên gia lưu ý, gia chủ nên nói những chuyện vui, những điều tốt lành và câu chuyện chỉ nên xung quanh các thành viên trong gia đình, không nên nói tới người khác theo hướng tiêu cực, sẽ “thu hút” điều không lành.

Trong khi cúng tất niên và bữa cơm tất niên nên tránh đổ vỡ. Theo quan niệm dân gian,  những gì đổ vỡ thường đem lại vận xui xẻo.

Thậm chí, có người còn quan niệm, nếu rượu hoặc dầu đèn bị đổ ra nền nhà có thể thu hút ma quỷ kéo đến nhiều hơn, gây phiền nhiễu nên gia chủ cần hết sức tránh và cẩn trọng.

Bài cúng Tất niên chiều 30 Tết theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin có giới thiệu bài Văn khấn Tất niên chiều 30.

Theo đó, đầu tiên, gia chủ cần lễ Phật. Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

“Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần. Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần. Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ”.

Tiếp đến sẽ là phần lễ. Gia chủ sẽ giới thiệu: Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm... Tín chủ (chúng) con là: ...

Ngụ tại...

Hành khách sát khuẩn tay trước khi vào bến xe Giáp Bát. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Bộ Y tế đưa ra các biện pháp chống dịch Covid-19 mới nhất để đón Tết an toàn
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Chuyên gia nhấn mạnh, tùy vào điều kiện riêng của mỗi nhà mà có thể lựa chọn ngày cúng Tất niên sao cho phù hợp. Quan trọng nhất là lễ vật cúng phải tươm tất, gia chủ nhất tâm thành kính, gia đình hòa thuận, đồng tâm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала