«Mỗi nước trong khu vực đều có đối thủ riêng». Châu Á-Thái Bình Dương chọn phát triển hàng không quân sự

© AP Photo / Aijaz RahiСhiến đấu cơ SU-30MKI của Không quân Ấn Độ
Сhiến đấu cơ SU-30MKI của Không quân Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Đăng ký
Trong thập kỷ tới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành thị trường năng động nhất về mua sắm các trang bị kỹ thuật hàng không quân sự.

Dự báo như vậy công bố trên một trong những tạp chí uy tín nhất trong lĩnh vực này là «Aviation Week & Space Technology», dựa theo kết quả của Triển lãm hàng không-vũ trụ Aero India. Triển lãm năm nay diễn ra tại Trung tâm khoa học và công nghiệp lớn nhất của Ấn Độ - Bangalore từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Hai.

Các sĩ quan Mỹ trên tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2020
Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương

Khi gia tăng kích thước chi tiêu quốc phòng do tác động bất ổn chính trị trong khu vực, các nước đang nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình mà cụ thể là lực lượng không quân. Các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ mua khoảng 1.500 máy bay quân sự sản xuất trong giai đoạn 2021-2030. Ngoại trừ Trung Quốc, - tờ báo nhấn mạnh. Hơn thế nữa, khoảng ¼ số phi cơ mới sắm sẽ là máy bay chiến đấu. Có giả thiết Ấn Độ ​​sẽ là nhà nhập khẩu lớn nhất, dự kiến mua khoảng 640 máy bay. Tiếp theo là Hàn Quốc (mua khoảng 120 chiếc), rồi Nhật Bản và Việt Nam (mỗi nước mua khoảng 100 chiếc). Xếp sau họ theo thứ tự giảm dần là Malaysia, Indonesia và Bangladesh.

«Thời điểm hiện tại, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra quá trình tích cực tích lũy vũ khí. Và chính khu vực này là thị trường phát triển năng động nhất với hướng chú trọng công nghệ cao. Trong tương quan đó, ngân sách của một số nước đang tăng lên, đồng thời chi tiêu quốc phòng cũng lớn thêm», - ông Vadim Lukashevich, cựu thiết kế gia của tập đoàn «Sukhoi» và hiện là chuyên gia hàng không độc lập nói với Sputnik.

Theo quan điểm của chuyên gia này, nguồn gốc của những lo ngại và là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng chi phí quân sự này là Trung Quốc, nơi mà hoạt tính kinh tế song hành với nâng cao sức mạnh quân sự:

Máy bay F-15EX - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2020
"Chúng ta đang đánh mất dần máy bay!" Điều gì đã xảy ra với hàng không quân sự Mỹ
«Trung Quốc thực tế đang tự lo cung cấp thiết bị quân sự cho mình. Điều đó khiến các nước khác trong khu vực lo ngại. Ngoài ra, giữa các quốc gia khác nhau trong khu vực lại có không ít yêu sách lẫn nhau và nhiều tình huống xung đột: giữa Ấn Độ và Trung Quốc, giữa Pakistan và Ấn Độ. Có xung đột đóng băng giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, vốn đã chọn phương thức tồn tại của mình trong điều kiện bị trừng phạt toàn diện bằng cách kích động cơn cuồng loạn quân sự. Nhật Bản cũng không thể im lìm bất động khi Bắc Triều Tiên tiến hành những cuộc thử nghiệm mà tên lửa của Bình Nhưỡng hoặc là không bay nổi đến đích hoặc là phóng qua lãnh thổ Nhật Bản. Những bất hoà về quyền sở hữu các hòn đảo giữa một mặt là Nhật Bản và Trung Quốc, mặt khác là Nhật Bản và Hàn Quốc, vẫn chưa hề lắng xuống hay dịu đi. Nói tóm lại, mỗi quốc gia trong khu vực đều có đối thủ riêng, đồng thời họ cùng nhau ngấm ngầm coi Trung Quốc là đối thủ chung, mặc dù vẫn tích cực giao thương và hợp tác với Bắc Kinh. Trung Quốc chiếm ưu thế trong hầu hết các lĩnh vực, và để vững tin về an ninh của mình, các nước khác cũng ra sức tự trang bị tương ứng với khả năng của mỗi quốc gia».  

Tại sao lại chính là hàng không quân sự?

Chuyên gia nhận thấy lý do khiến hàng không quân sự được chú trọng là bởi việc chế tạo tàu chiến với nhiều mẫu sửa đổi khác nhau là quá trình lâu dài và đắt giá hơn nhiều.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS của Arleigh Burke, Michael Murphy (DDG 112) đi qua Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2020
Ý kiến chuyên gia: Cuộc đối đầu Trung-Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ còn tăng nhiệt

Về lựa chon ưu tiên của các nước nhập khẩu, theo ý kiến của ông Lukashevich, khi các nước chú trọng mua máy bay và các loại kỹ thuật hàng không khác của nước ngoài cũng như bất kỳ thứ vũ khí nào khác, đều trước hết theo sự chỉ đạo của tiêu chí: giá cả-chất lượng, cũng như phải tính đến những điều kiện cung cấp và thanh toán. Tuy nhiên, những nước có quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ thì theo truyền thống sẽ tập trung vào các sản phẩm của Mỹ.

LB Nga là nhà cung cấp máy bay tích cực cho các nước của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những đối tác cơ bản của Nga là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Các thị trường vũ khí triển vọng là Indonesia, Malaysia, Bangladesh và những nước khác. Chiếm vị trí thủ lĩnh không thể tranh cãi trong đội ngũ những chiến đấu cơ của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiển nhiên là các máy bay mác «Sukhoi» lừng danh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала