Kim Jong-un cáo buộc chính phủ có lỗi trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở CHDCND Triều Tiên

© REUTERS / KCNALãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Công nhân Hàn Quốc
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Công nhân Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2021
Đăng ký
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ trích hoạt động của chính phủ và sa thải nhà kinh tế trưởng của đất nước, người mới được bổ nhiệm một tháng trước, do không tìm ra ý tưởng để cứu vãn nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, như tin đưa của Associated Press, dẫn nguồn là phóng sự của đài truyền hình Bắc Triều Tiên.

Thất bại của kế hoạch giải cứu nền kinh tế CHDCND Triều Tiên

Đồng thời, người đứng đầu nhà nước thừa nhận rằng các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia được thông qua trước đó đã không mang lại hiệu quả. Một dự án khác đã được công bố hồi tháng Giêng, nhưng hôm thứ Năm, ngày 11 tháng Hai, Kim Jong-un đã cáo buộc các bộ trưởng đặt mục tiêu quá cao, không phù hợp với thực tế đối với sản xuất nông nghiệp và ngược lại, đưa ra mục tiêu quá thấp về sản xuất điện.

Ông chỉ ra rằng chính phủ đã thất bại trong việc xây dựng kế hoạch cho các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, họ chỉ làm công việc là ghép các con số khác nhau lại với nhau một cách ngẫu nhiên. Theo nhà lãnh đạo đất nước, các bộ trưởng không có khả năng phát triển quan điểm mang tính đổi mới.

Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2019
Kim Jong-un đe dọa sẽ tấn công những quốc gia định bắt Bắc Triều Tiên phải quỳ gối

Trước đó, tại đại hội đảng hồi tháng 1, Kim Jong-un đã kêu gọi tăng cường kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế, ưu tiên phát triển công nghiệp và củng cố lực lượng phòng thủ của đất nước bằng mọi cách, bao gồm phát triển vũ khí hạt nhân.

Khủng hoảng kinh tế ở CHDCND Triều Tiên

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, CHDCND Triều Tiên đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi ông Kim Jong-un lên cầm quyền. Những nỗ lực hàn gắn quan hệ với Mỹ và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt không đem lại kết quả, trong khi thiên tai phá hủy một phần đáng kể vụ mùa, việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc do đại dịch virus corona dẫn tới hậu quả là khối lượng giao dịch trong 10 tháng giảm 75%. Giá thực phẩm nhập khẩu, bao gồm đường, tăng gấp bốn lần, sản lượng tại các nhà máy giảm xuống tới mức tối thiểu. Theo đánh giá của LHQ, do nạn đói sắp xảy ra nên một nửa dân số của đất nước đang thiếu ăn, nguy cơ của một cuộc nổi dậy tự phát đang dần tăng.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала