Hai món «quà mừng Xuân» từ Bắc Kinh trước thềm Tết Nguyên đán

© AP Photo / Renato EtacTàu của hải cảnh Trung Quốc
Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Đăng ký
Có thông lệ tặng quà biếu nhân dịp Năm mới. Vào dịp lễ hội Xuân mới phương Đông – Tết Nguyên đán - cũng không ngoại lệ. Các chính trị gia Trung Quốc quyết định tặng quà Tết cho các láng giềng, - chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik thông báo trong bài viết.

Phải chăng là chiến tranh trong hộp quà Tết?

Ngày 1 tháng 2, ở Trung Quốc có một đạo luật bắt đầu hiệu lực, cho phép lực lượng hải cảnh bảo vệ bờ biển CHND Trung Hoa sử dụng vũ khí nếu thấy tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà Bắc Kinh công bố là của mình. Giả sử thừa nhận tính hợp pháp của «đường chín đoạn» thì hóa ra vùng biển của CHND Trung Hoa chiếm tới 80% diện tích nước Biển Đông.

Tàu  Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Chủ quyền nào của Trung Quốc trên Biển Đông?

Và điều đó có nghĩa là yêu sách tham vọng của Bắc Kinh bao trùm cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác như Việt Nam, Brunei, Indonesia và Philippines. Khu vực ven biển này của các quốc gia Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, còn «đường chín đoạn» của Bắc Kinh không hề tương ứng với văn kiện quốc tế. Nhưng binh sĩ của lực lượng cảnh sát biển Trung Hoa có thể không biết đến điều này và theo mệnh lệnh sẽ bắt đầu nã đạn từ tất cả các khẩu pháo. Rốt cuộc ắt sẽ dẫn đến đụng độ quân sự.

«Món quà mừng Xuân» như vậy của Bắc Kinh đã gây lo ngại cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Đặc biệt kích động là Philippines. Quan sát viên Antonio T. Carpio phụ trách chuyên mục của tờ báo địa phương đánh giá vụ việc như sau: «Có nguy cơ thực sự rõ ràng là lực lượng hải cảnh Trung Quốc hành động trong khuôn khổ đạo luật mới và mệnh lệnh của cấp trên sẽ có thể nổ súng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia khi đang đánh bắt cá tôm trong các vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước nhưng lại nằm trong «đường chín đoạn» mà Trung Quốc vạch ra».

Ông Fernando Hicap, Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức đánh cá nhỏ của Philippines thì cho rằng đạo luật mới của Trung Quốc «mâu thuẫn với nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải được luật hàng hải quốc tế công nhận» và «trên thực tế, là lời tuyên chiến ném ra trước các nước đang là bên có chủ quyền hợp pháp với lãnh thổ biển đảo mà Trung Quốc tự nhận là của mình».

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Việt Nam lên tiếng về căn cứ tên lửa Trung Quốc, Biển Đông, quan hệ với Bắc Kinh sau Đại hội XIII

Còn tại Nhật Bản đã chuẩn bị thực hiện biện pháp trả đũa trong trường hợp xảy ra va chạm quân sự với tàu tuần duyên của CHND Trung Hoa. Các nhà báo địa phương đã nghiên cứu tình hình và đi đến kết luận rằng ở đất nước «Mặt trời mọc» này, bất kể hiện hữu bản Hiến pháp hòa bình, vẫn có điểm gì đó giống với Thủy quân lục chiến Mỹ. Đó là Lữ đoàn Dù Triển khai Nhanh, cơ số 2.100 người. Lữ đoàn được thành lập tháng 3 năm 2018 trong thành phần Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, để ứng phó với các tình huống trong lĩnh vực an ninh, đòi hỏi điều động mau lẹ với lực lượng vũ trang ở tầm quốc gia. Lữ đoàn này đảm trách bảo vệ 6.990 hòn đảo. Ban chỉ huyđơn vị đã trình bày ngắn gọn mục tiêu của chiến sĩ thuộc Lữ đoàn: «Đổ bộ, giành lại và bảo vệ lập tức bất kỳ hòn đảo xa xôi nào có thể bị đánh chiếm» (ví dụ như đảo Senkaku, mà Bắc Kinh tuyên bố sở hữu). Lữ đoàn Nhật Bản đã ba lần tham gia  tập trận hồi năm ngoái cùng với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, trụ sở Lữ đoàn bố trí ngay cạnh căn cứ quân sự Mỹ gần thành phố Sasebo. Như vậy, ở Nhật Bản đã sẵn đội ngũ có thể giao tranh bằng vũ lực với lực lượng biên phòng của Trung Quốc.

Như món quà hữu nghị và hợp tác

Đồng thời có cuộc điện đàm quốc tế rất đáng chú ý đã diễn ra ngay trước thềm Năm mới, đó là cuộc nói chuyện điện thoại giữa Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình và Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2021
Ông Tập Cận Bình chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử làm Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhà lãnh đạo CHND Trung Hoa chúc mừng người đồng cấp Việt Nam không chỉ nhân lễ hội đón Xuân, mà còn chúc mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII bầu ra ban lãnh đạo mới và ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử giữ chức Tổng Bí thư Đảng. Như Tân Hoa xã đưa tin, ông Tập Cận Bình bày tỏ sự sẵn sàng của phía Trung Quốc trong việc đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Sáng kiến ​​«Vành đai và Con đường» (Nhất đới, nhất lộ), hiệp lực hợp tác xuyên biên giới theo dự án «Hai Hành lang và Một Vành đai», tương tác trong các lĩnh vực quan trọng đối với Việt Nam hôm nay như chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển nền kinh tế kỹ thuật số. Trong những điều mà Chủ tịch CHND Trung Hoa phát biểu có điểm đặc biệt đáng chú ý là: «Các bên cần tăng cường phối hợp và cộng tác trong các công việc quốc tế và khu vực, kiên quyết bảo vệ hệ thống quốc tế mà hạt nhân là Liên Hợp Quốc... giải quyết đúng đắn những khác biệt trong các vấn đề trên biển và chống lại hành động khiêu khích của các thế lực bên ngoài nhằm thúc đẩy phát triển hòa bình và bền vững của khu vực». Phải chăng lãnh đạo CHND Trung Hoa đã thừa nhận sự tồn tại tranh chấp giữa hai nước và đề nghị giải quyết?

Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nêu nhận xét: Những muốn biết phía Trung Quốc sửa soạn thực hiện việc này như thế nào? Liệu có nên mong đợi những đề xuất yêu chuộng hòa bình, láng giềng hữu hảo kế tiếp từ Bắc Kinh? Liệu Trung Quốc có từ bỏ «đường chín đoạn» gây bức xúc? Liệu phán quyết của Toà án Trọng tài La Hay năm 2016 có được công nhận? Hay là hành động của lực lượng Hải cảnh CHND Trung Hoa sẽ làm hỏng mọi chuyện?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала