Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về ưu tiên nhập khẩu vaccine Covid-19

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Đăng ký
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong tháng 2/2021 phải có vaccine Covid-19 để tiêm cho dân, cùng với việc phát triển vaccine Covid-19 “Made in Vietnam”, ông yêu cầu, nhập khẩu vaccine phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ.

Dự kiến, sắp tới Việt Nam sẽ nhận khoảng khoảng 5 triệu liều vaccine chống coronavirus.

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam cho biết, chiều 15/2, cả nước có thêm 40 ca mắc coronavirus (SARS-CoV-2) lây nhiễm trong cộng đồng tại Hà Nội và Hải Dương.

Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả giải trình tự gen virus của bệnh nhân mắc Covid-19 – chuyên gia Nhật Bản đã tử vong tại khách sạn ở Hà Nội có nồng độ virus cao. Bệnh nhân 2229 có khả năng nhiễm nCoV ở Hà Nội và không phải F0.

Bộ Y tế: Hà Nội và Hải Dương có thêm 40 ca mắc Covid-19

Bản tin lúc 18h chiều ngày 15/2 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam vừa có thêm 40 ca Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong đó, Bộ Y tế cho hay, Hà Nội thêm hai ca mắc nCoV mới, trong khi đó tình hình dịch ở Hải Dương còn khá phức tạp khi có tới 38 ca dương tính với SARS-CoV-2 hôm nay.

Lực lượng chức năng tiến hành phong toả nơi ở của bệnh nhân 2234. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Hà Nội lên tiếng vụ người Nhật tử vong mắc Covid-19, Hải Dương cách ly xã hội toàn tỉnh

Thông tin cụ thể về các ca nhiễm coronavirus mới, Bộ Y tế cho hay, bệnh nhân 2234 và 2240 tại Hà Nội là F1 của bệnh nhân 2229 (chuyên gia Nhật Bản tử vong tại khách sạn Somerset Westpoint Tây Hồ) đã được Bộ xác nhận sáng 15/2.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, các ca dương tính mới tại Hà Nội đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm ngay sau khi người đàn ông Nhật Bản tử vong được xác định mắc Covid-19.

Kết quả xét nghiệm ngày 15/2 của cơ quan y tế cho thấy cả hai trường hợp F1 này đều dương tính với nCoV. Hiện tại, 2 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Hà Nội). Ca bệnh 2234 là nữ nhân viên kinh doanh tại Công ty Mitsui Việt Nam ở số nhà 14/4B phố Yên Thế, phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Trong khi đó, bệnh nhân 2240 là người đàn ông Nhật Bản, 43 tuổi, nhân viên Công ty Mitsui tại 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, trú tại P1507 khách sạn Somerset Westpoint, số 2, Quảng An, Tây Hồ.

Như vậy, Hà Nội hiện đã có hai trường hợp F1 dương tính với SARS-CoV-2 có tiếp xúc với bệnh nhân, chuyên gia Nhật Bản đã tử vong trước đó.

Tại Hải Dương, liên quan đến 38 ca dương tính mới, Bộ Y tế cho hay, các trường hợp nhiễm mới mang mã số 2230-2233, 2235-2239, 2241-2269.

“Họ đều là F1 đã được cách ly trước đó, chủ yếu liên quan ổ dịch tại huyện Chí Linh”, Bộ Y tê khẳng định.

Hiện nay, có 29 trong tổng số 38 bệnh nhân mới được công bố này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh).

© Ảnh : Mạnh Tú - TTXVNLấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Best Pacific thuộc Khu công nghiệp Lương Điền - Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về ưu tiên nhập khẩu vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Best Pacific thuộc Khu công nghiệp Lương Điền - Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng.

9/38 trường hợp còn lại được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương).

Với 40 ca nhiễm coronavirus mới trong chiều mùng 4 Tết, Việt Nam có tổng cộng 1370 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Trong đó, số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 677.

Tình hình dịch Covid-19 hiện tại ở Việt Nam còn diễn biến khá phức tạp khi Hải Dương liên tục ghi nhận số lượng lớn các ca dương tính với nCoV với 475 bệnh nhân ở 11/12 huyện, thị xã, thành phố. Các huyện, thành phố nhiều ca bệnh nhất ở Hải Dương gồm như thành phố Chí Linh (234), Cẩm Giàng (70), Kinh Môn (65), Nam Sách (28).

Ngay trong sáng nay, tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy cùng ban lãnh đạo tỉnh này đã quyết định sẽ cách ly xã hội toàn tỉnh Hải Dương trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 16/2.

Hôm nay, Việt Nam cũng có 7 trường hợp bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca bình phục lên thành 1541/2269.

Trong số các trường hợp bệnh nhân đang điều trị có 43 người đã âm tính lần 1 với coronavirus, 31 trường hợp âm tính lần hai và 20 người đã ba lần âm tính với SARS-CoV-2. Do chưa xác định được nguyên nhân chính thức gây tử vong cho chuyên gia Nhật Bản, nên số ca tử vong liên quan Covid-19 hiện tại của Việt Nam vẫn là 35.

Bộ Y tế nói gì về giải trình gen virus của chuyên gia Nhật Bản đã tử vong mắc Covid-19?

Tại cuộc họp thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 chiều 15/2, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Phương tiện chuẩn bị đưa người hoàn thành cách ly về gia đình - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2021
Người nước ngoài tử vong ở Hà Nội mắc Covid-19

Liên quan đến trường hợp bệnh nhân 2229 mắc Covid-19 đã đột tử tại khách sạn ở Tây Hồ, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, chuyên gia Nhật Bản này đã hoàn tất thời gian cách ly tại TP.HCM từ 17-31/1, đủ 14 ngày, đồng thời có hai lần xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

“Trường hợp này cách ly cùng 34 người khác và qua trích xuất camera, trong thời gian cách ly bệnh nhân thực hiện nghiêm quy định, không có tiếp xúc với bên ngoài”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói.

Người đứng đầu ngành Y tế Việt Nam cũng thông tin cho biết, kết quả của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong sáng 15/2 cho thấy, nồng độ virus của bệnh nhân này ở mức độ khá cao nên có thể tồn tại hai giả thiết.

GS.TS Nguyễn Thanh Long lý giải, giả thiết thứ nhất là mới lây nhiễm và có thể lây nhiễm ngay trong khu vực Hà Nội và không phải là F0.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNBộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về ưu tiên nhập khẩu vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Bộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.

Bên cạnh trường hợp này, Hà Nội cũng phát hiện thêm hai trường hợp nữa cùng công ty với ca người Nhật Bản cũng cho kết quả xét nghiệm có nồng độ virus cao.

“Do đó nhiều khả năng mới bị lây nhiễm từ 5-7 ngày trước đó. Bộ đang cho giải trình tự gen và sẽ cho kết quả sau 48 giờ, khi đó mới xác định được chủng virus của bệnh nhân này”, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định.

GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Bộ Y tế hiện nghiêng về giả thiết đầu tiên là bệnh nhân mới nhiễm nCoV trong thời gian gần đây ngay trong khu vực Hà Nội.

Giả thiết thứ hai là ca bệnh này lây nhiễm từ khu cách ly (khi nhập cảnh vào Việt Nam). Dù có khả năng nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, giả thiết này có mức độ xảy ra thấp, vì 34 người khác cùng đi với bệnh nhân người Nhật và cùng cách ly tại khách sạn đó đều có kết quả âm tính.

Nhân viên y tế làm thủ tục lấy mẫu xét nghiệm cho người làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 6/2. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2021
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất: Không triệu chứng, sớm âm tính

Trước tình hình liên quan ca bệnh vừa tử vong, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Thành phố Hà Nội cần coi đây là ca lây nhiễm trong cộng đồng, phải triển khai biện pháp khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy vết những điểm bệnh nhân đến và làm việc.

“Từ trường hợp này cho thấy các địa phương cần tiếp tục đề cao cảnh giác và tăng cường biện pháp phòng chống Covid-19, tiếp tục theo dõi giám sát chặt chẽ những trường hợp, nhất là người nước ngoài nhập cảnh từ 15/1 đến nay”, đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh.

Liên quan đến tình hình dịch tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, 16 ngày vừa qua, 12/13 tỉnh (trừ Hải Dương), đang có xu hướng giảm ca mắc trong ngày.

Theo đó, thời gian đầu ghi nhận trung bình 15 ca/ngày, riêng 4 ngày nghỉ Tết gần đây chỉ còn ghi nhận 1-2 ca trong ngày. Ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã được khống chế.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, trong số các tỉnh thành phố của cả nước hiện tại chỉ còn ở Hải Dương là tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp và có khả năng kéo dài với 10/12 huyện đã có người nhiễm.

Đặc biệt, tại huyện Cẩm Giàng, với các cụm khu công nghiệp số lượng công nhân lớn, trên 60.000 lao động, giao lưu đi lại thuận tiện với các địa phương và rất nhiều người đã di chuyển về các địa phương, khu vực trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Đại diện Bộ Y tế cũng cho hay, Công ty Kuroda Kagaku tại Cẩm Giàng đã có 12 ca mắc và hiện hơn 400 công nhân của công ty đã cách ly tập trung.

Trước tình hình này, Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn luôn thường trực đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM khi có nhiều trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.

Gần 5 triệu liều vaccine Covid-19 sắp về Việt Nam

Báo cáo tại cuộc họp chiều nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Việt Nam hiện đã hoàn thành xong các khâu thủ tục để nhận vaccine Covid-19 trong khuôn khổ chương trình Covax.

Người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang tại Văn Miếu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2021
Việt Nam ghi nhận thêm 49 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng
Đại diện Bộ Y tế cũng tiết lộ, từ cả nguồn nhập khẩu lẫn chương trình Covax, nếu khai thác, sắp xếp các chuyến bay tốt, kịp thời, thủ tục hoàn thiện nhanh thì đến cuối tháng 2, những lô vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ Về Việt Nam.

Dự kiến, Việt Nam sẽ nhận được khoảng 4,88 triệu liều từ nguồn Covax và nhập khẩu hơn trăm nghìn liều. Như vậy, tổng cộng có khoảng gần 5 triệu liều vaccine để cung cấp ra thị trường.

“Chúng ta sẽ tiêm mũi thứ nhất khoảng gần 5 triệu người. Sau 3 tháng chúng ta sẽ có thêm 5 triệu liều khác. Đây là một tin rất vui”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh.

Thông tin về phương án tiêm, ai sẽ được tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, các lực lượng tuyến đầu công tác chống dịch và nhiều đối tượng lực lượng khác sẽ nhanh chóng được ưu tiên tiếp cận vaccine.

Thông tin thêm về vấn đề vaccine này tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, ông hiểu người dân ai cũng muốn sớm có vaccine chống Covid-19.

Tuy nhiên, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 cũng nhấn mạnh, việc sản xuất vaccine Covid-19 “Made in Vietnam” ở trong nước cần được tiếp tục đẩy nhanh từng ngày, từng giờ.

“Đây là vấn đề chiến lược, bởi nếu ngày mai, sang năm có con mới, nếu trong nước sản xuất được vaccine này rồi thì nghiên cứu vaccine mới nhanh hơn nhiều", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Thủ tướng: Hà Nội và TP.HCM có thể giãn cách xã hội ở một số khu vực

Phát biểu trong cuộc họp chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại, lây lan nhanh trong thời gian ngắn, nhưng với tinh thần bình tĩnh, khẩn trương, Việt Nam đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng dịch hiệu quả, nhờ đó mà ở hầu hết các địa phương, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát.

Nhân viên y tế dự phòng phun khử khuẩn tại khu vực Đường Hoa xuân năm 2021, chiều 30 Tết. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Điều quan trọng để dập được dịch Covid-19 ở TP.HCM

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao các địa phương đã chủ động dừng nhiều hoạt động tập trung đông người như lễ hội, bắn pháo hoa. Cùng với đó, các cán bộ trực xuyên Tết để chỉ đạo, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống.

“Nhờ vậy, nhân dân đã được đón Tết Nguyên đán an vui và chuẩn bị quay trở lại làm việc bình thường”, Thủ tướng nói.

Lãnh đạo Chính phủ cũng đề nghị các địa phương trong cả nước tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 mạnh mẽ, cụ thể và linh hoạt hơn, trên tinh thần đẩy mạnh chiến lược phòng, chống dịch, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa nhanh, truy vết thần tốc, nhanh chóng dập được dịch bệnh tại Việt Nam.

Ông nhấn mạnh, lúc này, cần ưu tiên kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng ở một số thành phố lớn, các tỉnh tập trung nhiều công nhân, như Hà Nội và Hải Dương đang có nhiều nguy cơ.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về ưu tiên nhập khẩu vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo.

Để kiểm soát dứt điểm dịch bệnh do coronavirus gây ra, đưa cuộc sống người dân Việt Nam trở lại bình thường, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiều nhiệm vụ.

Trước hết, địa phương dừng các lễ hội, hoạt động tôn giáo tập trung đông người, hạn chế đi chúc Tết, du xuân trong tháng Giêng này.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu người dân nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K, nhất là đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người và thực hiện nghiêm các biện phòng chống dịch ở cơ quan, công sở, nhà máy…

Ông lưu ý, các nhà máy, xí nghiệp phải có phương án phòng, chống dịch trước khi bắt tay vào sản xuất.

“Cơ quan chức năng, nhất là địa phương, ngành y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu lực lượng quân đội, công an phải sẵn sàng phòng chống dịch “phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Công an huy động lực lượng rà soát đối tượng lạ mặt trong thôn xóm, khu phố.

“Chuẩn bị sẵn sàng phương án cách ly với số lượng lớn khi tình huống xấu xảy ra”, Thủ tướng lưu ts.

Sau vụ việc của chuyên gia Nhật Bản tử vong ở Hà Nội, dù không khẳng định các chuyên gia vào Việt Nam là nguồn lây nhiễm, song Thủ tướng yêu cầu việc xét nghiệm các chuyên gia thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Bên cạnh đó, quản lý chặt hơn nữa các khu vực cách ly, phong toả, không để lây nhiễm chéo.

Nhắc lại nguyên tắc chống dịch “bốn tại chỗ”, Thủ tướng cho rằng, tại Việt Nam không đặt vấn đề dừng sản xuất kinh doanh, nhưng sản xuất kinh doanh phải bảo đảm an toàn.

Khách tham quan phía trước Đường hoa Nguyễn Huệ - Tết Tân Sửu năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2021
TP.HCM phát hiện 2 ca nghi nhiễm Covid-19

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu hệ thống y tế bố trí nguồn lực cho việc xét nghiệm chủ động.

Các địa phương đang có dịch, nhất là Hà Nội, Hải Dương, TP.HCM tiếp tục thực hiện quyết liệt biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch Covid-19.

Thủ tướng cũng đồng ý việc giãn cách xã hội toàn tỉnh Hải Dương theo Chỉ thị 16, ngăn chặn ổ dịch này một cách quyết liệt, cụ thể, hiệu quả.

“TP.HCM và Hà Nội có thể giãn cách xã hội một số khu vực mà chúng ta cho rằng có khả năng lây nhiễm cao”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Qua vụ việc bệnh nhân 2229 – người đàn ông Nhật Bản mắc Covid-19 tử vong tại khách sạn, Thủ tướng yêu cầu tăng cường khai báo y tế, siết lại hoạt động phòng chống dịch tại các cơ sở lưu trú, đồng thời cần có quy định chuẩn xử lý những ca nghi ngờ nhiễm Covid-19.

Nhập khẩu vaccine là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu ngành y tế xem xét khả năng thực hiện dịch vụ xét nghiệm theo nhu cầu và đồng chi trả để Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp.

“Ngành y tế và ngành công thương đảm bảo sinh phẩm xét nghiệm, vật tư, trang thiết bị y tế  được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho công tác phòng, chống dịch”, Thủ tướng giao nhiệm vụ.

Đối với vấn đề vaccine Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tiếp tục khẩn trương chỉ đạo thực hiện nhập khẩu vaccine để sớm đưa vaccine về Việt Nam phục vụ người dân.

Người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang tại Văn Miếu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2021
Hơn 16.500 trường hợp liên quan các ca mắc Covid-19 tại Hà Nội có kết quả âm tính

Đáng chú ý, bên cạnh việc thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu sử dụng các vaccine sản xuất trong nước, cần nhanh chóng nhập khẩu vaccine về.

“Trong lúc này, nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ”, Thủ tướng nêu rõ.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam yêu cầu ngay trong tháng 2 phải có được vaccine từ nguồn viện trợ theo chương trình Covax và nguồn nhập khẩu, đồng thời với đó là đẩy mạnh sản xuất trong nước.

Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định cụ thể việc lựa chọn phương án, đối tác, loại vaccine, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất nguồn tài chính, xác định đối tượng cần ưu tiên, những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giải quyết, làm sao nhanh nhất.

“Nhân dịp này, tôi cũng xin nói nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương sẵn sàng đóng góp kinh phí để mua vaccine”, Thủ tướng thông tin.

Đối với vấn đề cho học sinh nghỉ học và dạy từ xa, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo địa phương căn cứ tình hình dịch, có hướng dẫn việc học sinh học trực tuyến hoặc một bộ phận nghỉ học để phòng, chống dịch, do Bộ và tỉnh, thành phố quyết định như TP. Hà Nội và một số địa phương khác đã làm.

Đối với cuộc sống của nhân dân, Thủ tướng yêu cầu các ccơ quan liên quan bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân.

“Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các địa phương đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm của nông dân, không để ứ đọng, rớt giá”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Bộ Quốc phòng, các địa phương tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát chặt đường biên giới trên bộ, đường thủy, quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh, không để xảy ra tình trạng vượt biên trái phép, gây nguy hại, lây lan dịch bệnh ra cộng đồng từ nhập cảnh trái phép.

“Việc tiếp nhận công dân về nước phải tính toán chặt chẽ. Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao nghiên cứu, sớm trình phương án”, lãnh đạo Chính phủ lưu ý.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay có 29 triệu lượt tải phần mềm Bluezone. Trong đợt dịch vừa qua, Bộ đã hỗ trợ truy vết 735 trường hợp, phát hiện 4.625 trường hợp tiếp xúc gần, tập trung ở Hải Dương.

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết UBND thành phố đã quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học đến ngày 28/2. Đối với các trường đại học, cao đẳng trong địa bàn, Thành phố đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức học trực tuyến đến hết tháng 2/2021.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала