Robot chiến đấu Udar sẽ có khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập

© Ảnh : RostecRobot chiến đấu Udar
Robot chiến đấu Udar - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Đăng ký
Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đang tích cực nghiên cứu chế tạo một loại phương tiện chiến đấu mới - hệ thống robot chiến đấu. Đây là những phương tiện chiến đấu có kích thước lớn, khá năng động, được trang bị vũ khí hiện đại và được bảo vệ tốt.

Các phương tiện chiếu đấu này phải có khả năng di chuyển trên địa hình một cách độc lập, khả năng chiến đấu trong các cuộc chiến tương lai khi sự tham gia của con người sẽ ở mức tối thiểu.

Uran-9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2019
Chuyên gia quân sự: Robot chiến đấu Uran-9 được "vũ trang đến tận răng"

Một trong những phát triển như vậy là phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái Udar trên khung gầm của xe chiến đấu bộ binh. Cơ sở phát triển nó là Viện Nghiên cứu Khoa học Signal trong thành phần Tổng công ty “Thiết bị chính xác cao” thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec.

Robot quân sự - người lính thế hệ thứ hai

Năm 2016, tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế, Nga đã giới thiệu các robot chiến đấu dòng Uran: robot công binh Uran-6 (sau đó nó đã được sử dụng thành công trong tình huống thực chiến, rà phá bom mìn ở Syria), robot cứu hỏa Uran-14 và robot trinh sát (hoặc robot spetsnaz) Uran-9.

Robot trinh sát được trang bị một khẩu pháo 30 mm và một súng máy 7,62 mm đồng trục, cũng như các tên lửa chống tăng Attack. Uran-9 cũng được tích hợp hệ thống cảnh báo laser và thiết bị phát hiện, xác định và theo dõi mục tiêu. Theo các chuyên gia, cỗ máy như vậy không thể thiếu trong các chiến dịch quân sự cục bộ, kể cả ở những khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, tất cả các loại robot dòng Uran đều là những cỗ máy chuyên môn hóa cao, tương đối nhỏ và di chuyển tương đối chậm.

Trong khi đó, vào năm 2007, Viện Nghiên cứu Signal đã tạo ra robot thử nghiệm hạng nhẹ Filin để nghiên cứu các loại kỹ thuật điều khiển từ xa và các phương pháp truyền đạt mệnh lệnh đến cho robot. Filin đã trở thành một mắt xích cần thiết trong quá trình tạo ra tổ hợp robot chiến đấu hạng trung. Các nhà thiết kế không tạo ra khung gầm mới mà sử dụng khung gầm của xe chiến đấu bộ binh lội nước BMP-3 được phát triển tại Liên Xô và đang phục vụ trong quân đội Nga. BMP-3 có trọng lượng chiến đấu 18-22 tấn, được trang bị động cơ diesel V10 phun xăng đa điểm, công suất 500 mã lực, có khả năng di chuyển với tốc độ 70 km/h trên đất liền và khi nổi trên mặt nước - với tốc độ 10 km/h. Điều này đã đẩy nhanh và đơn giản hóa các công việc.

Tổ hợp robot chiến đấu Udar lần đầu tiên được trưng bày vào năm 2015 tại triển lãm “Đổi mới sáng tạo” của Bộ Quốc phòng Nga. Khi đó, các chuyên gia đã giới thiệu khả năng điều khiển từ xa tổ hợp robot chiến đấu. Vũ khí được sử dụng là một mô-đun chiến đấu với pháo 30 mm, súng máy 7,62 mm và các bệ phóng của tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet. Tổ hợp có thể bao gồm một UAV trinh sát, một trạm điều khiển di động và một bệ điều khiển vác vai.

Xe bọc thép BMP-3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2020
Xe BMP-3 và «Derivatsya-Phòng không» sẽ là lựa chọn tuyệt hảo cho Việt Nam

Udar là loại robot đa chức năng. Nó có thể là phương tiện chiến đấu hoặc phương tiện phụ trợ. Nếu cần thiết, Udar có thể vận chuyển đạn dược hoặc thức ăn nóng, có thể sơ tán những người bị thương khỏi chiến trường hoặc những quân nhân bị bao vây và bị mất phương tiện chiến đấu của họ. Đồng thời Udar cũng đảm bảo hỗ trợ hỏa lực!

Trên con đường phát triển chiến binh máy tự động hoàn toàn

Các chuyên gia đang phát triển robot Udar tự động hoàn toàn. Nó sẽ có khả năng di chuyển tự động trên chiến trường, tương tác với các drone khác – cả trên mặt đất và trên không, kể cả với UAV trinh sát và bộ lặp tín hiệu. Một cỗ máy như vậy sẽ đảm nhận những nhiệm vụ vô cùng rủi ro đối với con người. Cuối cùng, chiếc Udar tự động hoàn toàn sẽ có khả năng di chuyển trong điều kiện im lặng vô tuyến điện, khi không có liên lạc với hệ thống định vị vệ tinh GPS/GLONASS (đối phương có thể chặn tín hiệu bằng phương tiện chiến tranh điện tử), trong trường hợp này Udar sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính của nó. Người máy chiến đấu được dạy để có thể đưa ra quyết định, tạo ra lộ trình di chuyển trên địa hình một cách độc lập.

“Trong quá trình phát triển robot chiến đấu Udar, các chuyên gia đã kiểm tra khả năng của robot di chuyển trong chế độ tự động. Họ đã sử dụng khu phức hợp bao gồm một hệ thống cỡ nhỏ lập kế hoạch chuyển động dựa trên cảm biến và máy đo. Dựa trên dữ liệu nhận được, hệ thống này tạo ra lộ trình di chuyển của robot có tính đến địa hình và tính toán các thông số của nhiệm vụ chiến đấu”, - ông Bekkhan Ozdoev, Giám đốc công nghiệp của Tập đoàn Nhà nước Rostec, cho biết trong cuộc phỏng vấn.

Các chuyên gia của Viện nghiên cứu "Signal" đã phát triển một tổ hợp robot có thể chiếm vị trí xứng đáng trong dòng robot chiến đấu của Nga. Trong những năm tới, những tổ hợp như vậy sẽ trở thành tâm điểm chú ý, vì chúng được thiết kế cho chiến tranh lấy mạng làm trung tâm (Network-centric Warfare) vốn đã trở thành xu hướng trong phát triển quân đội thế giới, khi sự tham gia trực tiếp của con người vào chiến đấu sẽ rất ít hoặc về lâu dài sẽ hoàn toàn không còn.

Tuy nhiên, robot Udar sẽ không được độc lập tuyệt đối. Bất cứ lúc nào, chế độ tự động có thể được tắt để robot chuyển sang chế độ điều khiển từ xa bởi người vận hành. Và tất cả các thiết bị điều khiển bên trong chiếc xe và mô-đun vũ khí của nó vẫn được giữ nguyên. Nếu cần thiết, tổ lái và lính chiến đấu có thể nhanh chóng lên robot Udar.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала