Liệu Trung Quốc có thể gây khó khăn cho việc sản xuất máy bay chiến đấu ở Mỷ?

© Ảnh : Heath CajandigF-35
F-35 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2021
Đăng ký
Trung Quốc đang thăm dò khả năng hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm, hiện được sử dụng trong chế tạo các linh kiện quan trọng của máy bay chiến đấu F-35 Mỹ.

Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc mới đây đưa ra dự thảo các quy tắc hạn chế việc xuất khẩu ra nước ngoài (chủ yếu sang Hoa Kỳ) 17 loại đất hiếm, mà 80% sản lượng khai thác trên thế giới nằm ở Trung Quốc. Nếu những quy định mới được thông qua, chúng có thể gây khó khăn đáng lể cho hoạt động của ngành công nghiệp quân sự Mỹ.

F-35  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2021
Không qua thử nghiệm. Mỹ hoãn sản xuất máy bay chiến đấu F-35

17 nguyên tố hóa học - kim loại đất hiếm, được sử dụng trong sản xuất hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại, sản phẩm gia dụng, thiết bị thể thao, vật liệu xây dựng, kỹ thuật cơ khí, v.v. Hợp kim với những chất này giúp vật liệu có những đặc tính cần thiết phù hợp với các sản phẩm hiện đại. Ví dụ, nam châm làm từ đất hiếm có trọng lượng nhẹ và từ lực rất mạnh. Kích thước nhiều thiết bị điện tử trở nên nhỏ gọn hơn vì sử dụng kim loại đất hiếm. Những vật liệu này cần thiết trong việc chế tạo pin cho xe điện và ngành công nghiệp quân sự. Một máy bay chiến đấu F-35 sử dụng đến  417 kg kim loại đất hiếm.

40% trữ lượng đất hiếm trên thế giới nằm ở Trung Quốc

Trung Quốc có vị trí dẫn đầu trên thị trường kim loại đất hiếm toàn cầu. Ở Trung Quốc tập trung trữ lượng lớn nguyên liệu thô - khoảng 40% tổng trữ lượng thế giới. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc có thể đã vượt qua các nước khác trong việc thiết lập quy trình công nghệ xử lý quặng kim loại này. Ngay cả Hoa Kỳ, khi nhập nguyên liệu thô từ các quốc gia khác, hoặc khai thác từ mỏ duy nhất trong nội địa  - Mountain Pass ở bang California, họ cũng sẽ gửi đến Trung Quốc để chế tác. Kết quả là Trung Quốc chiếm đến 90% nguồn cung kim loại đất hiếm đã qua xử lý trên thế giới.

Tình hình này khiến Hoa Kỳ và các đồng minh lo ngại. Thành ra, không chỉ thiết bị điện tử công nghệ cao mà còn các sản phẩm quan trọng về an ninh quốc gia của tổ hợp công nghiệp - quân sự cũng phụ thuộc vào nguồn cung cấp Trung Quốc. Trước đó, trong bối cảnh mâu thuẫn Mỹ - Trung trở nên gay gắt hơn, khi Bắc Kinh tuyên bố các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng đối với Lockheed Martin, chính quyền Donald Trump đã kêu gọi các đồng minh - Úc và Liên minh châu Âu - bắt tay vào việc tạo ra chuỗi cung ứng đất hiếm thay thế.  Mei Xinyu -  chuyên gia  Viện Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nói với Sputnik, cho biết vấn đề không phụ thuộc nhiều vào việc khai thác, giống như trong chế biến nguyên liệu thô khác:

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2019
Thị trường kim loại đất hiếm ở Mỹ có thể trở thành nạn nhân thương chiến với Trung Quốc
"Về lý thuyết, việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu kim loại đất hiếm có thể khuyến khích các nước khác phát triển cơ sở sản xuất của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tích lũy được những kinh nghiệm đáng kể và khả năng kỹ thuật trong lĩnh vực này, quyết định tính cạnh tranh và hiệu quả cao trong việc bóc tách, tinh chế đất hiếm trên thị trường thế giới. Do đó, chi phí sản xuất của chúng tôi là thấp nhất. Nhờ thế, các nước khác, kể cả Mỹ, dù có thể tự mình khai thác nguyên liệu thô,  nhưng sau đó vẫn buộc phải đưa sang Trung Quốc tinh luyện. Hiện tại, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nguyên liệu thô kim loại đất hiếm lớn nhất sang Trung Quốc, đồng thời là thị trường quan trọng nhất với việc xuất khẩu thành phẩm kim loại đất hiếm từ Trung Quốc. Năm ngoái tôi đã đến thăm các nhà máy chế biến lớn nhất đặt ở khu vực miền nam đất nước. Họ nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu thô để hoạt động. Vì vậy, vấn đề không phải là dự trữ nguyên liệu thô, mà là làm thế nào các nước khác có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong công đoạn tinh luyện thành sản phẩm".

Trung Quốc trừng phạt đáp trả 

Hoa Kỳ đang xem xét các kịch bản theo đó Trung Quốc có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đáp trả và hạn chế công nghệ. Washington trước đó  thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với một số doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei. Mỹ đã cấm cung cấp các con chip điện tử cho Trung Quốc. Ngoài ra, ngay cả các nhà sản xuất từ nước thứ ba cũng có nguy cơ bị phạt nếu cung cấp cho Huawei các linh kiện sử dụng công nghệ Mỹ trong đó. Ngoài ra, Hoa Kỳ năm ngoái cũng mở rộng danh sách các sản phẩm và công nghệ lưỡng dụng bị kiểm soát chặt chẽ khi xuất khẩu. Hiện nay, bất kỳ hàng hóa nào về mặt lý thuyết có thể được sử dụng trong lĩnh vực quân sự đều có thể bị hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc.

F-35A Lightning II của Không quân Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2020
Lầu Năm Góc và Lockheed Martin sẽ “chiến đấu” với nhau vì F-35

Sau đó, Trung Quốc đã phản ứng lại một cách đối xứng - ngày 1 tháng Mười Hai, có hiệu lực một đạo luật hạn chế bán ra nước ngoài các công nghệ nhạy cảm, bao gồm trí tuệ nhân tạo, thuật toán kiểm soát nội dung và máy bay không người lái. Về lý thuyết, dự thảo quy tắc hạn chế cung cấp kim loại đất hiếm cũng có thể được sử dụng như một biện pháp bổ sung để làm các thế lực đặc biệt hung hăng chống lại Trung Quốc cần suy nghĩ lại. Đồng thời, mục đích chính của những việc này hoàn toàn khác nhau, chuyên gia Mei Xinyu chia sẻ.

"Mục tiêu chính của dự thảo quy định kiểm soát ngành công nghiệp kim loại đất hiếm là để sắp xếp thị trường. Tất nhiên, đất hiếm có thể được xem như một lý lẽ trong các cuộc đàm phán với “diều hâu” Mỹ. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất là duy trì vị thế của Trung Quốc như một nhà bán hàng đáng tin cậy trên thị trường thế giới. Trung Quốc sẽ không sử dụng các phương pháp của Mỹ, lạm dụng vị thế của mình và cắt nguồn cung cấp. Là nhà xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, chúng tôi coi trọng danh tiếng của mình".

Trung Quốc đã bán ra thị trường thế giới 35 nghìn tấn kim loại đất hiếm vào năm 2020, ít hơn 11 nghìn tấn so với năm 2019. Tuy nhiên, việc giảm cung ra nước ngoài có thể được giải thích, trước hết là do hoạt động sản xuất trên thế giới suy giảm do đại dịch gây ra. Vào cuối năm 2020, chỉ có nền kinh tế Trung Quốc cho thấy những động lực tăng trưởng tích cực. Kinh tế khu vực đồng euro châu Âu giảm kỷ lục 6,8%, Mỹ giảm 3,5%. Khi kinh tế suy thoái, nhu cầu nguyên vật liệu giảm là điều tự nhiên.

kim loại đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2020
Liệu phương Tây có thể không phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm?

Ngoài ra, việc khai thác, chế biến kim loại đất hiếm đã hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Sự phá hủy lớp đất bề mặt, xảy ra xói mòn, a xít hóa đất đai. Trong quá trình tinh chế kim loại đất hiếm, đã thải ra một lượng lớn khí độc, nước thải có nồng độ amoniac cao. Đôi khi, sự đào xới tích cực vào lớp trầm tích cũng gây ra sạt lở.

Trung Quốc đang đấu tranh giữ gìn môi trường

Giờ đây, Trung Quốc đang trở thành quốc gia bảo vệ môi trường toàn cầu nổi bật. Theo Thỏa thuận Khí hậu Paris, Trung Quốc cam kết đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. Trung Quốc thắt chặt kiểm soát đối với tất cả các ngành công nghiệp có thể đe dọa môi trường nghiêm trọng. Ví dụ, vào cuối tháng Một, Thanh tra Môi trường của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã chỉ trích Cơ quan Quản lý Năng lượng Nhà nước vì đã không kiềm chế được tốc độ tăng trưởng tiêu thụ than và kiểm soát khí thải không hiệu quả. Các quy định mới về kiểm soát xuất khẩu kim loại đất hiếm có thể được coi là mong muốn hợp lý hóa thị trường và kiểm soát sự phát triển nóng của các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, các biện pháp này có những hậu quả tích cực đối với các nhà sản xuất kim loại đất hiếm, ít nhất là trong ngắn hạn. Cổ phiếu doanh nghiệp khai thác tăng giá mạnh chỉ trong một ngày ở thị trường chứng khoán Hong Kong. Có những công ty như “China Rare Earth Holdings Limited” (CRE) đã tăng khoảng 14%.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала