Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Pháp tăng cường hiện diện tại Biển Đông: Đáng mừng hay đáng lo?

© AP Photo / Peng PengBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Đăng ký
“Pháp sẵn sàng tăng cường hợp tác với “Bộ tứ kim cương” và sự hiện diện ở Biển Đông. Tôi không cho vấn đề này là đáng mừng, mà đáng lo hơn. Vấn đề là ở đâu có nhiều thuốc súng thì ở đó nguy cơ nổ súng là rất cao”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.

Vài ngày trước Hải quân Pháp thông báo tàu tấn công đổ bộ Tonnerre và tàu hộ vệ Surcouf đã rời cảng Toulon hôm 18/2 và sẽ di chuyển tới Thái Bình Dương để thực hiện sứ mệnh kéo dài 3 tháng. Theo Naval News, các tàu chiến Pháp sẽ đi qua Biển Đông 2 lần và tham gia một cuộc tập trận chung với quân đội Mỹ và Nhật Bản vào tháng 5. Trước đó, tàu ngầm tấn công hạt nhân Émeraude và tàu tiếp tế Seine của Pháp cũng thực hiện cuộc tuần tra ở Biển Đông. Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ động thái này của Pháp.

Pháp gia tăng tần suất hoạt động ở Biển Đông nhằm mục đích gì? Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu về vấn đề này qua phỏng vấn một số chuyên gia Việt Nam về các vấn đề chính trị và an ninh quốc tế.

Pháp đã có cách tiếp cận mới với Đông Dương?

Trước hết, sự kiện Pháp gửi tàu hộ tống Surcouf và tàu đổ bộ đa năng Tonnere đến tuần tra trên Biển Đông chứng tỏ ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước lớn, trong đó có các quốc gia là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc quan tâm đến Biển Đông.

“Sự quan tâm đó tập trung vào việc bảo đảm an ninh hàng không và hàng hải tại vùng biển có tính chất “yết hầu”, là cầu nối đặc biệt quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có tầm ảnh hưởng về địa chính trị, địa quân sự,địa kinh tế không chỉ với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hay Liên vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương mà còn có tầm ảnh hưởng toàn cầu”, - Nhà phân tích các vấn đề an ninh quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm thì với hành động gửi những chiến hạm khá hiện đại đến Biển Đông, nước Pháp chứng tỏ rằng họ đã có cách tiếp cận mới đối với Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, trước đây từng là thuộc địa của Pháp.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Sở hữu Hải quân hiện đại nhất Đông Nam Á, Việt Nam làm gì để thành cường quốc biển?
“Những động thái gần đây của Pháp đánh dấu việc người Pháp quay trở lại Đông Nam Á không phải với tư cách một kẻ xâm lược mà với tư cách một quốc gia tham gia vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.

Một điểm nữa cũng cần chú ý, đó là Tập đoàn Dầu khí Total của Pháp là một trong các đối tác quan trọng của Việt nam trong lĩnh vực dầu khí và hiện đang hợp tác với Việt Nam và một số quốc gia khác trong việc khai thác dầu khí ở Biển Đông.

“Từ năm 2018, Pháp đã xây dựng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương và một điều cần chú ý, Pháp chính là quốc gia đầu tiên ở châu Âu thực hiện động thái này. Rồi năm 2015 và 2017 tàu chiến Pháp cũng đi qua Biển Đông. Tôi cho rằng, bây giờ Pháp sẽ đẩy mạnh lập trường phản đối các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách gia tăng tần suất hoạt động trong khu vực, sắp tới là tham gia tập trận, cũng nhằm bảo vệ các lợi ích của Pháp ở đây”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.
“Có thể hiểu việc người Pháp đưa các chiến hạm đến Biển Đông trước tiên là để bảo vệ cho quyền lợi của họ khi hợp tác với các đối tác ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Và đó cũng là lời cảnh báo đối với các mưu toan thôn tính Biển Đông từ phía Trung Quốc chứ không đơn giản chỉ là một sự “chọc tức” kiểu trẻ con mà tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP) đã bình luận”, - Chuyên gia Hồng Long nêu quan điểm của mình với phóng viên Sputnik.

Việc 4 quốc gia thành viên thường trực HĐBA LHQ gửi các hạm đội đến tuần tra Biển Đông chứng tỏ điều gì?

Theo ý kiến chuyên gia Hồng Long, việc 4 quốc gia thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc gửi các hạm đội đến tuần tra đột xuất hoặc định kỳ trên Biển Đông chứng tỏ lập trường đơn phương, vô lý, “ngồi xổm” lên luật pháp quốc tế của Trung Quốc đối với Biển Đông càng ngày càng bị cô lập.

Cần nhấn mạnh rằng, việc có thêm một nước lớn ngoài khu vực triển khai vũ khí hiện đại của mình trên Biển Đông không phải là điều đáng mừng mà là một điều đáng lo ngại. Lịch sử loài người cho thấy rằng ở đâu có nhiều vũ khí thì ở đó có nhiều nguy cơ chiến tranh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.01.2021
Trung Quốc cho phép nổ súng ở Biển Đông, Việt Nam phản đối, không kích động hận thù
“Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly thì cuộc tuần tra của các tàu chiến Pháp ở Biển Đông là "bằng chứng cho thấy năng lực của hải quân Pháp trong việc triển khai hoạt động ở những khu vực xa xôi trong thời gian dài cùng các đối tác chiến lược Mỹ, Nhật Bản, Australia". Như vậy, có thể thấy, Pháp sẵn sàng tăng cường hợp tác với “Bộ tứ kim cương” và sự hiển diện ở Biển Đông. Tôi không cho vấn đề này là đáng mừng, mà đáng lo hơn. Vấn đề là ở đâu có nhiều thuốc súng thì ở đó nguy cơ nổ súng là rất cao”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
“Tôi cho rằng, Bắc Kinh cần phải điều chỉnh lập trường. Nếu họ muốn có một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông bình đẳng, công bằng, bảo đảm quyền lợi của các bên trên cơ sở luật pháp quốc tế mà nền tảng là Hiến chương LHQ hay Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS-1982) thì họ cần ngừng ngay các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, ngừng bồi đắp và mở rộng các đảo, đá, các bãi ngầm mà họ đang chiếm đóng trái phép thành các căn cứ phục vụ cho mục đích quân sự. Thay cho việc tìm cách nói chuyện với các đối tác ven Biển Đông bằng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, họ cần tiến hành đàm phán, đối thoại đa phương một cách hòa bình để biến vùng biển này thành một vùng biển an ninh, an toàn, hòa bình, hữu nghị và hợp tác”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Pháp tăng cường hợp tác với “Bộ tứ kim cương.

Chúng ta biết rằng, Pháp không phải là một bên của “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia. Tuy nhiên, Pháp có thể tăng cường quan hệ với liên minh này trên cơ sở các hiệp định quân sự song phương đã ký với Mỹ và ba nước kia. Mặt khác, Pháp là đồng minh của Mỹ trong khối liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO).

“Việc điều động hai chiến hạm quan trọng đến Biển Đông cho thấy, Pháp sẵn sàng đứng bên cạnh Mỹ và các nước Nhật Bản, Ấn Độ Australia trong các vấn đề địa chiến lược, chính trị và quân sự toàn cầu có liên quan đến quyền lợi của Pháp”, - Chuyên gia Hồng Long bình luận với Sputnik.
Tôi cho rằng, đối với Mỹ, việc cả Anh và Pháp cùng đưa các chiến hạm đến Biển Đông là một bước đi quan trọng tiến tới việc thiết lập một liên minh chống Trung Quốc ở tầm cỡ toàn cầu chứ không chỉ ở mức độ khu vực”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала