Vì sao Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc?

© Ảnh : Viet Nam Government PortalPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Đăng ký
Điều gì nằm phía sau quyết định tiếp tục ứng cử là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 của Việt Nam?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, và luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển quyền con người cả ở trong nước cũng như trên thế giới.

Còn theo Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Trần Chí Thành, việc tiếp tục ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm thông qua việc chủ động đấu tranh với những hành vi lợi dụng hoạt động quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Việt Nam sẽ tiếp tục ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UN HRC) nhiệm kỳ 2023 - 2025 sắp tới.

Có thể nói, việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến trong nỗ lực bảo vệ quyền con người, triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng của Đảng và Nhà nước.

Yangon, Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Tình hình Myanmar căng thẳng: Việt Nam nói gì tại Liên Hợp Quốc?

Cụ thể, ngày 22/2/2021 vừa qua, khi tham dự và có phát biểu đáng chú ý tại Phiên thảo luận cấp cao Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có thông báo rằng, Việt Nam, trong vai trò, tư cách ứng viên của ASEAN, sẽ tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam thu hút sự chú ý của các đoàn cấp cao, quốc gia thành viên, đại biểu tham dự khóa họp thường kỳ lần thứ 46 Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên Việt Nam quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Trước đó, ngày 13/11/2013, Việt Nam đã chính thức lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu đồng thuận cao nhất trong số 14 quốc gia thành viên mới (đạt 184/192 phiếu thuận) thời điểm đó.

Sau đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ 2014 – 2016. Việc trúng cử với số phiếu cao nhất, đảm bảo trách nhiệm và duy trì nguyên tắc hoạt động, tôn chỉ, cùng những đóng góp tích cực cho Hội đồng Nhân quyền tại nhiệm kỳ đảm trách cũng thể hiện uy tín và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người

Trong phát biểu của mình ngày 22/2, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh những cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể “tự tin” tham gia tiếp tục ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

“Với mong muốn đóng góp nhiều hơn và hiệu quả hơn nữa vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam đã ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025”, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu lý do tranh cử.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng khẳng định Việt Nam vinh dự được các nước ASEAN đồng thuận đề cử là ứng cử viên của ASEAN.

Đại sứ Dương Chí Dũng (người thứ 3 từ trái sang) và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên thảo luận về “Quyền phụ nữ và biến đổi khí hậu: hành động về khí hậu, thực tiễn và bài học tốt”.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2019
Việt Nam chấp thuận 241 khuyến nghị trong UPR về quyền con người

Tại Phiên họp cấp cao, Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền lần này, đại diện Bộ Ngoại giao một lần nữa nêu bật thành tựu cùng những cam kết mạnh mẽ, quyết tâm của Hà Nội về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

“Là một thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc tế, Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, và luôn nỗ lực thúc đẩy phát triển quyền con người cả ở trong nước cũng như trên thế giới”, đồng chí Phạm Bình Minh nêu rõ.

Không khó để chứng minh cho tuyên bố của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh và quyết tâm của Việt Nam.

Với việc được cộng đồng quốc tế và các thể chế lớn trên thế giới thừa nhận về thành công trong xóa đói giảm nghèo thuộc top hàng đầu thế giới, đảm bảo đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân, đặc biệt là thành công trong ứng phó và kiểm soát đại dịch do coronavirus gây ra (Covid-19) vừa qua, cùng những tiến bộ trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng cũng như có đủ tư cách tham gia tranh cử ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

“Việt Nam tin tưởng mạnh mẽ rằng bảo đảm cho xã hội an toàn trước các dịch bệnh như Covid-19 là cách tốt nhất để bảo đảm cho mỗi thành viên trong xã hội được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tuyên bố.
Bên cạnh việc là một trong những quốc gia chống dịch Covid-19 tốt nhất thế giới, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm, nỗ lực chăm lo, bảo vệ và hỗ trợ người dân, các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương trước các tác động của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội đất nước, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nêu bật các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh, đại dịch, vừa kiểm soát dịch bệnh do coronavirus gây ra, ưu tiên chăm sóc sức khỏe người dân vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, không để trì trệ, chậm trễ, bảo đảm các vấn đề an sinh xã hội.

“Chúng tôi tiếp tục ưu tiên thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người dân, kể cả trong thời điểm khó khăn nhất hiện nay”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ tại Hội đồng Nhân quyền quan điểm nhất quán rằng, đại dịch Covid-19 này cũng là “cơ hội” để thế giới xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, dựa trên khả năng thích ứng, sáng tạo, hợp tác và đoàn kết ở cả cấp độ địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Các kiều dân người Việt trong  cuộc biểu tình ở Manila - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2018
Việt Nam bảo đảm và thúc đẩy quyền con người

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng thông tin về những đóng góp của Việt Nam cho nỗ lực chung của thế giới ứng phó với đại dịch Covid-19 vừa qua.

Cụ thể, Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang, thiết bị, vật tư y tế cho hơn 50 nước và đối tác quốc tế. Đề xuất của Hà Nội đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết chọn ngày 27/12 là “Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh” để nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa và ứng phó các dịch bệnh trên toàn thế giới.

“Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của tất cả các nước thành viên Liên Hợp quốc”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ khi đề cập đến quyết tâm tiếp tục ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025 trước sự tham dự của hơn 115 đoàn cấp cao tại Phiên họp.

Vì sao Việt Nam quyết định ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc?

Trao đổi thêm về quyết định tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025 sắp tới đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu tại phiên họp cấp cao, khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của LHQ vừa qua, ông Trần Trí Thành, Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của HĐBA LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu gì trong lần đầu tiên tham dự Phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an LHQ?

Theo ông Trần Chí Thành, quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền này của Việt Nam được cân nhắc ngay sau khi Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ trước (2014-2016).

Đồng thời, quyết định này cũng dựa trên cơ sở đề xuất của Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan. Đến tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định đồng ý để Việt Nam tiếp tục ứng cử Hội đồng Nhân quyền 2023-2025.

Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cũng tái khẳng định trong cuộc phỏng vấn với Đài THVN rằng trên lĩnh vực thúc đẩy bảo vệ quyền con người, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu, đảm bảo ứng phó với đại dịch Covid-19, đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân, chăm lo thúc đẩy quyền con người trên các lĩnh vực.

“Đây cũng là cơ sở để việc ứng cử của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ thể hiện qua việc ngay trong những ngày đầu năm 2021, ASEAN đã chính thức công nhận Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khối”, ông Trần Chí Thành nêu rõ.

Ngoài ra, cần phải nhắc đến “dấu ấn Việt Nam” trong nhiệm kỳ là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ 2014 – 2016 vừa qua. Theo Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Trần Chí Thành, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Việt Nam được bầu với số phiếu cao thể hiện “vị thế uy tín đất nước” và cũng thể hiện sự “kỳ vọng của cộng đồng quốc tế” với sự tham gia của Việt Nam.

Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025

Ông Trần Chí Thành nhấn mạnh, trong 3 năm là thành viên Hội đồng nhân quyền, Việt Nam đã tham gia trách nhiệm, đầy đủ, có chất lượng vào các chương trình hoạt động của Hội đồng nhân quyền.

Đồng thời, Việt Nam cũng có nhiều sáng kiến, tham gia thúc đẩy quyền con người được bạn bè quốc tế quan tâm ủng hộ như: thúc đẩy quyền nhóm yếu thế, chống biến đổi khí hậu được Hội đồng nhân quyền đồng thuận, với hơn 100 nước đồng thuận.

“Đấy là thành tích mà không phải nước nào lần đầu tham gia Hội đồng nhân quyền cũng làm được”, đồng chí Trần Chí Thành nhấn mạnh.

Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế còn cho biết thêm, Việt Nam cũng là nước điều phối của ASEAN ở Hội đồng nhân quyền. Trong 2014, Việt Nam hoàn thành cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 của Hội đồng nhân quyền LHQ.

Việt Nam đối mặt với những thách thức gì khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền?

Bàn về những khác biệt, khó khăn, thách thức so với lần đầu tiên tham gia ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Phó Vụ trưởng Trần Chí Thành cho biết, do có sự quan tâm và coi trọng của Hội đồng nhân quyền của các nước càng ngày càng lớn, nên sự cạnh tranh khi ứng cử vào Hội đồng nhân quyền rất cao.

Tiếp theo, ông Thành nhấn mạnh việc các ứng cử viên tham gia cần có thể hiện bước tiến trong thúc đẩy quyền con người cả chính sách cả thực tiễn.

© REUTERS / Denis BalibouseHội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Vì sao Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc? - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ngoài ra, Việt Nam cũng phải thể hiện năng lực và tham gia đề xuất sáng kiến, giải pháp, thúc đẩy thực hiện giải pháp trong các vấn đề về quyền con người trong khu vực và trên thế giới nói chung.

Liên Hợp Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2021
Việt Nam kêu gọi LHQ phát huy vai trò lãnh đạo trong ứng phó dịch Covid-19

Tuy vậy, vị lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng, việc lần thứ hai ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Theo ông Trần Chí Thành, quyết định trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là bước cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường vị thế, uy tín đất nước và tăng cường quan hệ với các nước.

Ngoài ra, việc đảm trách vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền cũng giúp Việt Nam tự bảo vệ được lợi ích quốc gia.

“Chúng ta chủ động đấu tranh với những hành vi lợi dụng hoạt động quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong đó có thể có Việt Nam. Đó cũng là cách chúng ta bảo vệ lợi ích của đất nước từ sớm”, Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Trần Chí Thành khẳng định.

Nếu trúng cử là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 3 năm sắp tới, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp mang tính xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала