Tình hình Biển Đông. Pháp đang thể hiện sức mạnh của mình?

© AFP 2023 / CARL COURTMáy bay trực thăng trên tàu tấn công đổ bộ Tonnere
Máy bay trực thăng trên tàu tấn công đổ bộ Tonnere - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Đăng ký
Hai tàu chiến của Hải quân Pháp đã rời cảng Toulon và sẽ đến Biển Đông để tham gia cuộc tập trận quân sự cùng với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Vào ngày 18 tháng 2, tàu tấn công đổ bộ Tonnere và tàu khu trục Surcouf đã rời cảng Toulon và sẽ đến khu vực Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả Biển Đông, để tham gia chiến dịch mang tên Jeanne d'Arc 2021.

Đây là chiến dịch triển khai thường niên của Hải quân Pháp với ba mục tiêu chính: đào tạo tác chiến thực tế cho 147 sĩ quan chuẩn bị tham gia lực lượng Hải quân; triển khai năng lực hoạt động trong các lĩnh vực có lợi ích chiến lược; tăng cường khả năng tương tác và hợp tác khu vực. 

© Ảnh : © Photо: ru.wikipedia.orgKhinh hạm Surcouf của Pháp
Tình hình Biển Đông. Pháp đang thể hiện sức mạnh của mình? - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Khinh hạm Surcouf của Pháp

Hai tàu chiến của Pháp sẽ đi qua Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương và đến Biển Đông để tham gia cuộc tập trận hải quân với Nhật Bản và Mỹ sẽ được tổ chức vào tháng 5. Mục đích của sứ mệnh này, theo lời Đô đốc Pierre Vandier, Tham mưu trưởng Hải quân Pháp, là để bảo vệ “quyền tự do hàng hải” và chống lại “hành vi xâm hại” của Trung Quốc. 

Phương Tây lo ngại Trung Quốc, đặc biệt sau năm 2020 khi khả năng kinh tế, ngoại giao và vệ sinh của nước này đã tăng vọt so với châu Âu. Mười năm trước, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố “xoay trục” về châu Á, việc đó đã báo trước mối quan tâm của Mỹ đối với khu vực vốn được coi là ưu tiên trong bối cảnh sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. 

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Jean-Paul Tchang, đồng sáng lập của tạp chí hàng tháng “La Lettre de Chine” về kinh tế, ngoại giao và công nghiệp Trung Quốc, cho biết:

"Pháp có thái độ thân NATO và thân Mỹ: họ là đồng minh của chúng tôi. Thỉnh thoảng, Pháp thể hiện sức mạnh của mình, điều tàu chiến. Hành động này khiến Bắc Kinh khó chịu, bởi vì tình hình ở Biển Đông không tác động đến Pháp bởi bất kỳ cách nào. Nhưng, Pháp có quan điểm khác: chúng tôi là một cường quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và có quyền có mặt ở đây. 
Về mặt này, lập trường của Bắc Kinh chỉ củng cố nhận thức về việc Trung Quốc là một cường quốc hung hãn và cần phải đấu tranh chống lại nước này. Ở đây có cả khía cạnh ý thức hệ rất mạnh. Rốt cuộc, nếu một ngày nào đó, người Trung Quốc phát hiện tàu chiến Pháp đến quá gần, họ sẽ quan sát, hộ tống, gửi cảnh báo, v.v. Bởi vì trên thực tế, không có vấn đề gì về tự do hàng hải. Cũng giống như với các chuyến bay. Pháp có thể thể hiện sự bất mãn, nhưng sẽ không thúc ép Trung Quốc gây ra cuộc xung đột quân sự ở khu vực này".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала