Việt Nam vẫn là ‘át chủ bài’ quan trọng của Samsung

Nhà máy Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Đăng ký
Việt Nam vẫn là “át chủ bài” của Samsung bất chấp đại dịch Covid-19. Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, Choi Joo Ho khẳng định, Việt Nam không chỉ là cứ điểm sản xuất toàn cầu hàng đầu mà còn là ‘cứ điểm chiến lược’ trong nghiên cứu và phát triển của Samsung.

Với dự án trung tâm R&D tại Hà Nội, Samsung muốn năng lực nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam được nâng tầm, vị thế của Việt Nam và Samsung trên trường quốc tế được nâng cao, tạo điều kiện tốt để Việt Nam bắt kịp những thay đổi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

13 năm và hành trình Samsung đưa Việt Nam thành cứ điểm toàn cầu

Năm 2008 , Samsung chính thức được cấp phép đầu tư và bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh.

Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2020
Việt Nam khiến Trung Quốc lo lắng vì quyết định của Apple và Samsung

13 năm làm ăn ở Việt Nam, Samsung đã biến quốc gia Đông Nam Á này thành “cứ điểm sản xuất toàn cầu” quan trọng hàng đầu của Tập đoàn. Dự án đầu tiên xây dựng nhà máy SEV tại Việt Nam cũng đã tạo tiền đề vững chắc cho quá trình rót vốn, đầu tư mở rộng kế hoạch sản xuất điện thoại, thiết bị di động của Samsung.

Trong suốt hơn 12 năm ở Việt Nam, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy Samsung Electronics Việt Nam, hiện Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư đã tăng gấp 26 lần thời điểm năm 2008, lên tới 17,5 tỷ USD. Cùng với đó, tính đến đầu năm 2021 này, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ.

Samsung hiện có 6 nhà máy và một Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) tại Việt Nam. Trong đó, SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP. Hồ Chí Minh) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á còn SVMC là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại khu vực ASEAN.

Như chúng tôi đã thông tin, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển R&D mới của Samsung đang được xây dựng tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022 với đội ngũ kỹ sư làm việc tại đây dự kiến sẽ được bổ sung lên tới 3.000 người.

© AP Photo / Lee Jin-manSamsung
Việt Nam vẫn là ‘át chủ bài’ quan trọng của Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Samsung

Sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Việt Nam, có dấu ấn của Samsung cùng như lợi thế cạnh tranh nhất định về chính sách thu hút vồn FDI của Hà Nội.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, xuất khẩu của Samsung đạt gần 59 tỷ USD, chiếm hơn 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Tập đoàn, Samsung không chỉ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng của mình, mà còn hỗ trợ sự phát triển chung cho ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.

Theo Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho, năm 2014, Samsung chỉ có 4 doanh nghiệp cung ứng cấp 1, nhưng đến nay số lượng doanh nghiệp cung ứng cấp 1 của Samsung đã tăng lên mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2019, là 42 doanh nghiệp, trong năm 2020 là 50 doanh nghiệp.

Cờ của công ty Hàn Quốc Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2020
Samsung sẽ phân bổ 700 000 USD để phát triển tiếng Hàn tại Việt Nam

Lãnh đạo Samsung khẳng định đây là kết quả của quá trình nhiều năm tìm kiếm, kết nối và tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất của mình.

Đặc biệt, Samsung cũng hợp tác với 240 doanh nghiệp hỗ trợ thông qua quá trình tìm kiếm, kết nối doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng cùng Bộ Công Thương.

Được biết, thông qua chương trình tư vấn nâng cao năng suất doanh nghiệp cùng chuyên gia Hàn Quốc, 260 doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được tư vấn và đạt được những cải tiến vượt bậc về việc tối ưu hóa tỷ lệ vận hành thiết bị, giảm tỷ lệ hàng lỗi, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất, xuất khẩu.

Ngoài ra, Samsung cũng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đào tạo 207 chuyên gia tư vấn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong 2 năm 2018-2019, và hiện vẫn đang tiếp tục đào tạo 200 chuyên gia trong lĩnh vực khuôn mẫu. Đây là công nghệ gốc rễ chủ chốt quyết định chất lượng thiết kế của sản phẩm từ năm 2020-2023.

Cùng với những đóng góp lớn về kinh tế, Samsung Việt Nam giúp tạo công ăn, việc làm cho 130.000 lao động với mức thu nhập ổn định và phúc lợi ổn định. Năm 2020 vừa qua, Samsung Việt Nam cũng đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng bằng khen dành cho doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động.

Samsung Việt Nam vẫn xuất khẩu 57 tỷ USD bất chấp đại dịch Covid-19

Đánh giá lại tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong “năm đặc biệt” 2020 vừa qua, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết, xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đạt 57 tỷ USD bất chấp dịch bệnh do coronavirus gây nên.

Ông Choi bày tỏ, năm 2020 đúng là “không thể quên”, không chỉ với Samsung mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp, các nền kinh tế trên thế giới. Trong cuộc chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, vị lãnh đạo cho biết, Samsung Việt Nam có đặt ra mục tiêu năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 58,5 tỷ USD, nên kế hoạch năm 2020 sẽ vào khoảng 60 tỷ USD.

Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2020
Apple không bỏ Việt Nam, Samsung không chuyển sang Ấn Độ?

Theo lời Tổng Giám đốc Choi Joo Ho, thậm chí, đến đầu năm 2020, Tập đoàn vẫn “tự tin” rằng có thể đạt được mục tiêu đề ra, nhưng đại dịch Covid-19 khiến tình thế thay đổi hoàn toàn.

Ông Choi cho biết, nửa đầu năm 2020 kinh tế toàn cầu trở nên đình trệ, xuất khẩu của Samsung Việt Nam giảm so với năm 2019. Tuy nhiên, điều đáng mừng là trong 6 tháng cuối năm, do hiệu ứng nhu cầu bị dồn nén, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm điện tử trên thế giới tăng trở lại giúp cho kinh doanh của Samsung dần có dấu hiệu hồi phục tích cực.

Theo báo cáo kinh doanh, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 của Samsung Việt Nam đạt khoảng 57 tỷ USD, mà theo lời Tổng Giám đốc Choi, đây là kết quả tương đối tích cực trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

“Điều đáng mừng là chúng tôi không để một nhân viên nào bị mất việc và nghỉ việc không lương”, lãnh đạo Tập đoàn Samsung Việt Nam bày tỏ.

Đối với năm 2021 này, ông Choi Joo Ho khẳng định, Samsung Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai tích cực các quy định, biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Việt Nam cũng như của Tập đoàn Samsung nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa đảm bảo sự an toàn của nhà máy vừa nỗ lực duy trì ổn định sản xuất, giữ vững mục tiêu xuất khẩu.

CC BY 2.0 / Bizmac / SamsungCửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam.
Việt Nam vẫn là ‘át chủ bài’ quan trọng của Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Cửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam.

Trước đó, trong cuộc chia sẻ với tạp chí Nhà Đầu tư, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cũng khẳng định, tổ hợp nhà máy tại Việt Nam là nơi duy nhất của Samsung trên thế giới vẫn sản xuất một cách ổn định bất chấp đại dịch Covid-19.

“Đây là một điều kỳ diệu, và chúng tôi rất cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và quyết liệt. Về phía công ty, ngay từ giai đoạn đầu dịch bệnh bùng phát, chúng tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch của chính phủ Việt Nam, đồng thời áp dụng cả các nguyên tắc phòng dịch của Samsung toàn cầu vào nhà máy tại Việt Nam”, ông Choi Joo Ho nhấn mạnh.

Theo lời vị lãnh đạo, vào thời điểm vô cùng khó khăn vì đại dịch, Samsung Việt Nam thay vì nghỉ việc không lương đã quyết định áp dụng chính sách nghỉ ngắn hạn có hưởng lương trong thời gian không có kế hoạch sản xuất, nhằm đảm bảo việc nhân viên vẫn được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động mà không lo lắng cuộc sống bị ảnh hưởng.

Ông Choi đánh giá, chính nhờ những nhân viên có kỹ năng, tay nghề cao trở lại sau thời gian nghỉ có lương này mà Samsung đã đáp ứng một cách kịp thời lượng lớn đơn đặt hàng tăng cao trong thời gian sau này.

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam

Tổng Giám đốc Choi Joo Ho, thông qua thời sự và các báo cáo nội bộ, ông được biết nhiều tin vui về việc các nhà máy trên thế giới đang dịch chuyển dây chuyền sản xuất và dòng vốn sang Việt Nam.

Công ty Samsung ở Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2020
Samsung Việt Nam đã tổ chức tuyển dụng lao động nhân lực lớn, đa dạng lớn

Vị lãnh đạo khẳng định, không chỉ với Samsung, mà các nhà đầu tư quốc tế nói chung đều nhận thấy môi trường đầu tư kinh doanh sản xuất tại Việt Nam ổn định hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới.

Bên cạnh việc Chính phủ Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư nguồn nhân lực, giảm tải thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư kinh doanh để rút ngắn kế hoạch triển khai đầu tư của doanh nghiệp, còn cần phải kể đến các quyết sách, biện pháp chống dịch mạnh mẽ.

“Tôi cho rằng khuynh hướng này chính là do Việt Nam có nguồn lao động ưu tú dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng, các cơ sở hạ tầng đa dạng, thêm vào đó các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, hiệu quả và thành công chính là nhân tố tác động tích cực tới làn sóng dịch chuyển đầu tư này”, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Choi tin rằng, xu hướng đầu tư vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên mạnh mẽ. Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, số vốn đầu tư được giải ngân đã lên tới 98% với 17,2 tỷ USD. Theo vị lãnh đạo, Samsung là doanh nghiệp duy nhất trong số các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã giải ngân gần như toàn bộ số vốn đầu tư đã cam kết trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Trả lời câu hỏi liệu Samsung Việt Nam có kế hoạch mở rộng đầu tư, xây dựng thêm nhà máy, mở rộng sản xuất ở Việt Nam hay không, Tổng Giám đốc Choi Joo Ho nhấn mạnh, thời gian vừa qua, Samsung Việt Nam đã mở rộng đầu tư với tốc độ rất nhanh, nên trước mắt sẽ không có kế hoạch đầu tư mới với quy mô lớn.

Thay vào đó, Samsung sẽ tập trung vào ổn định vận hành nhà máy và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

“Hàng năm chúng tôi vẫn đầu tư bổ sung trang thiết bị sản xuất tại 6 nhà máy, và đa dạng hóa hạng mục hàng hóa sản xuất tại các nhà máy như sản xuất thiết bị mạng 5G hay máy tính cá nhân”, ông Choi nêu rõ.

Lãnh đạo Tập đoàn Samsung Việt Nam cũng khẳng định, nếu như trước đây, Samsung tập trung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới sẽ mở rộng phạm vi đầu tư với việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, tham gia các dự án cơ sở hạ tầng công cộng của Việt Nam.

Việt Nam là cứ điểm chiến lược trong nghiên cứu và phát triển của Samsung

Không chỉ là cứ điểm sản xuất, lắp ráp toàn cầu quan trọng hàng đầu của Samsung, Việt Nam còn là cứ điểm chiến lược trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển theo lời Tổng Giám đốc Choi Joo Ho.

Dự án trung tâm R&D tại Hà Nội được rót vốn 220 triệu USD có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả Samsung và Việt Nam. Việc xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển này là một trong những nội dung chính trong các buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao công ty mẹ Samsung tại Hàn Quốc.

Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2020
Samsung chuyển sản xuất điện thoại từ Hàn Quốc sang Việt Nam

Dự kiến, cuối tháng 12/2022, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) mới tại Tây Hồ, Hà Nội của Samsung sẽ được hoàn thành. Theo lời vị lãnh đạo, đây là tòa nhà đầu tiên được Samsung điện tử xây dựng ở nước ngoài nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn.

Đồng thời, đây cũng là trung tâm R&D có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có quy mô lớn nhất được xây dựng trong số các trung tâm của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Samsung cho biết, tại trung tâm R&D này sẽ nghiên cứu nhiều công nghệ cao trong tương lai, được kỳ vọng sẽ nâng vị thế của Việt Nam và Samsung trên trường quốc tế, đồng thời tạo tiền đề để Việt Nam có thể đi trước đón đầu với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

“Quá trình xây dựng trung tâm R&D mới của chúng tôi sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 180.000 lao động, số kinh phí chi trả cho các nhà thầu xây dựng Việt Nam khoảng 1.600 tỷ đồng. Điều này sẽ mang lại hiệu quả trực tiếp trong việc thúc đẩy kinh tế của Hà Nội”, Tổng Giám đốc Choi nêu rõ.

Vị lãnh đạo cũng thông tin thêm rằng, sau khi trung tâm R&D mới được đưa vào vận hành (dự kiến năm 2023), Samsung sẽ tuyển dụng thêm hàng trăm kỹ sư so với quy mô hiện tại.

Bên cạnh những nghiên cứu về các sản phẩm điện thoại, tablets (máy tính bảng), PC( máy tính cá nhân), các dự án kiểm chứng, sảm phẩm về mạng, Samsung cũng sẽ tập trung vào các cơ hội nghiên cứu về công nghệ cao trong tương lai nhiều hơn.

Trung tâm R&D của Samsung sẽ được tính toán để nghiên cứu phát triển cả phần cứng và phần mềm. Theo lời lãnh đạo Tập đoàn, đây cũng là một trong những yếu tố được kỳ vọng sẽ làm gia tăng hiệu quả các hoạt động nghiên cứu.

“Samsung mong muốn năng lực nghiên cứu của các kỹ sư Việt Nam sẽ được nâng tầm, không chỉ trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mà còn ở các lĩnh vực nghiên cứu đang là xu hướng của thế giới, tạo tiền đề để Việt Nam có thể đi trước đón đầu với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Tổng Giám đốc Choi nhấn mạnh.

Trên thực tế, Việt Nam, những năm qua, không chỉ là cứ điểm sản xuất toàn cầu, “át chủ bài” quan trọng của Samsung mà còn là điểm đến được các doanh nghiệp nước ngoài hướng tới.

Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2020
Samsung chọn Việt Nam: Sẽ có Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội

Điển hình, số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/02/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 5,46 tỷ USD. Các nhà đầu tư Nhật Bản giữ vị trí số một trong số đối tác đầu tưu vào Việt Nam với tổng vốn đạt trên 1,64 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn FDI vào quốc gia này. Singapore đứng thứ 2 với 1,07 tỷ USD, Hàn Quốc xếp thứ ba với tổng vốn đạt trên 1,05 tỷ USD.

Ngoài Samsung, Việt Nam cũng là nơi đặt nhà máy của hàng loạt hãng công nghệ lớn như LG, Intel, Canon… Google, Microsoft, các đối tác của Apple như Foxconn, Luxshare đều đang hiện thực hóa kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất tại Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала