- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ hai trên người

© Depositphotos.com / Kovop58@gmail.comVaccine
Vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Đăng ký
Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ trong cuộc đua vaccine chống coronavirus khi chuẩn bị thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ hai trên người sau Nanocovax. Theo đó, Covivac sẽ được tiêm thử nghiệm ngày 23/3 tới tại Đại học Y Hà Nội.

Tại TP.HCM, Sở Y tế cũng đang lên kế hoạch chuẩn bị việc tiêm vaccine Covid-19 giai đoạn đầu.

Bộ Y tế cho biết, chiều ngày 3/3, Việt Nam có thêm 7 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 5 ca (đều là F1) ở Hải Dương, hai người ở Kiên Giang được cách ly ngay sau nhập cảnh.

Công an tỉnh Hải Dương lên tiếng về chuyên gia người Hàn Quốc tử vong. Nguyên nhân cái chết của người đàn ông này trước đó được xác định không liên quan đến Covid-19.

Việt Nam phát hiện thêm 7 ca Covid-19

Ngày 3/3, Việt Nam ghi nhận thêm 7 ca mắc mới, trong đó có 5 ca tại Hải Dương và 2 bệnh nhân nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên.

5 ca bệnh mới tại Hải Dương đều là trường hợp F1 đã được cách ly tập trung tại TP Chí Linh (1 ca), huyện Kim Thành (3 ca) và TP Hải Dương (1 ca).

Ban Chỉ đạo Phòng, chống COVID-19 tỉnh Bạc Liêu họp khẩn khi tỉnh phát hiện một trường hợp nghi mắc COVID-19 trong cộng đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2021
Bạc Liêu phát hiện 1 ca nghi nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

4 bệnh nhân trong số đó được cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3 - Đại học Sao Đỏ cơ sở 2. Trong khi đó, bệnh nhân còn lại được điều trị ở Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

2 ca bệnh nhập cảnh dương tính với Covid-19 đều có địa chỉ tại TP.HCM, vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên hôm 28/2. Trung tâm Y tế TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đang điều trị cho các bệnh nhân này.

Bộ Y tế thông tin cho biết, đến nay đã có 10 tỉnh, thành phố trải qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng, gồm Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP.HCM.

Thống kê từ ngày 27/1/2021 đến nay, Việt Nam ghi nhận 873 ca nhiễm mới Covid-19 trong cộng đồng, tại 13 tỉnh, thành phố.

Hải Dương là địa phương có đợt bùng phát dịch lớn nhất từ trước đến nay khi ghi nhận đến 681 bệnh nhân. Sau một loạt các biện pháp dập dịch quyết liệt, số ca mắc mỗi ngày tại Hải Dương đang có xu hướng giảm trong những ngày qua. Hầu hết các ca bệnh là F1, đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm trong khu phong tỏa.

© Ảnh : Mạnh Minh - TTXVNLực lượng chức năng tháo gỡ rào chắn tại vị trí chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở quảng trường Sao Đỏ.
Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ hai trên người - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Lực lượng chức năng tháo gỡ rào chắn tại vị trí chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở quảng trường Sao Đỏ.

Đến 0h ngày 3/3, 15 ngày thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh Hải Dương kết thúc. Địa phương cũng gỡ bỏ lệnh phong tỏa với TP Chí Linh và huyện Cẩm Giàng.

Mặc dù vậy, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội) Trần Như Dương cho biết, chưa thể loại trừ trường hợp người khỏe mạnh mang virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Việc xuất hiện các ca mắc không rõ nguồn lây vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Do đó, PGS. TS. Trần Như Dương khuyến cáo người dân và chính quyền tại Hải Dương phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, gấp rút hoàn thiện kịch bản phòng, chống Covid-19 một cách chi tiết để không bị động, bất ngờ trong trường hợp có ca nhiễm mới.

© Ảnh : Đinh Tuấn - TTXVNTỉnh Hưng Yên tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho 270 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ.
Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ hai trên người - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Tỉnh Hưng Yên tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho 270 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ.

Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ đang soạn thảo và sẽ ban hành kế hoạch cung ứng vaccine Covid-19 trong tuần này.

Kế hoạch bao gồm tất cả nguồn vaccine Việt Nam hiện có. Đồng thời, Bộ sẽ hướng dẫn chi tiết đối tượng, thời gian, phương án truyền thông để người dân tiếp cận thông tin về vaccine đầy đủ, đa chiều.

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm trên người vaccine Covid-19 thứ 2

Như đã thông tin, sau những thành công ban đầu đáng khen ngợi của Nanocovax với việc sinh miễn dịch tốt, kháng được cả chủng virus biến thể từ Anh, một vaccine Covid-19 mới nữa “Made in Vietnam” chuẩn bị được thử nghiệm trên người.

Việt Nam tạo được bất ngờ lớn trong cuộc đua vaccine Covid-19 khi nhanh chóng nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm hai loại vaccine do chính các nhà khoa học trong nước đóng góp công sức gồm Nanocovax và Covivac.

Tình nguyện viên tham gia đăng ký thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC tại Lễ khởi động.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
Vì sao vắc xin ngừa Covid-19 'Made in Vietnam' chỉ có giá 60.000 đồng một liều?

Ngày 3/3, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế - Bộ Y tế (IVAC) Dương Hữu Thái cho biết, trong ngày 3/3, các chuyên gia IVAC đã bắt đầu quá trình thử nghiệm vaccine Covivac.

“Chúng tôi sẽ họp nhóm nghiên cứu để rà soát các quy trình, tuyển chọn đối tượng, sàng lọc làm các xét nghiệm xem ai đạt và ai không đạt tiêu chuẩn thử nghiệm. Sau khi hoàn tất những công đoạn trên, dự kiến, mũi tiêm đầu tiên trên người tình nguyện diễn ra vào ngày 23/3 tới”, TS. Dương Hữu Thái cho hay.

Thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine Covivac sẽ được thực hiện tại trường Đại học Y Hà Nội, với khoảng 120 tình nguyện viên tham gia.

Đại học Y Hà Nội cho biết, khu vực thử nghiệm sử dụng tầng 3 tòa nhà trong khu ký túc xá của trường. Hội đồng Y đức (Bộ Y tế) đã thẩm định địa điểm này, đồng thời trang bị đầy đủ thuốc men, giường bệnh. Sau khi tiêm thử nghiệm, tình nguyện viên sẽ được ở lại theo dõi trong 24h, nếu không có biểu hiện bất thường sẽ về nhà để tiếp tục theo dõi.

Thời gian thử nghiệm sẽ kéo dài 13 tháng. Thời thời gian này, các tình nguyện viên được thăm khám sức khoẻ tổng cộng 9 lần, lấy mẫu máu 7 lần. Các chuyên gia sẽ đánh giá sức khoẻ và đo lượng kháng thể trong máu mỗi người.

Các tình nguyện viên có độ tuổi trong khoảng từ 18-59 tuổi, cả nam và nữ. Họ được tiêm 2 mũi/0,5 ml (tiêm vaccine hoặc tiêm giả dược), mỗi mũi cách nhau 28 ngày.

Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu độ an toàn và tính sinh miễn dịch trên 4 nhóm vaccine với các mức liều 1 mcg, 3 mcg, 10 mcg kháng nguyên Protein S không có tá chất và 1 mcg có tá chất, có thêm nhóm đối chứng là giả dược (không chứa thành phần vaccine).

Sau 43 ngày tiêm mũi thứ 2 (thuộc giai đoạn 1), nếu kết quả cho thấy vaccine an toàn, sinh miễn dịch tốt, chọn được mức liều tối ưu, vaccine sẽ chuyển sang thử nghiệm giai đoạn 2.

Dự kiến, giai đoạn này sẽ bắt đầu vào tháng 7/2021, được thực hiện tại Trung tâm y tế huyện Vũ Thư (Thái Bình), với số lượng người tham gia được mở rộng lên 300 người. Ngoài ra, độ tuổi tình nguyện viên cũng mở rộng hơn, trong khoảng từ 18-75 tuổi (trong đó người tuổi từ 60-75 chiếm khoảng 1/3).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Thủ tướng yêu cầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ tuần này

Ở giai đoạn 2, các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá độ an toàn và tính sinh miễn dịch của Covivac trên 2 nhóm, với các mức liều tối ưu chọn được từ giai đoạn 1, có thêm nhóm đối chứng là giả dược (không chứa thành phần vaccine).

Mục tiêu của giai đoạn 2 là phối hợp dự liệu với giai đoạn 1 để đánh giá độ an toàn và hiệu lực đáp ứng miễn dịch của 2 nhóm vaccine ở quần thể lớn hơn, xem xét chuyển sang nghiên cứu ở giai đoạn 3. Quá trình nghiên cứu lâm sàng Covivac sẽ hoàn thành vào tháng 10/2021.

Nghiên cứu cho thấy, kháng thể của Covivac chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu kháng thể với các chủng khác của SARS-CoV-2.

Được biết, Covivac là vaccine dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản, với công nghệ sản xuất là vaccine vector Newcastle (NDV), gắn gene biểu hiện Protein S của virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi. Vaccine dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam cũng sử dụng công nghệ này.

Kết quả thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng của vaccine tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam đến thời điểm này cho thấy tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm.

TP.HCM chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 giai đoạn đầu

Ngày 3/3, phát biểu trong buổi giao ban đầu tuần với lãnh đạo các phòng chức năng, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết về kế hoạch chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 giai đoạn đầu ở thành phố.

Tỉnh Hưng Yên tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho 270 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Việt Nam công bố thêm 13 ca Covid-19, Hải Dương phải phong tỏa một xã

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin, khi xây dựng kế hoạch cụ thể liên quan tiêm chủng vaccine Covid-19, Sở Y tế TP.HCM đã lấy ý kiến từ nhiều phòng chức năng và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC) lên giao phòng chức năng và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) tham mưu.

Theo Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, kế hoạch đảm bảo được triển khai đúng theo tinh thần và chỉ đạo của Bộ Y tế nêu trước đó.

Ngoài ra, theo bà Mai, Phòng Nghiệp vụ Y tiếp tục phối hợp Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) lên lịch tầm soát Covid-19 trong cộng đồng. Cùng với đó, bộ tiêu chí chuẩn an toàn trong khu cách ly tại TP.HCM hiện cũng đang được xây dựng.

Công an Hải Dương lên tiếng về vụ chuyên gia người Hàn Quốc tử vong

Ngày 3/3, nhà chức trách tỉnh Hải Dương đã cho biết nguyên nhân khiến ông Lee Gwang S., chuyên gia người Hàn Quốc làm việc tại Công ty TNHH PNG (thành phố Hải Dương) tử vong.

Theo đó, ông Lee tử vong do bệnh lý, không liên quan đến virus SARS-CoV-2.

Thực hiện đo thân nhiệt cho khách ngay từ cổng bệnh viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2021
Covid-19 tại Việt Nam: Thêm 16 ca mắc ở Hải Dương, Tây Ninh và Đồng Tháp

Như đã thông tin trước đó, hồi 7 giờ 45 ngày 18/2, một nhân viên vệ sinh của Công ty TNHH PNG đến làm việc đã phát hiện ông Lee Gwang S. nằm bất động ở tầng 2 của tòa nhà dành cho chuyên gia.

Sau đó, đội ngũ cấp cứu đến và xác định ông Lee Gwang S. đã tử vong. Nạn nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Trong chiều ngày 3/3, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh Hải Dương) thông tin cho biết, qua công tác điều tra vụ ông Lee Gwang S. đột tử vào sáng ngày 18/2. Đồng thời, vụ việc vị chuyên gia đột ngột qua đời cũng cho thấy không có dấu hiệu của tội phạm.

Công an Hải Dương nói gia đình nạn nhân từ chối khám nghiệm tử thi.

“Nguyên nhân dẫn đến nạn nhân tử vong do bệnh lý. Người này được xác định có tiền sử bệnh tim mạch”, đại diện chính quyền Hải Dương nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала