Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Người đàn ông mua hổ nặng 250 kg để nấu cao, cảnh báo đường dây ‘tuồn’ hổ từ Lào về Việt Nam

© Sputnik / Aleksei Pavlishak / Chuyển đến kho ảnhHổ Amur sơ sinh trong công viên safari Taigan ở Crưm
Hổ Amur sơ sinh trong công viên safari Taigan ở Crưm - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định khởi tố đối với ông Đinh Nhật Nghệ để điều tra tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã.

Ngày 9/3 vừa, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Đinh Nhật Nghệ (49 tuổi, ngụ tại thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), để điều tra tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã.

Ảnh «Tư thế» của Nhiếp ảnh gia Đan Mạch Mogens Trolle, người chiến thắng ở hạng mục Chân dung động vật, cuộc thi Wildlife Photographer of the Year 56 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2020
Cái ôm của hổ Amur và những bức ảnh chụp động vật hoang dã đẹp nhất năm 2020

Theo điều tra, vào khoảng 23h30 ngày 19/01, từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, lực lượng của Công an tỉnh Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra nhà riêng của ông Đinh Nhật Nghệ. Qua khám xét, lực lượng công an phát hiện tại khu nhà vệ sinh có một cá thể hổ đã chết với trọng lượng 250 kg.

Tại thời điểm này, ông Nghệ không có mặt tại nhà nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản, đưa cá thể hổ về Công an huyện Hương Sơn bảo quản và tiến hành điều tra. Đến gần 12h ngày 20/1, ông Nghệ mới đến Công an huyện Hương Sơn trình diện và khai nhận mua cá thể hổ nói trên tại tỉnh Nghệ An để nấu cao. Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh bước đầu xác định con hổ phát hiện trong nhà dân là hổ nuôi và được chủ nhà mua về để nấu cao. Ban đầu con hổ bị gây mê, còn sống nhưng sau đó chủ nhà dùng điện dí chết.

Triệt phá hàng loạt các đường dây buôn bán, tàng trữ hổ

Gần đây, cũng đã có rất nhiều vụ án liên quan đến tình trạng giết hổ và nuôi nhốt hổ ở một trang trại Lào rồi tuồn vào Việt Nam với những thủ đoạn tinh vi mà dân buôn hổ dùng để che mắt các cơ quan chức năng. Theo điều ra, đã phát hiện một trại hổ chuyên nghề sinh sản, tạo giống trên đất Lào, cách cửa khẩu quốc tế cầu Treo (Hà Tĩnh) 40 km. Song song đó là những vùng làng chuyên nghề nuôi hổ, nấu cao hổ trái phép ở Nghệ An, cách cửa khẩu này khoảng 150km. Tồn tại một đường dây buôn hổ, xương hổ qua biên giới được thiết lập từ hai vùng đất này.

con rái cá  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2019
Nghệ An: Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã cứu hộ 15 con rái cá quý hiếm

Cụ thể, các lái buôn thuộc thuộc các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã từng bị Công an Nghệ An bắt với hành vi cất giấu hổ đã xẻ thịt trong thùng đông lạnh và cho rằng “nguồn gốc hổ phạm pháp này có xuất xứ từ Lào”. Lần theo dấu vết, các cơ quan chức năng đã đến nơi có Trại hổ ‘bí ẩn’ với những chú hổ được coi là chất lượng nhất. Bởi, từ thức ăn được kiểm định và nuôi hổ đúng chế độ dinh dưỡng đến cách nuôi sinh sản bài bản, có khu vui chơi, tắm nắng, ăn ngủ riêng.

Các lái buôn vùng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu sẽ đến trại hổ này để mua hổ về không bao giờ nghi ngại quá nhiều chuyện giá cả, cho đến khi ‘tiền trao cháo múc’, nhận hổ xong các lái buôn sẽ ‘trả giá’ sao cho thuận mua vừa bán. Một số thành viên trại hổ cho biết, đa số lái buôn hổ Diễn Châu sang đây không ưa mua hổ loại 2 tạ mà chỉ thích mua con 1 - 1,2 tạ. Sau đó loại hổ này về được vỗ béo một năm sẽ nặng 2 - 2,2 tạ. Hổ đạt ngưỡng này họ bán ngay, giá từ 3 - 4 triệu đồng/kg. Một số lái buôn khác ưa mua loại hổ tầm 1,5 tạ. Mua xong, sau khi bắn chết, lái buôn lập tức bơm một lược nước nặng khoảng 50kg vào hổ ngay. Sau khi bơm nước mới cho vào thùng đông lạnh để giữ nước trong thịt con hổ. Về tập kết tại điểm cất giấu, chỉ cần cân lên là tính tiền. Lái buôn kiểu này chỉ cần lãi tiền “bơm”. Đôi khi mua giá 6 triệu đồng/kg, về bán chỉ 5 triệu đồng/kg là vì thế.

Khỉ Aye-aye - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2018
Động vật rất quý hiếm. Khỉ Aye-aye vừa chào đời ở vườn thú Denver (Video)

Không những thế, đối tượng lái buôn hổ kiếm tiền bằng mọi giá. Một trong những thủ thuật kì công là bơm tuỷ vào đặc kín ống xương, thậm chí khoan cả xương để bơm nước vào, tăng được gam nào hay gam ấy so với không bơm. Sau đó, các lái buôn cũng sẽ bằng cách nào để đưa đủ loại hổ sống, hổ chết, xương hổ lọt qua biên giới. Đối với hổ sơ sinh, bỏ hai con vào cái lồng thoáng khí để gùi qua đường biên, đồng thời phải biết đoạn đường đến điểm giao hàng gần hay xa.

Đi gần, cỡ 3 giờ chỉ cần cho uống thuốc ngủ. Đi xa hơn thì phải tiêm thuốc mê. Giá trọn gói giao cho cửu vạn 60 triệu đồng/một cặp đôi. Riêng vận chuyển xương hổ qua cửa khẩu, một bộ xương tầm 13 kí như bộ xương đang nấu cao, sẽ ‘làm luật’ 200 triệu đồng để đưa được hổ về Việt Nam. Trong những năm qua, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49), Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an các huyện thuộc Công an Nghệ An đã bắt, khởi tố nhiều vụ buôn bán, tàng trữ hổ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала