Trịnh Xuân Thanh: Người khác làm sai sao lại bắt chúng tôi phải đền? Tiền đâu ra?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm tại phiên xét xử.
Bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm tại phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Đăng ký
Liên quan vụ án Ethanol Phú Thọ, cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng bị đề nghị 12 – 13 năm tù. Cựu Tổng giám đốc PVC Trịnh Xuân Thanh dù phủ nhận mọi tội danh, than không biết lấy tiền đâu mà đền vẫn bị VKS đề nghị mức án 21 – 23 năm tù.

Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN Đinh La Thăng liên tục phản bác cáo trạng, cho rằng, cáo buộc của VKS là ‘không phù hợp tình hình thực tế, không đúng luật’. PVN chỉ làm vì lợi ích quốc gia, dân tộc và bản thân tập đoàn, không vì tập thể hay cá nhân nào.

Vụ Ethanol Phú Thọ: Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị 21-23 năm tù, Đinh La Thăng 12-13 năm tù

Ngày 10/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Trịnh Xuân Thanh, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí PVC và đồng phạm liên quan đến sai phạm dự án Ethanol Phú Thọ tiếp tục ngày làm việc thứ ba.

Quang cảnh phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Trịnh Xuân Thanh phủ nhận là ‘con nợ khó đòi’, ông Đinh La Thăng “phủi” bỏ trách nhiệm

Trưa nay, sau khi kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đã tiến hành đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án Ethanol Phú Thọ.

Theo đó, đại diện VKS đề nghị TAND TP. Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 12-13 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Như vậy, tổng hợp các bản án trước đó của cựu Chủ tịch PVN, cựu ủy viên Bộ Chính trị này của Việt Nam vẫn phải ngồi tù tổng là 30 năm tù.

Liên quan đến loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án Ethanol Phú Thọ, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị VKS đề nghị mức án nặng hơn ông Đinh La Thăng. Theo đó, cựu lãnh đạo PVC bị đề nghị 11-12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và 10-11 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Như vậy, Trịnh Xuân Thanh là bị cáo duy nhất của vụ án bị truy tố cả hai tội danh. Tổng hợp hình phạt, VKS đề nghị tòa sơ thẩm phạt bị cáo 21-23 năm tù trong vụ án Ethanol Phú Thọ. Cộng dồn với các bản án trước đó, bị cao Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị chịu mức án chung thân.

Là người bị đại diện VKS cáo buộc đồng phạm với ông Đinh La Thăng, bị cáo Vũ Thanh Hà (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí PVB) bị đề nghị 7-8 năm tù.

Xét xử vụ án xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Ông Trịnh Xuân Thanh đổ hết tội trạng cho vợ và một ‘Nguyên lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát’

Bị cáo Đỗ Văn Hồng (cựu Chủ tịch HĐQT PVC Kinh Bắc), đại gia “núp bóng” đứng sau thương vụ thâu tóm khu đất ở Tam Đảo của Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị 6-7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp bản án trước đó, ông Hồng đã được tuyên là 19 – 20 năm tù.

Trong vụ án này, về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, các bị cáo: Trần Thị Bình (cựu Tổng Giám đốc PVN) bị đề nghị 2-3 năm tù, Phạm Xuân Diệu ( cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí – PVC) 5-6 năm tù, Nguyễn Ngọc Dũng (cựu Phó Tổng Giám đốc PVC) 4-5 năm tù, Đỗ Văn Quang (cựu trưởng Ban Kinh tế - Kế hoạch PVC) 3-4 năm tù.

Cùng tội danh trên, bị cáo Nguyễn Xuân Thủy (cựu Phó Phòng Đầu tư Dự án PVB) bị đề nghị 3-4 năm tù, Khương Anh Tuấn (cựu Phó Phòng Đầu tư Dự án PVB) 30-36 tháng tù, Lê Thanh Thái (cựu Trưởng phòng Kinh doanh PVB) 30-36 tháng tù, Hoàng Đình Tâm (cựu Kế toán trưởng PVB) 30-36 tháng tù.

Bị cáo Đinh La Thăng phản bác cáo trạng: PVN chỉ làm vì lợi ích quốc gia, dân tộc

Cuối phiên xử chiều 9/3, sau gần một ngày bị cách ly trong hầu hết thời gian xét xử các bị cáo khác, bị cáo Đinh La Thăng được đưa trở lại phòng xét xử để đại diện VKS, luật sư chất vấn.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh khai báo trước Hội đồng xét xử phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Phiên tòa sáng 08/03: Bị cáo Trịnh Xuân Thanh có đề nghị bất ngờ

Phát biểu trước tòa, ông Đinh La Thăng đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) cho mình tham gia vào quá trình tố tụng để có thể nắm được nội dung, khi hỏi sẽ trả lời đúng vào trọng tâm.

“Gần hết giờ mới gọi tôi vào, tôi không được theo dõi quá trình, động cái hỏi ngay tôi không hiểu được. Các siêu sao bóng đá dự bị còn được xem trận đấu. Nếu không ảnh hường gì, đề nghị cho tôi tham dự phiên tòa để khi được hỏi tôi trả lời đúng trọng tâm”, ông Đinh La Thăng thẳng thắn.

Trả lời bị cáo Đinh La Thăng, HĐXX giải thích cho biết, việc cách ly bị cáo tại phần xét hỏi nhằm đảm bảo tính khách quan trong lời khai, bước sang phần tranh tụng, cựu Chủ tịch PVN sẽ được tham gia bình thường, công khai.

Bắt đầu quá trình thẩm vấn, đại diện VKS nêu câu hỏi vì sao bị cáo Đinh La Thăng lại chỉ đạo trong năm 2009 PVC phải tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ tập đoàn giao, trong đó có dự án Ethanol Phú Thọ?

Đáp lại câu hỏi của VKS, ông Thăng cho hay, nội dung này được đưa ra trong cuộc họp nội bộ của PVN về kế hoạch sản xuất kinh doanh PVC năm 2009, không liên quan gì đến việc chỉ định thầu hay các việc khác tại dự án Ethanol Phú Thọ.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Đinh La Thăng khai báo trước Hội đồng xét xử.
Trịnh Xuân Thanh: Người khác làm sai sao lại bắt chúng tôi phải đền? Tiền đâu ra? - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Bị cáo Đinh La Thăng khai báo trước Hội đồng xét xử.

 

Ông giải thích thêm khi kết luận và giao nhiệm vụ kế hoạch hàng năm, trong đó, gồm các công việc có sẵn, công việc sẽ đấu thầu và chỉ định thầu.

“Đây là cuộc họp nội bộ của PVN, không có từ chỉ định thầu nào trong đó cả”, ông Đinh La Thăng khẳng định.

Đại diện VKS tiếp tục đề cập tới chủ trương chung của PVN về việc ưu tiên sử dụng các dịch vụ trong ngành dầu khí, vậy khi thực hiện có phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam hay không?

Đối với câu hỏi của kiểm sát viên, ông Đinh La Thăng khẳng định trước hết phải thực hiện theo quy định. Chủ trương chung của PVN là ưu tiên sử dụng dịch vụ trong ngành dầu khí và phải tuân thủ pháp luật.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an trả lời làm rõ một số nội dung các phóng viên nêu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Bộ Công an Việt Nam lên tiếng về khen thưởng trong vụ án bắt Trịnh Xuân Thanh

Tuy nhiên, đồng thời trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (thời điểm đó là nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng) cũng cần phải được cân nhắc.

Bị cáo Đinh La Thăng khai, Chính phủ cho phép PVN được chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đặc thù, trong đó, vốn đầu tư PVN chiếm trên 50%.

“Do sản lượng dầu khí của Việt Nam có hạn, nên cần đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu dịch vụ trong ngành dầu khí từ 10-15% hàng năm lên 20-25% vào năm 2015. Thế nên, Chính phủ cho phép PVN được chỉ định các đơn vị thành viên thực hiện các dự án mang tính chất đặc thù của ngành dầu khí”, ông Đinh La Thăng nêu rõ.

Đặc biệt, ông Đinh La Thăng liên tiếp phủ nhận và phản bác cáo trạng, như trong phiên xử ngày 8/3. Theo cựu Chủ tịch PVN, đây là một chủ trương, đương nhiên phải thực hiện đúng quy định pháp luật.

“Tôi triển khai đúng chủ trương, không phải bằng chỉ đạo cá biệt của tôi mà bằng Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng ủy Tập đoàn và Nghị quyết của HĐQT”, ông Đinh La Thăng nêu rõ.

Đến phần trả lời thẩm vấn các luật sư, ông Thăng nhiều lần phản bác toàn bộ nội dung bản cáo trạng đối với cá nhân mình. Lý do ông Thăng “không phục” cáo trạng VKS đưa ra chính là vì “không phù hợp với thực tế”.

Tôi phản bác toàn bộ cáo trạng của Viện Kiểm sát không phù hợp thực tế. Bị cáo cho rằng, cáo trạng không đúng luật. Mục đích của PVN làm vì lợi ích của quốc gia, dân tộc và cho bản thân PVN, hoàn toàn không vì tập thể hay cá nhân nào”, ông Thăng nhấn mạnh.

Bị cáo này tiếp tục giải thích trong quy chế hoạt động, với vai trò Trưởng Ban chỉ đạo chỉ đôn đốc về mặt tiến độ thực hiện dự án Ethanol chứ PVN không làm thay chủ đầu tư (PVB).

Ngoài ra, HĐQT PVN không có nghị quyết nào, chỉ đạo nào với chủ đầu tư PVB và PVC.

Cuối phần trả lời thẩm vấn, cựu chủ tịch PVN khẳng định, PVN chỉ đạo được đối với dự án thông qua người đại diện vốn của PVN tại các đơn vị thành viên.

Đồng thời, tại PVB, chỉ có 39% vốn của các đơn vị thành viên PVN, do đó PVN không có quyền quyết định đối với dự án mà quyền thuộc các cổ đông PVB.

“Tất cả văn bản đều thể hiện điều đó. Trong tất cả cuộc họp với PVB tôi cũng chỉ đạo không làm thay chủ đầu tư, chủ đầu tư toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan dự án. Ban Chỉ đạo không làm thay chủ đầu tư, đây là nguyên tắc xuyên suốt”, ông Thăng nhấn mạnh và tiếp tục tỏ thái độ phản bác toàn bộ nội dung cáo trạng của VKS.

Trịnh Xuân Thanh: “Tiền đâu mà đền?”

Trong sáng nay 10/3, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bước vào phần xét hỏi và chất vấn. Cựu lãnh đạo PVC khẳng định, sức khỏe của bị cáo hôm nay bình thường.

Ông Đinh La Thăng đối diện bản án từ 18-19 năm tù. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2020
Vụ Ethanol Phú Thọ: Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị đề nghị truy tố

Trước tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khai chưa từng tham gia dự án nào liên quan đến nhiên liệu sinh học. Tuy vậy, trước khi được chọn thực hiện gói thầu Ethanol Phú Thọ, PVC đã triển khai nhiều dự án của ngành dầu khí như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy khí điện Nhơn Trạch, nhiệt điện Vũng Áng và một số dự án liên doanh với nhà thầu quốc tế khác.

“Chúng tôi khẳng định làm được dự án Ethanol Phú Thọ nên PVN và PVB đã chọn PVC”, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho hay và khẳng định, thời điểm đó có chủ trương phải phát huy nội lực nên PVC mới tham gia làm dự án Ethanol Phú Thọ.

Ông Trịnh Xuân Thanh vẫn một mực khẳng định với giá 59 triệu USD thì không thể làm được gói thầu dự án nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ theo hình thức EPC.

Theo lời ông Thanh, trong cuộc họp, có ý kiến nói 59 triệu USD thì không thể làm được mà phải gần 90 triệu USD mới làm được. Biên bản cuộc họp ghi thêm là 59 + 16 triệu USD mới làm được.

“Tôi có ý kiến nhưng lãnh đạo yêu cầu phải làm giá 59 triệu USD nên phải chấp hành. PVN có công văn yêu cầu thực hiện với giá 59 triệu USD, chúng tôi phải chấp hành, dù đã báo cáo là không thể làm giá đó”, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nêu rõ.

Trả lời luật sư về nghị quyết HĐQT PVC thông qua nhận thầu dự án Ethanol Phú Thọ, ông Thanh cho rằng, biên bản cuộc họp có nhiều nhưng nghị quyết HĐQT mới là quyết định về luật pháp.

Cựu lãnh đạo PVV cũng khẳng định, Ban giám đốc trình lên xin ý kiến HĐQT mà không quá bán thì không ra được nghị quyết. Bản thân là Chủ tịch nhưng không có quyền ra nghị quyết.

Ông Thanh nhấn mạnh, việc ký công văn là cam kết thay mặt PCV chứ cá nhân ông không có lợi ích gì. Ông Trịnh Xuân Thanh đã từng khẳng định với PVN là không thể làm được với giá 59 triệu USD vì so sánh với dự án nhiên liệu sinh học ở Dung Quất công suất kỹ thuật giống dự án Ethanol Phú Thọ, được quyết toán trên 100 triệu USD mà đến nay còn lỗ.

Xét xử vụ án xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Ông Đinh La Thăng sắp được ‘hội ngộ’ cùng Trịnh Xuân Thanh vào ngày 08/03

Nhấn mạnh việc khi triển khai công việc phải theo luật. Ông Trịnh Xuân Thanh cho hay, nhà thầu đi làm thuê, chỉ là đi xin làm, nên chủ đầu tư phải đồng ý, hiệu lực của hợp đồng là HĐQT các bên phải thông qua.

“Tôi có 3 năm rưỡi ngồi trong nhà tù, nghĩ mãi không biết vì sao vụ án này lại được đưa ra xét xử, đặc biệt là với nhà thầu chúng tôi. Rõ ràng đây là dự án thua lỗ do không đủ tiền. Tôi nhớ năm 2013, tôi bắt đầu không điều hành nữa nhưng có công văn dừng thi công thì chủ đầu tư phải làm việc với nhà thầu để quyết toán, thanh lý, bồi thường hợp đồng”, ông Thanh băn khoăn.

Cựu lãnh đạo PVC gay gắt, tiền vay các bên phải trả sao lại đổ cho nhà thầu phải chịu trách nhiệm về thiệt hại 543 tỷ đồng?

“Rồi kéo dài đến năm 2019, khởi tố vụ án rồi bắt đền chúng tôi là không đúng. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm từ khi PVC có văn bản dừng thi công”, bị cáo gay gắt.

Trước tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng than, không có tiền đâu nữa mà đền.

“Tôi phải đền 30 tỷ đồng ở vụ án Thái Bình 2, tôi không hiểu lấy đâu tiền mà đền. Đề nghị HĐXX đề xuất nghiên cứu chỉnh luật hay thế nào đấy chứ ra quyết định không thi hành được thì luật pháp không nghiêm”, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nhấn mạnh.
Ông Đinh La Thăng Định hướng cho nhà thầu PVC, đề nghị phong tỏa biệt thự của Trịnh Xuân Thanh

Trình bày bản luận tội, đại diện VKS nhấn mạnh, các bị cáo trong vụ án hầu hết đều giữ vị trí chủ chốt ở các tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước nhưng lại khiến dự án dang dở, gây thất thoát tài sản quốc gia.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Việt Nam bình luận về thông tin 12 cán bộ Bộ Công an được vinh danh sau chuyên án Trịnh Xuân Thanh

VKS đánh giá ông Đinh La Thăng trong giai đoạn từ 2006 – 2011 có vai trò đứng đầu, biết liên danh PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm nhưng vẫn chỉ định thầu cho PVC do Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo.

Ngoài gia ông Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới búp phê và chủ trì nhiều cuộc họp kết luận định hướng chỉ định thầu cho PVC được thực hiện thầu trái với quy định của pháp luật.

Trên cơ sở chỉ đạo của ông Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã ký công văn gửi PVB xin được chỉ định thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ dẫn đến hậu quả dự án dừng thi công, chưa có hạng mục nào hoàn thành gây thiệt hại cho PVB 543 tỷ đồng.

“Bi cáo Đinh La Thăng có vai trò chính, vừa là người đưa ra chủ trương, đồng thời chỉ đạo cấp dưới thực hiện. Do đó, cần có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng tình chất và hành vi phạm tội, để ngăn ngừa phòng ngừa chung”, VKS nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong quá trình công tác, ông Đinh La Thăng cũng có nhiều thành tích xuất sắc nên cần xem xét khi tuyên án.

Về phần bị cáo Trịnh Xuân Thanh, VKS cho rằng, cựu Chủ tịch PVC có vai trò đồng phạm, là người tích cực thực hiện hành vi phạm tội, phạm tội do một phần phụ thuộc vào sự chỉ đạo cấp trên. Đối với trách nhiệm dân sự, các bị cáo Đinh La Thăng, Trần Thị Bình và một số bị cáo khác bị đề nghị bồi thường cho PVB hơn 540 tỷ.

Ông Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Văn Hồng phải bồi thường cho PVC hơn 13 tỷ. Ông Thanh cũng phải trả lại số tiền hưởng lợi hơn 3 tỷ đồng cho PVC Kinh Bắc. Đồng thời, VKS cũng  đề nghị tòa tiếp tục phong tỏa khu biệt thự tại Tam Đảo và tài sản gắn liền với khu đất của Trịnh Xuân Thanh ở đây và đây là tài sản do ông Thanh và ông Hồng mua bằng tiền tạm ứng trái pháp luật.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала