Hãy giúp một cách “thiện chí”: Việt Nam kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar

© AFP 2023 / STRNgười biểu tình ở Myanmar.
Người biểu tình ở Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Đăng ký
Tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam lên tiếng kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar, mong các bên “kiềm chế tối đa”, tìm giải pháp phù hợp với Hiếp pháp, luật pháp, ý chí và nguyện vọng của người dân Myanmar để quốc gia này sớm ổn định.

Đặc biệt, nhấn mạnh việc sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách “thiện chí”, Việt Nam cùng các nước ASEAN đang nỗ lực đối thoại, tìm giải pháp chấm dứt bạo lực, tình trạng bạo loạn và sớm thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Myanmar, đưa cuộc sống người dân Miến Điện sớm trở lại bình thường.

Hội đồng Bảo An LHQ ra Tuyên bố Chủ tịch về tình hình Myanmar

Tình hình Myanmar tiếp tục diễn biến căng thẳng kể từ sau vụ Quân đội bắt giữ cựu cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và lãnh đạo cấp cao chính quyền dân sự, Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD).

Liên Hợp Quốc, các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, ASEAN và dư luận quốc tế tỏ ra vô cùng quan ngại trước những diễn biến leo thang xung đột, thậm chí “đổ máu” gần đây tại quốc gia này khiến nhiều người thiệt mạng.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Ba nước ‘anh em’ Việt Nam – Lào – Campuchia bàn tình hình Myanmar và Biển Đông

Trong bối cảnh bạo lực tiếp diễn ở Myanmar, ngày 10/3, tại New Yor, Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) phải họp, lên án việc phe Quân sự Myanmar sẵn sàng dùng vũ lực, nổ súng bắn chính người dân nước mình và thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình Myanmar theo đề nghị của Vương quốc Anh.

Theo đó, Hội đồng bảo an lên tiếng bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây sau khi Quân đội Myanmar tuyen bố tình trạng khẩn cấp ở quốc gia này từ hôm 1 tháng 2.

HĐBQ đặc biệt cực lực lên án việc phe Quân đội bắt giữ cựu Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) thời gian qua.

Tại cuộc họp ngày 10/3, HĐBQ yêu cầu lãnh đạo Quân đội Myanmar nhanh chóng thả những người đã bị bắt giữ và ngay lập tức chấm dứt việc sử dụng vũ lực nhằm vào người dân tham gia biểu tình, phản đối, chống phe Quân sự.

Hội đồng Bảo an lên án các bạo lực và hạn chế, khẳng định tiếp tục ủng hộ tiến trình dân chủ, kêu gọi tôn trọng quyền, tự do cơ bản của con người và pháp quyền.

Cơ quan quyền lực của LHQ này cũng đồng thời khuyến khích đối thoại hòa bình. HĐBA nhấn mạnh yêu cầu hòa giải phù hợp với ý chí và lợi ích, nguyện vọng của chính người dân Myanmar.

Đặc biệt, tại phiên họp, các thành viên Hội đồng Bảo an cũng ủng hộ mạnh vai trò, nỗ lực của ASEAN.

Theo đó, LHQ hoan nghênh việc ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar và ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 2/3. Trong đó, cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á nhắc lại tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN.

Các nước ASEAN đặc biệt kêu gọi các bên tại Myanmar kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại xây dựng và hòa giải thiết thực, hướng đến lợi ích quốc gia dân tộc và nguyện vọng của nhân dân.

Cảnh sát trong cuộc biểu tình chống lại một cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2021
Chính biến Myanmar có thành nội chiến? Ý kiến chuyên gia Việt Nam

Trong Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình Myanmar, cơ quan này cũng bày tỏ ủng hộ vai trò trung gian của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, đồng thời, khuyến nghị Đặc phái viên tiếp tục duy trì liên lạc với các bên liên quan và sớm vào thăm chính trường Myanmar.

Về tình hình nhân đạo, dành sự hỗ trợ cần thiết cho quốc gia Đông Nam Á này, Hội đồng Bảo an kêu gọi bảo đảm tiếp cận nhân đạo an toàn và không bị cản trở cho tất cả mọi người.

LHQ hiện lo ngại tình hình sẽ làm trầm trọng hơn các thách thức ở Rakhine, trong đó có việc hồi hương an toàn, tự nguyện và bền vững.

“Hội đồng Bảo an khẳng định ủng hộ người dân Myanmar, cam kết đối với chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar”, Tuyên bố Chủ tịch HĐBA nêu rõ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, các lực lượng vũ trang Quân đội, Cảnh sát Myanmar đã khiến hơn 60 người thiệt mạng khi đụng độ trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở quốc gia này.

Việt Nam kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại Liên Hợp Quốc, cùng với Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình Myanmar, Hà Nội kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực, mong các bên cùng tham gia hỗ trợ ổn định tình hình ở quốc gia này, theo đúng nguyện vọng, ý chí của người dân Myanmar.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Việt Nam – Singapore bàn về tình hình Myanmar, khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19

Cụ thể, theo Bộ ngoại giao, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại LHQ khi tham gia đóng góp, xây dựng Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, đã nhấn mạnh yêu cầu phải chấm dứt ngay bạo lực ở Myanmar.

“Việt Nam nhấn mạnh yêu cầu phải chấm dứt ngay bạo lực, ổn định tình hình, bảo đảm an toàn cho dân thường”, thông cáo của Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Cùng với đó, Việt Nam cũng kêu gọi các bên kiềm chế tối đa (tránh đụng độ, xung đột, đổ máu) và tiến hành đối thoại.

Theo Bộ Ngoại giao, cơ chế đối thoại hòa bình, ngừng xung đột, chấm dứt bạo lực này là nhằm hướng tới một giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Myanmar và ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ diễn ra suôn sẻ.

Đồng thời, tại cuộc họp, Việt Nam cũng thông báo đến HĐBA LHQ về những nỗ lực của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Myanmar.

© AFP 2023 / STRCuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar.
Hãy giúp một cách “thiện chí”: Việt Nam kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar.
“ASEAN sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách thiện chí, phù hợp với các mục đích, nguyên tắc của Hiến chương ASEAN”, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh.

Việt Nam – Lào – Campichia mong Myanmar sớm ổn định tình hình

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, trong cuộc Hội đàm trực tuyến cấp cao ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia ngày 10/3 giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đồng chí Thongloun Sisoulith và nhà lãnh đạo Samdech Techo Hun Sen, các bên tiếp tục mong tình hình Myanmar sớm ổn định.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức (IAMM). - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Myanmar đổ máu, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế

Vấn đề Myanmar có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hòa bình, ổn định và thịnh vương chung ở khu vực ASEAN do đó, các nhà lãnh đạo ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia đều không thể bỏ qua mà không thảo luận nhằm tìm kiếm giải pháp tốt và phù hợp nhất đối với quốc gia này.

Các Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hun Sen và Thongloun Sisoulith đều khẳng định mong muốn Myanmar sớm ổn định. Việt Nam – Lào – Campuchia mong chính quyền Myanmar sớm giải quyết bất đồng thông qua đối thoại hòa bình, vì lợi ích của chính Myanmar, vì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á.

Các nhà lãnh đạo cũng đồng thời nhất trí tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm và các nỗ lực của ASEAN trong việc hỗ trợ Myanmar và các vấn đề khác liên quan.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала