- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Niềm kì vọng xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 'Made in Vietnam' ra thế giới liệu có thành?

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế tham gia trực tiếp công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Nhân viên y tế tham gia trực tiếp công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn được tiêm vaccine phòng COVID-19.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bắt đầu tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 ‘Made in Vietnam’ từ năm 2020 và có những kết quả khả quan, Việt Nam kỳ vọng đến cuối năm 2021 có thể chủ động nguồn vắc-xin Covid-19 trong nước và xuất khẩu vắc-xin vào năm 2022.

Sáng 15/03, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Y Hà Nội và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã thử nghiệm lâm sàng vắc-xin thứ 2 của Việt Nam – Covivac, cho 6 tình nguyện đầu tiên. Những tín hiệu ban đầu của thử nghiệm khá lạc quan.

Nhân viên y tế tham gia trực tiếp công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn được tiêm vaccine phòng COVID-19.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Có bệnh nhân bị sốc phản vệ độ 3, Việt Nam có nên ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca?

Trước đó những mũi tiêm của vắc xin NanoCovax đầu tiên của Việt Nam đã được hoàn tất 120/120 mũi tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên 60 tình nguyện viên. Giai đoạn 1, nghiên cứu đánh giá độ an toàn của vắc xin và bước đầu đánh giá đáp ứng sinh miễn dịch trên 3 nhóm liều 25mcg, 50mcg và 75mcg. Bước đầu các chuyên gia đánh giá, vắc xin Nano Covax an toàn, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, có tác dụng với virus SARS-CoV-2, kể cả chủng biến thể. Các tình nguyện viên sau tiêm hầu hết đều có sức khoẻ ổn định, một số ít trường hợp có biểu hiện đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ nhưng đều hết sau 1-2 ngày.

Còn đối với Vắc-xin thứ 2 của Việt Nam là Covivac đang tham gia thử nghiệm lâm sàng, Bộ Y tế cho biết IVAC đã mua bảo hiểm cho toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu với tổng giá trị 40 tỉ đồng. Covivac phòng Covid-19 do Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu và sản xuất. Giai đoạn 1 thử nghiệm từ ngày 15/03 đến ngày 20/04 trên 120 tình nguyện viên độ tuổi từ 18-59, chia thành 5 nhóm, trong đó có 1 nhóm tiêm giả dược.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng Việt Nam luôn tôn trọng tối đa nguyên tắc khoa học, chặt chẽ và an toàn trong thử nghiệm vắc-xin. Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh:

"Đây là vắc-xin mà chúng tôi rất kỳ vọng, có niềm tin sẽ thành công, bởi vắc-xin này được ra đời từ sự tận tâm, tận lực của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Vắc-xin này cũng đã trải qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm tiền lâm sàng tại Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, bước đầu cho thấy nó không chỉ có hiệu quả với những chủng thông thường mà cả chủng đột biến Anh, Nam Phi".

Cũng theo ông Thuấn, nếu Covivac thành công, cùng với vắc-xin Nano Covax sẽ giúp Việt Nam chủ động nguồn vắc-xin Covid-19 trong nước. Dự kiến, cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 Việt Nam sẽ có vắc-xin phòng bệnh và tiến tới xuất khẩu vắc-xin Covid-19.

Năm 2021, toàn bộ người dân Việt Nam sẽ được tiêm đầy đủ vắc xin?

Theo thông tin trước đó, đã có 30 triệu liều vắc xin được VNVC đặt mua từ AstraZeneca cho Bộ Y tế theo cơ chế phi lợi nhuận, có thêm nguồn cung ứng nữa là dưới sự hỗ trợ của COVAX Facility. Theo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), ngày 25/3 lô vaccine đầu tiên từ nguồn COVAX Facility với 1,37 triệu liều vaccine của AstraZeneca trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều sẽ về đến Việt Nam. Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục về Việt Nam ngày 25/04.

Nhiều nhà báo chờ đợi ghi hình những mũi vắc xin đầu tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Lịch trình cung ứng 60 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam

Từ phía VNVC, lịch trình cung ứng vắc xin sẽ lần lượt: cuối tháng 2/2021, 117.600 liều vaccine của hãng AstraZeneca do SK Bio Hàn Quốc sản xuất đã về đến Việt Nam và được triển khai tiêm chủng từ ngày 8/3. Dự kiến, các đợt vaccine tiếp theo với tổng số 29,87 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

Theo tính toán, nếu như lộ trình điều chế cả 2 loại vắc xin ‘Made in Vietnam’ thành công, trong năm 2021, sẽ có tới 60 triệu liều vắc xin được phân bổ trên toàn quốc và tiến hành tiêm chủng cho tất cả người dân. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể xuất khẩu vắc xin ra toàn thế giới.

Liệu kế hoạch này có nằm trong tầm tay? Khi mà tình trạng tiêm vắc xin AstraZeneca trên thế giới vẫn chưa hoàn toàn ổn định và tình hình dịch Covid-19 vẫn đang chuyển biến phức tạp

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала