Vắng ĐB Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, Ksor H'Bơ Khăp, nghị trường Quốc hội có “buồn”?

© AFP 2023 / Pool / Hoang Dinh NamĐại biểu Dương Trung Quốc.
Đại biểu Dương Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Đăng ký
Những gương mặt nổi bật với những màn tranh luận nảy lửa ở Nghị trường Quốc hội Việt Nam như đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhà sử học Dương Trung Quốc, nữ Trung tá Công an Ksor H'Bơ Khăp (Ksor Phước Hà) hay bà Phạm Thị Minh Hiền sẽ không tái cử ĐBQH Khóa XV.

Đâu là lý do khiến các ĐBQH Dương Trung Quốc(Đồng Nai), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), bà Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) và con gái của nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Ksor Phước bà Ksor H'Bơ Khăp (Gia Lai) không tham gia Quốc hội khóa XV?

Vì sao nhà sử học Dương Trung Quốc không ứng cử ĐBQH khóa XV?

Mới đây, chiều 17/3, đại biểu Dương Trung Quốc đã xác nhận việc ông không tái cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV tới đây.

Theo đó, ông Dương Trung Quốc cho biết, việc ông không ra ứng cử lần này là do tuổi đã cao (ông Quốc sinh năm 1947, đến nay đã 74 tuổi). Ngoài ra, ông cũng đã có thời gian làm ĐBQH khá lâu, lên tới 20 năm hoạt động sôi nổi và tâm huyết ở nghị trường Quốc hội Việt Nam.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên trao Bằng khen cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt, người được vinh danh “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần thứ 4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Vị lãnh đạo này là Ủy viên Bộ Chính trị nhưng không ứng cử đại biểu Quốc hội

Trong suốt thời gian tham gia Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc là một trong những đại biểu gây ấn tượng trên nghị trường với những lần chất vấn thẳng thắn, gai góc trước nghị trường, đi sâu vào các vấn đề xã hội, dân sinh, pháp lý, được đông đảo người dân ủng hộ.

Vị ĐBQH nổi tiếng này cho hay, tất nhiên, không nên có hạn chế tuổi tác đối với người tham gia lĩnh vực này, vì thời gian là tích lũy tri thức, tích lũy thực tiễn, tích lũy cả tuy tín nữa.

“Tuy nhiên, mỗi người cũng nên biết lượng sức mình. Và tôi tham gia 4 nhiệm kỳ cũng là hơi quá nhiều”, nhà sử học Dương Trung Quốc lý giải quyết định của mình.

Ông Quốc cũng cho biết, đây là quyết định của cá nhân ông, nghĩa là không chịu tác động hay sức ép từ bất cứ ai, cơ quan nào.

Được biết, ứng viên của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (khóa trước ông Quốc ứng cử ở đơn vị này) trong kỳ bầu cử ĐBQH lần này là PGS Trần Đức Cường, hiện đang giữ cương vị Chủ tịch Hội.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamĐại biểu Dương Trung Quốc.
Vắng ĐB Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, Ksor H'Bơ Khăp, nghị trường Quốc hội có “buồn”? - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Đại biểu Dương Trung Quốc.

Cái tên Dương Trung Quốc đặc biệt được chú ý ở Việt Nam. Ông để lại nhiều dấu ấn trong suốt 20 năm tham gia Quốc hội. Điều đáng nói, ĐBQH Dương Trung Quốc là một trong số các đại biểu ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà sử học Dương Trung Quốc lần đầu tham gia Quốc hội là ở khóa XI (nhiệm kỳ 2002 - 2007). Ông Quốc liên tiếp trúng cử ĐBQH các khóa tiếp theo XII, XIII, XIV.

Bên cạnh chức danh Tổng Thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, ông Dương Trung Quốc cũng tham gia các cơ quan, đoàn thể khác, ví dụ như: Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp các hội hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và nay.

Ở kỳ bầu cử khóa trước (khóa XIV), nhà sử học Dương Trung Quốc trúng cử với tỷ lệ 74,22% số phiếu.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không tái cử

Một đại biểu nổi bật khác không tái cử khóa này (khóa XV) là ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre).

Ông Lưu Bình Nhưỡng sinh tháng 2/1963, hiện là Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo thông tin được công bố, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không tái cử khóa XIV vì lý do “quá tuổi” (theo Hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức Trung ương, cán bộ công chức, viên chức được tái cử là nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968).

© Ảnh : Facebook account of Luu Binh NhuongĐại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
Vắng ĐB Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, Ksor H'Bơ Khăp, nghị trường Quốc hội có “buồn”? - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.

Ông Lưu Bình Nhưỡng là Tiến sĩ Luật khoa, tham gia Quốc hội từ khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 - 2021).

Tương tự ông Dương Trung Quốc, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng là một người có nhiều phát biểu đáng chú ý trên nghị trường Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng phải thừa nhận, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã “châm ngòi cho quá nhiều tranh luận tại hội trường”.

Ở kỳ bầu cử khóa XIV, ông Nhưỡng trúng cử với tỷ lệ 62,02% số phiếu.

Vì sao nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khăp không tiếp tục ứng cử đại biểu Quốc hội?

Bà Ksor Phước Hà là con gái của ông Ksor Phước - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Mới đây, bà Ksor H’Bơ Khăp (Ksor Phước Hà) đã có chia sẻ về lý dó bà không tiếp tục tham gia ứng cử ĐBQH khoá XV, cũng như mục tiêu sự nghiệp của bà trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi chất vấn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2020
Vì sao mất rừng? Nữ Trung tá Công an tranh luận “nóng” với Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Trước đó, việc bà Ksor Phước Hà (đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai) không tái cử ĐBQH khoá mới đã khiến nhiều người tiếc nuối, bởi bà được xem là một nữ đại biểu trẻ tuổi thẳng thắn, có nhiều ý kiến đóng góp quyết liệt trên nghị trường.

Bà từng có nhiều phát biểu, chất vấn, tranh luận một cách thẳng thắn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường về diện tích rừng, xử lý pin năng lượng mặt trời, thủy điện trong các kỳ họp Quốc hội khóa XIV.

Nói về lý do không tái cử ĐBQH khoá XV nhiệm kỳ 2021-2026, bà Ksor Phước Hà cho biết, lý do thứ nhất là bởi bà không thuộc diện cơ cấu của tỉnh và Trung ương.

Thứ hai, bà cho rằng bản thân hiện chưa đủ năng lực để tiếp tục làm đại biểu chuyên trách. Và thứ ba, mục tiêu chính của bà là tập trung cho công tác chuyên môn, bởi công việc mà bà yêu thích, theo đuổi từ lâu là phấn đấu làm tốt vai trò chiến sĩ Công an Nhân dân. Do đó, bà quyết định không tái cử ĐBQH khoá XV.

“Những ý kiến phát biểu của tôi trong các kỳ họp là những hoạt động bình thường của Quốc hội. Trong một nhiệm kỳ qua mình làm đại biểu kiêm nhiệm thì ở địa phương, Trung ương cũng có cơ cấu làm đại biểu chuyên trách”, nữ đại biểu chia sẻ.

Người con gái xuất sắc của ông Ksor Phước bổ sung thêm rằng ngoài việc cảm thấy chưa đủ khả năng thì bà cũng đang chú tâm theo đuổi nguyện vọng làm cán bộ Công an.

“Đây là công việc mình yêu thích từ lâu nên mới không tiếp tục ứng cử đại biểu Quốc hội khoá mới”, bà Ksor Phước Hà nhấn mạnh.

Trước một số ý kiến đồn đoán cho rằng với những phát biểu, chất vấn thẳng thắn của mình, có áp lực khiến bà xin thôi ĐBQH, bà Ksor Phước Hà khẳng định việc bà không tái cử là hết sức bình thường chứ không hề có áp lực nào cả.

Bà cũng cho biết, lãnh đạo mọi bộ ngành lẫn địa phương đều mong muốn bà tiếp tục tham gia Quốc hội khóa mới.

Bà Phước Hà bày tỏ, tự nhận thấy bản thân để thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH chuyên trách thì phải phấn đấu rèn luyện nhiều hơn nữa.

“Đặc biệt, được thực hiện nhiệm vụ của người chiến sĩ Công an nhân dân là niềm mơ ước của tôi, tôi phải tiếp tục thực hiện, không thể một lúc đóng nhiều vai được. Với tôi, làm gì cũng phải có sự chuyên tâm. Vì thế những đồn đoán lý do tại sao tôi không tiếp tục ứng cử ĐBQH là không có cơ sở, chỉ là đồn đoán mà thôi!”, bà Ksor Phước Hà khẳng định.

Qua đây, bà cũng bày tỏ kỳ vọng, mong muốn các đại biểu Quốc hội và Quốc hội ở mỗi một nhiệm kỳ đều có sự tiến bộ hơn nữa.

“Mong muốn thì rất nhiều, nhưng người làm việc thì phải phụ thuộc vào cá nhân từng người, từng đơn vị, tổ chức nữa. Tôi mong đại biểu Quốc hội hay Quốc hội đều làm luật như thế nào để đảm bảo cho quyền và lợi ích của nhân dân, của Đảng và Nhà Nước”, bà Ksor Phước Hà bày tỏ.

Bà Ksor Phước Hà (sinh năm 1982) là người dân tộc Jrai, quê ở xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Bà tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân, học vị Thạc sĩ Luật khoa, hiện mang quân hàm Trung tá. Bà Phước Hà đang giữ chức vụ Trưởng Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.

Người từng tranh luận nảy lửa với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không tái ứng cử

Bà Phạm Thị Minh Hiền, ĐBQH khóa XIV của tỉnh Phú Yên, người từng “truy trách nhiệm” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ về quy định sinh viên bán dâm đến lần thứ tư mới bị đuổi học, vấn đề “biệt phủ” của quan chức, cán bộ hay luật an ninh mạng cũng sẽ không tham gia tái cử Quốc hội khóa XV.

 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2019
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Đồng chí Lê Hải An mất đi là tổn thất to lớn đối với ngành giáo dục“

Ngày 17/3, tỉnh Phú Yên tổ chức hiệp thương lần thứ hai giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV của tỉnh.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Phú Yên xác nhận, bà Phạm Thị Minh Hiền, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Phú Yên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên) đã không còn có tên trong danh sách đại biểu Quốc hội khóa XV tới đây.

Theo vị lãnh đạo cho hay, kết quả hiệp thương lần thứ hai giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh chỉ có 12 người, không có trường hợp tái cử.

“Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Phú Yên không có trường hợp đại biểu tái cử. Bà Hiền không tiếp tục tái cử đại biểu Quốc hội khóa XV”, lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho biết.

Cũng trong ngày 17/3, xác nhận với báo chí, bà Phạm Minh Hiền cũng xác nhận nội dung trên.

“Tới thời điểm này, tôi không có tên trong danh sách ứng cử Quốc hội khóa mới”, nữ đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nhấn mạnh.

Bà Phạm Thị Minh Hiền sinh năm 1978 là ĐBQH khóa XIV nhiệm kỳ 2016 – 2021, thuộc đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên.

Bà trúng cử ĐBQH ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Phú Yên với số phiếu đạt 55,04%. Hiện tại, bà Hiền là Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên, Phó Ban trực Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ tỉnh, Chủ tịch Hội đồng điều hành Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Phú Yên.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2019
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cái quạt, trần nhà, góc tường cũng phải xem xét
Trong nhiệm kỳ làm ĐBQH của mình, bà Phạm Thị Minh Hiền từng gây dấu ấn với hàng loạt chất vấn, tranh luận nóng tại nghị trường Quốc hội, yêu cầu các thành viên Chính phủ làm rõ những vấn đề mà dư luận xã hội qua tâm.

Đáng chú ý nhất, bà Phạm Thị Minh Hiền từng chất vấn, tranh luận gay gắt về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ khi để xảy ra hàng loạt vấn đề tiêu cực trong ngành giáo dục như dự thảo quy định sinh viên bán dâm 4 lần mới bị kỷ luật đuổi học, vụ nâng, sửa điểm thi tốt nghiệp THPT ở một số tỉnh.

Vị ĐBQH này còn tranh luận về vấn đề “biệt phủ” của quan chức nhà nước, luật an ninh mạng, quy định, biện pháp về phòng chống tội phạm …

“Người dân vi phạm đều bị pháp luật xử lý, cán bộ gây sai phạm nghiêm trọng thì điều chuyển, vẫn an toàn sau lớp vỏ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tập thể. Điều này dễ làm cho dân hiểu rằng áp dụng luật dành cho dân khác với cán bộ”, nữ ĐB thẳng thắn khi bàn về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa tự ứng cử

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin việc giới thiệu nhân sự ứng cử ĐBQH khóa XV TP.HCM (liên quan đến Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Nguyễn Thiện Nhân), luật sư Trương Trọng Nghĩa là 1 trong 16 hồ sư “tự ứng cử”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa được nhiều người biết đến với những phát biểu cũng như những chất vấn gai góc tại các kỳ họp Quốc hội. Được biết, ông Trương Trọng Nghĩa sinh tháng 2 năm 1953, năm nay 67 tuổi.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2019
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Báo cáo của Chính phủ nên đề cập vụ Bãi Tư Chính

Trong sáng 17/3, đại biểu Trương Trọng Nghĩa xác nhận ông tự ứng cử ĐBQH khóa XV. Hồ sơ của ông Nghĩa đã được hoàn thiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, khi ứng cử ĐBQH khóa XIV, ông Trương Trọng Nghĩa là Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia TP.HCM. Ông Nghĩa cũng là ĐBQH khóa XIII.

Cả hai nhiệm kỳ trước, ông Nghĩa đều là ứng viên được Đoàn Luật sư TP.HCM giới thiệu. Ở kỳ bầu cử khóa XIV, ông Nghĩa trúng cử với tỷ lệ 67,89% số phiếu.

Tại Việt Nam, ông Trương Trọng Nghĩa là một luật sư nổi tiếng. Ông còn là chuyên gia tư vấn của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 6 năm 1998 đến nay.

Trên nghị trường Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nổi tiếng với nhiều phát biểu thẳng thắn về những vấn đề nóng gây bức xúc trong dư luận.

Theo đó, ông Nghĩa từng “làm nóng” nghị trường với hàng loạt phát biểu liên quan đến Luật Biểu tình, về việc Quốc hội không có tuyên bố về Biển Đông, vấn đề tham nhũng, vụ án Hồ Duy Hải…

Khi ứng cử ĐBQH khóa XIV, chương trình hành động của ông Trương Trọng Nghĩa có 4 điểm, trong đó bao gồm: xây dựng và giám sát thi hành luật pháp, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo vệ môi trường và an toàn cuộc sống nhân dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала