Tại sao Trung Quốc thay đổi luật truyền phát thông tin?

© AP Photo / NG HAN GUANNhân viên an ninh Trung Quốc đi ngang qua logo của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (Tập tin)
Nhân viên an ninh Trung Quốc đi ngang qua logo của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (Tập tin) - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2021
Đăng ký
Trung Quốc công bố một dự thảo luật phát thanh truyền hình mới. Luật hiện hành đã được thông qua cách đây 24 năm, khi các phương tiện truyền thông chính chỉ là đài phát thanh và truyền hình. Giờ đây, một phần đáng kể khán giả bị cuốn theo các phương tiện truyền thông mới — micro blog, nền tảng lưu trữ video, phát trực tuyến, v.v.

Tuy nhiên, những tài nguyên này không phải tuân theo quy định chung của phương tiện truyền thông. Luật mới sẽ hợp lý hóa hoạt động của tất cả các phương tiện trên thị trường truyền thông và tạo ra các quy tắc hoạt động giống nhau cho tất cả.

Một phần tư thế kỷ trước, khi luật phát thanh truyền hình đầu tiên được thông qua, báo in, đài phát thanh, truyền hình đang thống trị các phương tiện truyền thông. Tất nhiên, Internet lúc đó đã tồn tại, nhưng tỷ lệ người dùng ở Trung Quốc rất ít, và Internet không có tác động đáng kể đến không gian thông tin. Trong các phương tiện truyền thông truyền thống, ngoài Đài truyền hình Trung ương và các tờ báo lớn, báo chí địa phương chiếm ưu thế trong lĩnh vực thông tin. Phạm vi đối tượng theo đó bị giới hạn theo ranh giới địa lý khu vực.

Báo chí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2020
Hoa Kỳ bất lực trước Trung Quốc trong sự cạnh tranh truyền thông

Nhưng với sự phát triển về số lượng người sử dụng và các dịch vụ Internet, số lượng nền tảng công nghệ phát triển nhanh chóng, thực sự thực hiện các chức năng của phương tiện truyền thông mới. Micro blog, lưu trữ video, mạng xã hội, nhắn tin tức thời và nền tảng truyền trực tiếp - đối với thế hệ trẻ Trung Quốc, những dịch vụ như vậy trở thành nguồn thông tin chính. Đồng thời, chúng lại thuộc về các công ty tư nhân, và địa lý phủ sóng, do đặc thù của Internet, đã mở rộng ra toàn bộ quốc gia.                   

Các quy tắc nhất định đối với media mới đã từng  được đưa ra trước đây

Vào đầu những năm 2010, chính quyền đã buộc trách nhiệm đối với các blogger đưa thông tin không đúng sự thật hoặc cố tình sai lệch nếu thông tin này được xem hơn 5000 lần hoặc được đăng lại hơn 500 lần. Năm 2017, Bộ Thông tin Internet ban hành quy định mới, theo đó tất cả các blogger phải làm thủ tục đăng ký tên thật và xác minh danh tính của họ. Sau đó, theo quy định, các blogger không thể phát tán thông tin chính trị hoặc quân sự mà không có sự đồng ý đặc biệt từ các cơ quan quản lý. Ngoài ra, hiện nay các blogger nếu không được sự cho phép đặc biệt, sẽ không thể tự mình công bố  thông tin có tính chất chính trị, kinh tế, y tế, ngoại giao, quân sự hoặc xã hội. Họ cũng bị cấm đưa các tài liệu xuyên tạc sự thật về lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời, họ được phép đăng lại, chia sẻ các tài liệu từ phương tiện truyền thông chính thống nhà nước.

Tuy nhiên, các quy định này mới được áp dụng chủ yếu cho giới chơi blog. Trong khi đó, một số lượng lớn các định dạng hoàn toàn mới đã xuất hiện, chẳng hạn như phát trực tuyến. Nội dung được chia sẻ từ các nền tảng như vậy được kiểm soát rất chọn lọc và không phải lúc nào cũng hiệu quả. Luật phát thanh truyền hình mới chỉ là sự hợp lý hóa công việc của tất cả các phương tiện truyền thông hiện có, theo Wu Fei - giáo sư từ Đại học Báo chí và Truyền thông Xã hội Tế Nam, nói với Sputnik.

An ninh thông tin quốc tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2020
Trung Quốc đề xuất kiến trúc mới cho Internet
“Trước đây, phát thanh và truyền hình có sức ảnh hưởng lớn trong không gian thông tin nên Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh và Truyền hình Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không gặp nhiều khó khăn trong việc điều tiết lĩnh vực này. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của mạng 4G,  video ngắn, nhiều nền tảng truyền thông mới độc lập đã xuất hiện, mà xét về tác động xã hội đã bắt đầu vượt qua các phương tiện truyền thống. Do đó, nếu chúng chỉ được quản lý từ Cơ quan Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Truyền hình Trung Quốc hay Bộ Công nghiệp và Thông tin, thì hiệu quả mong muốn sẽ không đạt được. Xét cho cùng, Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm về công nghệ kỹ thuật, và Cơ quan Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Truyền hình chịu trách nhiệm về nội dung. Nhưng nội dung trực tuyến được phát tán theo một cách khác, và không thể quản lý bằng các cách truyền thống. Dự luật mới liên quan nhiều hơn đến quy định về quyền truy cập của trẻ vị thành niên vào nội dung. Xét cho cùng, các chương trình của Trung Quốc rất đa dạng. Ví dụ, trong các buổi biểu diễn xiếc có các thủ thuật ném dao, trẻ vị thành niên sau đó có thể cố gắng bắt chước lặp lại. Về nguyên tắc, nội dung này có thể chấp nhận được như thế nào? Có cần chỉ ra các giới hạn về độ tuổi hay không? Tất cả điều này cần phải được chú ý đến. Ngày càng có nhiều vụ bê bối với các nghệ sĩ và nhân vật công chúng khi các phương tiện truyền thông phát triển. Dự luật mới quy định những vấn đề như vậy, đưa ra những hạn chế phù hợp đối với nghệ sĩ và nhân vật nổi tiếng”.
© Fotolia / ArtemSamMáy tính
Tại sao Trung Quốc thay đổi luật truyền phát thông tin? - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2021
Máy tính

Dự luật mới rộng rãi hơn nhiều so với luật hiện hành

Luật mới có 10 chương, 80 điều thay vì 6 chương và 55 điều bộ luật hiện nay. Nội dung có ba phần lớn, quy định việc sản xuất, phân phối nội dung, phát sóng tích hợp và phủ sóng thông tin. Dự luật quy định chín loại nội dung truyền thông bị cấm phân phối từ tất cả các lọai phương tiện truyền thông hiện có. Đặc biệt, trong đó có những nội dung xúc phạm văn hóa dân tộc Trung Hoa, xuyên tạc lịch sử. Mục tiêu chính của dự luật mới là bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi những thông tin không mong muốn hoặc không chính xác, Wu Fei giải thích.

máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2021
Trung Quốc thay đổi các quy tắc mới để quản lý Internet thế nào?
“Thứ nhất, trẻ vị thành niên tiếp thu quá nhiều thông tin có hại cho sức khỏe. Và họ tiếp xúc với lượng lớn thông tin đa dạng, không phải lúc nào cũng hữu ích. Trước đây, ví dụ như đọc một tờ báo, tất cả những gì quan trọng nhất có thể biết được trong 20 phút. Bây giờ bạn có thể dán mắt vào điện thoại hàng giờ, nhưng không nhận được bất kỳ thông tin giá trị nào. Đây được gọi là phân mảnh thông tin. Chất lượng thông tin giảm sút. Do đó, cần giúp mọi người điều hướng luồng thông tin, đánh dấu thông tin chất lượng thấp là tùy chọn hoặc không cần thiết. Vì người bình thường rất khó tìm ra thứ cần thiết trong đại dương đầy thông tin. Nếu lãng phí thời gian vào những thông tin trống rỗng và quên mất hoạt động chính của họ, thì sẽ chẳng có gì tốt đẹp cả".

Nhu cầu điều chỉnh việc tiếp thu nội dung, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, càng cấp thiết vào thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19. Học sinh bị buộc phải ở nhà trong một thời gian dài và thời gian giải trí của chúng thường hạn chế trong việc xem phim, video và các nội dung khác qua Internet. Đồng thời, nếu trong rạp chiếu phim,  có thể tuân thủ hiệu quả các giới hạn về độ tuổi bằng cách kiểm tra chứng minh thư, điều này không thực hiện được trên Internet. Dự luật mới được xây dựng để tạo ra các cơ chế hoạt động thích hợp lọc nội dung không mong muốn. Cư dân mạng Trung Quốc nói chung ủng hộ sự đổi mới này, đặc biệt là về giới hạn nội dung dành cho trẻ vị thành niên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала