Vụ bà Bạch Diệp: Ông Nguyễn Thành Tài và VKS nói gì về ông Lê Hoàng Quân?

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNBị cáo Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản Diệp Bạch Dương được áp giải đến phiên tòa ngày 15/3.
Bị cáo Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản Diệp Bạch Dương được áp giải đến phiên tòa ngày 15/3. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Đăng ký
Vụ án nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp: Viện Kiểm sát nói gì về lời khai của ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch TP.HCM về ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM?

Đại diện Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố bà Dương Thị Bạch Diệp tội lừa đảo, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đại diện cơ quan công tố cũng lên tiếng về vai trò của nguyên Chủ tịch Lê Hoàng Quân trong vụ án này.

Bà Dương Thị Bạch Diệp nói bị lừa, phòng công chứng cung cấp chứng cứ

Ngày 24/3, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp (Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) có liên quan đến cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài và đồng phạm trong việc hoán đổi khu “đất vàng” 185 Hai Bà Trưng, Quận 3, trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ thành phố).

Các bị cáo Nguyễn Thành Tài, Trương Văn Út, Đào Anh Kiệt (từ trái qua) tại phiên tòa ngày 17/9/2020. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2020
Diễn biến mới vụ ông Nguyễn Thành Tài

Đặc biệt, vụ án của ông Nguyễn Thành Tài và bà Dương Thị Bạch Diệp cũng nóng dư luận vì liên quan đến nguyên Chủ tịch TP.HCM Lê Hoàng Quân.

Trong vụ án này, bà Bạch Diệp bị cơ quan điều tra, tố tụng cáo buộc có hành vi gian dối khi đổi nhà 57 Cao Thắng lấy khu đất vàng 185 Hai Bà Trưng, đồng thời cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu thể hiện chưa thế chấp, chưa đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, khu đất đã được thế chấp ở Agribank từ ngày 31/12/2008, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 186 tỷ đồng.

Tại phiên xét xử, nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp và các luật sư bào chữa cho bị cáo khẳng định hồ sơ vay, thế chấp tài sản 57 Cao Thắng cho Agribank là không có thật, không tồn tại trong hệ thống lưu trữ của Sở Tư pháp, phòng công chứng.

Tuy nhiên, ngày 24/3, Phòng công chứng số 1 đã gửi văn bản đến TAND TP.HCM khẳng định hợp đồng thế chấp vay tài sản của Công ty Diệp Bạch Dương và Agribank là có thật.

Sở dĩ hợp đồng thế chấp cho vay không tìm thấy trên hệ thống lưu trữ là vì tại thời điểm ký hợp đồng (tháng 12/2008), Bộ Tư pháp chưa có hệ thống lưu trữ điện tử trên mạng như hiện nay. Đồng thời, TP.HCM cũng chưa có phần mềm quản lý hồ sơ công chứng, lịch sử giao dịch dùng chung cho tất cả các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố.

Phòng công chứng vẫn lưu bản gốc của toàn bộ hồ sơ. Phòng công chứng số 1 sau đó cũng đã cung cấp toàn bộ hồ sơ này cho HĐXX.

Đại diện Phòng công chứng số 1 cũng cho biết hợp đồng trên của bà Bạch Diệp, ngoài lưu trữ bằng giấy tại kho còn lưu giữ trên hệ thống Master, chương trình được Bộ Tư pháp thiết lập.

Chủ tọa thông báo cho biết, toàn bộ tài liệu liên quan sẽ được chuyển cho VKS để kiểm sát và chuyển cho các luật sư của bà Dương Thị Bạch Diệp tiếp cận dùng tranh luận bổ sung.

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNBị cáo Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản Diệp Bạch Dương tại phiên tòa ngày 15/3.
Vụ bà Bạch Diệp: Ông Nguyễn Thành Tài và VKS nói gì về ông Lê Hoàng Quân? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
Bị cáo Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản Diệp Bạch Dương tại phiên tòa ngày 15/3.

Bào chữa cho bị cáo Bạch Diệp, luật sư Phan Trung Hoài ngay sau đó đã đề nghị triệu tập người ký văn bản gửi tòa từ phòng công chứng, bởi văn bản cho rằng thời điểm ký hợp đồng thế chấp chưa tồn tại hệ thống lưu trữ điện tử. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng, những tài liệu này chỉ là một nguồn để xem xét toàn diện hơn vụ án, do đó, không cần triệu tập.

Sacombank đề nghị không chấp nhận kiến nghị của VKS

Trong vụ án này, Sacombank được xác định là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Tại phiên xử, đại diện ngân hàng Sacombank đã đề nghị HĐXX không chấp nhận kiến nghị của Viện Kiểm sát về việc thu hồi tài sản khu “đất vàng” 185 Hai Bà Trưng.

Nguyên phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, bị cáo Nguyễn Thành Tài tại phiên tòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2020
Cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài lĩnh án 8 năm tù

Đại diện đơn vị này cho biết, Sacombank liên quan đến vụ án của bà Dương Thị Bạch Diệp vì đã nhận thế chấp thửa đất 185 Hai Bà Trưng và cho Công ty Diệp Bạch Dương vay tiền sau khi công ty này hoàn tất thủ tục sang tên từ Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM thành Công ty Diệp Bạch Dương. Tuy nhiên, đến nay, khoản tiền mà Công ty Diệp Bạch Dương vay Sacombank vẫn chưa được trả.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của ngân hàng này cho biết, Sacombank nhận thế chấp quyền sử dụng đất 185 Hai Bà Trưng và cho Công ty Diệp Bạch Dương vay tiền là thực hiện đúng quy định pháp luật, công khai minh bạch. Đồng thời, ngân hàng (Sacombank là bên thứ 3 ngay tình khi thực hiện giao dịch này).

Luật sư đề nghị HĐXX giải quyết để bảo vệ quyền lợi của Sacombank theo đúng quy định của Điều 138 Bộ Luật Hình sự 2015 vì thời điểm thực hiện hợp đồng thế chấp, ngân hàng không thể biết hết những khúc mắc của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất này cho Công ty Diệp Bạch Dương.

Đồng thời, về việc không chấp nhận kiến nghị của VKS liên quan đến quyết định thu hồi tài sản 185 Hai Bà Trưng, Ngân hàng cho biết, việc kê biên tài sản 185 Hai Bà Trưng này không phù hợp. Luật sư của Sacombank khẳng định, giấy chứng nhận của thửa đất này cấp cho pháp nhân Công ty Diệp Bạch Dương, chứ không phải cấp cho bà Dương Thị Bạch Diệp.

Cũng được xác định là người liên quan, Trung tâm ca nhạc nhẹ và UBND TP.HCM đề nghị HĐXX xem xét giải quyết đảm bảo quyền lợi cho các bên, thu hồi được tài sản của Nhà nước.

VKS giữ quan điểm truy tố đại gia Dương Thị Bạch Diệp tội lừa đảo

Về phần mình, đại diện VKS khẳng định tài liệu trong hồ sơ vụ án được thu thập theo đúng trình tự, hoàn toàn khách quan, đúng pháp luật.

Bị cáo Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh bị dẫn giải ra tòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2020
Ông Nguyễn Thành Tài và bà Lê Thị Thanh Thúy phủ nhận “quan hệ trai gái”

Việc bà Diệp cho rằng mình không lừa đảo, căn nhà số 57 Cao Thắng không dùng để thế chấp cho bất cứ khoản vay nào. Quan điểm này của bị cáo Diệp bị Viện Kiểm sát bác bỏ toàn bộ.

VKS khẳng định, tất cả các tài liệu như giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ đã xác định rõ đều do bị cáo Dương Thị Bạch Diệp ký.

Đồng thời, đối đáp lại quan điểm bào chữa của bà Dương Thị Bạch Diệp, VKS chỉ rõ, bị cáo Diệp là người trực tiếp ký biên bản họp hội đồng thành viên Công ty Diệp Bạch Dương đề nghị vay vốn, ký hợp đồng thế chấp tài sản, có công chứng tại Phòng công chứng số 1 và đã được đăng ký giao dịch bảo đảm, giấy nhận nợ ngày 31/12/2008 cùng các hợp đồng tín dụng kèm giấy nhận nợ với Agribank có tổng số tiền vay là 67.000 lượng vàng SJC.

Theo hồ sơ,  có 15 tài sản, trong đó có tài sản 57 Cao Thắng được dùng để đảm bảo cho khoản vay 67.000 lượng vàng SJC. Ngân hàng Agribank đã giải ngân số tiền trên vào tài khoản của Công ty Diệp Bạch Dương.

Ông Nguyễn Thành Tài - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2019
Nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ông Nguyễn Thành Tài tiếp tục bị khởi tố
VKS nhấn mạnh, do tài sản 57 Cao Thắng đã thế chấp vay vốn tại Agribank nên sau khi hoàn công việc sửa chữa công trình 57 Cao Thắng, bị cáo Bạch Diệp đã ký văn bản mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 57 Cao Thắng để hoàn thiện hồ sơ hoàn công tại Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, đồng thời cam kết hoàn trả toàn bộ hồ sơ, tài sản thế chấp và ký lại hợp đồng thế chấp cho Agribank.

Tuy nhiên, bà Bạch Diệp đã cung cấp hồ sơ gian dối, thể hiện nhà 57 Cao Thắng chưa thế chấp để làm thủ tục hoán đổi.

“Trên cơ sở thông tin gian dối mà bị cáo đã cung cấp, các bị cáo khác trong vụ án đã tham mưu, đề xuất, chấp thuận, hoán đổi tài sản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 185 Hai Bà Trưng cho Công ty Diệp Bạch Dương trái pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước”, VKS khẳng định.

Cùng với đó, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 185 Hai Bà Trưng, bà Dương Thị Bạch Diệp không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 57 Cao Thắng cho Nhà nước mà lại sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 185 Hai Bà Trưng vay vốn tại Ngân hàng Phương Nam 160 tỷ đồng.

Sau đó, khoản nợ này đã được Sacombank bán nợ cho VAMC từ năm 2016. Đến nay, bị cáo Dương Thị Bạch Diệp cũng chưa trả được nợ xong cho Sacombank.

Theo VKS, bị cáo Dương Thị Bạch Diệp phải có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực về tài sản đem đi hoán đổi, giao tài sản hoán đối cùng toàn bộ giấy tờ pháp lý cho Nhà nước khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 185 Hai Bà Trưng.

“Do đó, căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa có đủ căn cứ xác định cáo trạng truy tố bị cáo Diệp tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đúng người, đúng tội, không oan sai”, đại diện VKS lập luận.
VKS nói gì về lời khai của ông Nguyễn Thành Tài về nguyên Chủ tịch TP.HCM Lê Hoàng Quân?

Trong vụ án này, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài được cho là đã ký Văn bản 956/UBND-ĐTMT gửi các cơ quan, đơn vị liên quan, chấp thuận cho hoán đổi nhà đất công tại khu “đất vàng” 185 Hai Bà Trung và nhất đất của Công ty Diệp Bạch Dương ở số 57 Cao Thắng.

Trong phần tự bào chữa của bản thân, ông Nguyễn Thành Tài cho biết, bản thân mình là cấp Phó, được ông Lê Hoàng Quân, là Chủ tịch UBND TP.HCM kiêm Trưởng Ban chỉ đạo 09 khi đó phân công.

Ông Lê Hoàng Quân - nguyên Chủ tịch UBND TPHCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2019
Là Vũ nhôm hay ai làm ông Lê Hoàng Quân nhúng chàm?

Cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Tài cho rằng mình chỉ thay mặt Thường trực UBND TP.HCM ký vào văn bản xác tín về mặt chủ trương, còn việc hoán đổi nhà đất này được thực hiện khi ông đã về hưu.

Đồng thời, ông Nguyễn Thành Tài khẳng định, chính ông Lê Hoàng Quân là người chấp thuận chủ trương ngay từ đầu và có sự phân công công việc với ông Tài, để cựu Phó Chủ tịch Thường trực TP.HCM thực hiện việc hoán đổi.

“Nói ra không phải để lôi kéo anh Hai Quân (nguyên Chủ tịch TP.HCM Lê Hoàng Quân) ra trước phiên tòa. Tôi hiểu anh làm vậy cũng xuất phát từ mục đích tốt là sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố mà thôi. Tôi chỉ xin HĐXX lưu ý cho chi tiết này, là việc này đã được anh Hai Quân xác tín cụ thể chi tiết trong các buổi làm việc với cơ quan chức năng”, ông Nguyễn Thành Tài nhấn mạnh.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, người bào chữa cho ông Nguyễn Thành Tài đề nghị Viện Kiểm sát rút quyết định truy tố đối với cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Đồng thời, luật sư Nghĩa nhấn mạnh, nếu Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm thì đề nghị HĐXX tuyên ông Nguyễn Thành Tài “không có tội”.

Đối đáp lại quan điểm này, đại diện VKS cho biết, cơ quan tố tụng ngay từ đầu không phủ nhận vai trò của ông Lê Hoàng Quân. Tuy nhiên, theo Viện Kiểm sát, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM có “một phần trách nhiệm” nhưng sai phạm của ông Lê Hoàng Quân chưa nghiêm trọng đến mức phải bị xử lý hình sự.

Ngoài ra, VKS còn đánh giá, ông Nguyễn Thành Tài đã “thiếu trách nhiệm, chủ quan, tin tưởng cấp dưới” nên không kiểm tra tính pháp lý căn nhà 57 Cao Thắng.

“Hành vi của ông Nguyễn Thành Tài đã đủ yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, đại diện VKS cho biết.

Trước đó, cựu Phó Chủ tịch TP.HCM cũng mong HĐXX xem xét, cân nhắc toàn diện vai trò, chức năng, hành vi của bản thân trong vụ án vì chỉ thực hiện theo chủ trương, có sự chỉ đạo của ông Lê Hoàng Quân.

“Bị tạm giam 28 tháng ở nhà tù của chế độ mà tôi và các đồng đội đã chiến đấu để góp phần có ngày hôm nay, tôi rất thấm thía, rất mong được HĐXX xem xét”, cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài nhấn mạnh.

Trong vụ án này, về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Nguyễn Thành Tài bị VKS đề nghị mức án 5 – 6 năm tù. Trong khi đó, với tội danh “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, bà Dương Thị Bạch Diệp bị đề nghị mức án tù chung thân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала