Cơ quan an ninh một số nước Đông Âu vạch mặt hàng loạt "gián điệp Trung Quốc"

© Depositphotos.com / GladkovGián điệp
Gián điệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đăng ký
Trước hết phải nói rằng, những trường hợp như vậy được ghi nhận ở các quốc gia mà cơ quan tình báo do Hoa Kỳ kiểm soát, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin lưu ý trong bài bình luận cho Sputnik.

Tarmo Kouts, 57 tuổi, đã bị lực lượng an ninh Estonia bắt giữ vào tháng 9 năm 2020 và bị cáo buộc thu thập thông tin cho cơ quan tình báo quân đội Trung Quốc từ năm 2018. Theo các phương tiện truyền thông Estonia, ngoài anh ta còn có một phụ nữ bị cáo buộc là gián điệp Trung Quốc, bản án chưa được công bố. 

Các quốc gia liên tục tiến hành các hoạt động tình báo chống lại nhau

Đây là một phần không thể thiếu, một phần bình thường trong quan hệ giữa các quốc gia. Vụ vạch mặt gián điệp hoặc việc bắt giữ sĩ quan tình báo nước ngoài không có nghĩa là mối quan hệ song phương đã xấu đi. Trong quan hệ bình thường giữa các quốc gia, những trường hợp phát hiện nhân viên tình báo nước ngoài chỉ đơn giản là không được thảo luận ở cấp độ chính trị. Nhưng, khi mối quan hệ song phương xấu đi hoặc có mối quan hệ thù địch, những trường hợp như vậy được sử dụng để kích động vụ bê bối và đưa ra những tuyên bố chính trị ồn ào. 

Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2021
Tình báo Mỹ bị phát hiện mua cơ sở dữ liệu về công dân của mình

Chủ đề về hoạt động tình báo của Trung Quốc từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới truyền thông Hoa Kỳ và một số nước ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng tương đối mới mẻ với đối các nước Đông Âu. Trong suốt thời kỳ sau khi Liên Xô sụp đổ, một số quốc gia trong khu vực có "cơn hoảng sợ gián điệp” và tiếp tục đấu tranh chống lại những âm mưu. Tuy nhiên, cho đến gần đây, LB Nga chứ không phải Trung Quốc được xem là nguy cơ chính đe dọa các nước này. 

Mối quan hệ Mỹ-Trung xấu đi không ảnh hưởng đến Trung và Đông Âu trong một thời gian dài. Các sự kiện ở Biển Đông và xung quanh Đài Loan quá xa lạ đối với các quốc gia trong khu vực. Dù phụ thuộc vào sự hợp tác với Hoa Kỳ, các nước này vẫn phát triển thành công mối quan hệ với CHND Trung Hoa. 

© REUTERS / Madoka Ikegami/Pool Cuộc gặp giữa tổng thống Séc Milos Zeman và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh
Cơ quan an ninh một số nước Đông Âu vạch mặt hàng loạt gián điệp Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Cuộc gặp giữa tổng thống Séc Milos Zeman và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh

Hơn nữa, các quốc gia Đông Âu đã tìm cách mở rộng mối quan hệ với Bắc Kinh. Họ cho rằng, sự hiện diện của Trung Quốc với tư cách là một nhà đầu tư thay thế sẽ củng cố vị thế của họ trong các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu về các vấn đề kinh tế. Bất chấp sự không hài lòng của Ủy ban châu Âu, các quốc gia này đã phát triển hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ cơ chế 17 + 1, bao gồm các quốc gia Trung, Đông và Nam Âu. 

Tuy nhiên, sau khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thăng vào năm 2018, tình hình bắt đầu thay đổi. Vào tháng 1 năm 2019, Ba Lan đã bắt giữ một doanh nhân Trung Quốc sống ở nước này vì tội làm gián điệp, người được cho là đã làm việc cho các cơ quan đặc nhiệm Trung Quốc. Theo các nhà chức trách Ba Lan, ông ta đã lôi kéo cựu phó giám đốc cơ quan an ninh Ba Lan, người cũng là chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng của Ba Lan vào hoạt động gián điệp cho Trung Quốc. Theo báo chí Ba Lan, doanh nhân Trung Quốc Wang Weijing bị bắt giữ là một nhân vật cao cấp của Huawei. 

Cuối năm 2019, cơ quan an ninh Séc đã công bố báo cáo cho biết rằng, Trung Quốc đã mở rộng các hoạt động tình báo, gián điệp ở nước này ngang với hoạt động của Nga. Các quan chức tình báo Trung Quốc được cho là đang tích cực tuyển dụng các nhà khoa học và quan chức an ninh Séc, đồng thời sử dụng các kênh liên lạc của các trường đại học để thu thập thông tin. 

Logo Huawei - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2021
Huawei sẽ còn hoạt động bao lâu nữa dưới lệnh trừng phạt

Cơ quan an ninh Litva đã công bố một báo cáo tương tự vào năm 2019 

Bản báo cáo của Litva cho biết rằng, mục đích của cơ quan tình báo Trung Quốc là gây ảnh hưởng đến lập trường của Litva về các vấn đề Đài Loan và Tây Tạng. Điều này nghe có vẻ buồn cười.

Tuy nhiên, những báo cáo như vậy mang lại kết quả cụ thể. Sau khi bắt giữ doanh nhân Trung Quốc bị nghi làm gián điệp cho Bắc Kinh, Ba Lan đã kêu gọi châu Âu giữ gìn "lập trường chung" đối với Huawei. Vào năm 2020, Litva đã đưa ra lệnh cấm đối với các dịch vụ và sản phẩm an ninh mạng của Trung Quốc.

Trong các trường hợp này, đây là các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào Hoa Kỳ. Được biết, cơ quan đặc nhiệm của các nước này đã được tạo ra dưới sự kiểm soát của tình báo Mỹ và đang hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của lực lượng này, phụ thuộc nhiều nhất vào người Mỹ chứ không phải vào chính phủ nước họ. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Mỹ cần phải tăng cường sức mạnh quân sự để giành lại vị trí dẫn đầu trong quan hệ với Trung Quốc

Khi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên toàn cầu và không khoan nhượng, không ai trong số các "đối tác cấp dưới" của Hoa Kỳ có thể tránh xa nó. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể duy trì quan hệ bình đẳng với Hoa Kỳ, và bất kỳ sự hợp tác chặt chẽ nào với Hoa Kỳ đều đòi hỏi phải từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập. Vì lý do này, không thể loại trừ khả năng một số nước Đông Âu sẽ phải cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, ngay cả nếu bước đi này mang lại tổn thất lớn. Vì thế có thể dự đoán rằng, ở Đông Âu sẽ có thêm nhiều "vụ bê bối gián điệp" như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала