Đại biểu QH tỉnh Kiên Giang: “Hy vọng không lùi, rút với Luật Đất đai”

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnQuang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 29/3.
Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 29/3.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - HÀ NỘI (Sputnik) - Bên cạnh tán thành những quyết sách quan trọng mà Chính phủ đã đề ra, từ đó làm nền tảng cho một giai đoạn phát triển mới, bền vững của đất nước, các đại biểu Quốc hội vẫn chỉ ra những thiếu sót mà Chính phủ cần khắc phục trong thời gian tới.

Sáng 29/03, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ.

Luật Đất đai qua nhiều kỳ Quốc hội vẫn chưa xong

Phát biểu tại Hội trường, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé tỉnh Kiên Giang đã thẳng thắn đánh giá kết quả nhiệm kỳ công tác của Chính phủ. Công tác xây dựng luật, pháp lệnh và phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hai vấn đề mà bà Nguyễn Thị Kim Bé lưu ý Chính phủ. Đại biểu đoàn Kiên Giang nhấn mạnh:

“Công tác xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn những vấn đề cần khắc phục, nhất là việc xin bổ sung dự án luật rồi lại xin lùi, xin rút; việc chuẩn bị một số dự án trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là Luật Đất đai, đã qua nhiều kỳ Quốc hội vẫn chưa giải quyết xong. Tôi thấy hơn 70% khiếu nại của nhân dân là về đất đai, cử tri phản ánh nhiều vẫn chưa đc sửa đổi do xin lùi, rút. Đây là Luật có ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến người dân, tôi kiến nghị, trong Quốc hội khóa XV tới sẽ khắc phục hạn chế này, không xin lùi, xin rút Luật đất đai”.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnĐại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Kim Bé phát biểu ý kiến.
Đại biểu QH tỉnh Kiên Giang: “Hy vọng không lùi, rút với Luật Đất đai”  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Kim Bé phát biểu ý kiến.

Vấn đề thứ hai mà đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé quan tâm là phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long. Đại biểu bày tỏ:

“Cử tri trân trọng với nỗi trăn trở của Thủ tướng Chính phủ khi thấy Đồng bằng Sông Cửu Long vốn là vựa lúa, vựa cá tôm, vựa cây ăn trái của cả nước nhưng đến nay vẫn phát triển chưa xứng với tiềm năng. Do đó, đại biểu mong muốn trong nhiệm kỳ mới, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, đề ra những chiến lược và tạo cơ chế cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bứt phá và bền vững. Tôi mong rằng, giải pháp 8G của Chính phủ sẽ không dừng lại trên giấy”.

Tình trạng bán đất “ma” vẫn ngang nhiên tồn tại

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy TP. Đà Nẵng đánh giá cao những thành tựu mà đất nước đạt được trong 5 năm qua,  như thể hiện trong báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý đến một số hạn chế lớn cần sớm khắc phục, đặc biệt là vấn đề quản lý công sản và đất đai. Bà Nguyễn Thị Kim Thúy nêu rõ:

đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2020
Nhiều cán bộ Quảng Ngãi bị kỷ luật vì sai phạm liên quan đến quản lý đất đai

“Hiện vẫn tồn tại hai hạn chế nghiêm trọng cần nói thêm. Đó là vấn đề quản lý công sản và đất đai khi vẫn còn tình trạng khiếu kiện kéo dài. Tình trạng này là do những bất cập về pháp luật đất đai. Mặc dù nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã trình dự thảo luật sửa đổi Luật Đất đai nhưng cũng nhiều lần xin lùi thời gian trình, và cho đến nay vẫn chưa thể trình được dự thảo. Bên cạnh đó, cần chú ý đến tính minh bạch về thông tin, bởi nếu thông tin về đất đai rõ ràng thì sẽ không thể có tình trạng bán đất ma. Tôi đề nghị Chính phủ sẽ sớm xem xét vấn đề này”.

Hạn chế tiếp theo  mà đại biểu Kim Thúy nhắc đến là vấn đề kỷ luật, kỷ cương quản lý tài nguyên, đất đai công sản còn có những sai lầm ở một số nơi. Bà Kim Thúy nhấn mạnh:

“Báo cáo đặt ra như vậy có nhẹ quá không? Vì quản lý không chỉ là vấn đề kỷ luật, kỷ cương bị xem nhẹ ở một số nơi mà thực tế có những vi phạm rất nghiêm trọng”.

Luật Đất đai có phạm vi bao trùm lớn nhất trong các luật của Việt Nam và liên quan đến đời sống của hầu hết người dân. Sau nhiều năm thực hiện, Luật Đất đai hiện nay đã có nhiều điểm bất cập nên Quốc hội dự tính sẽ sửa đổi luật. Như vậy, khi Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua đưa vào thực hiện sẽ phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала