Sốt đất ở Việt Nam, nhiều nghi vấn vẫn đang bỏ ngỏ?

© Depositphotos.com / EugenefNhân viên cảnh sát trên đường phố Hà Nội.
Nhân viên cảnh sát trên đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thời gian qua, thị trường bất động sản có dấu hiệu “sốt nóng” khi giá tăng cao liên tục không chỉ ở các thành phố lớn, mà còn ở nhiều địa phương khác.

Thị trường bất động sản đang có nhiều biến động mới với giá tăng cao liên tục tại nhiều địa phương. Không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM mà còn nhiều khu vực như Từ Sơn (Bắc Ninh); Hớn Quản (Bình Phước); Việt Yên (Bắc Giang); Gia Viễn (Ninh Bình); Đông Anh, Mê Linh, Đan Phượng, Hoà Lạc (Hà Nội); Yên Thủy (Hòa Bình); Thủy Nguyên (Hải Phòng); Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ (TP.HCM)… thị trường đất đai tăng giá mạnh.

Ở trung tâm Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Thông tin mới nhất về 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị tại Hà Nội

Các chuyên gia kinh tế lo ngại đất tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến đầu vào của nhiều ngành kinh tế, ảnh hưởng đến sự tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp; cũng như có thể tạo ra “bong bóng” trên thị trường bất động sản. Cụ thể là những vấn đề nổi trội về đất đai, chung cư gần đây.

Một trong những ‘hiện tượng’ đất gần đây là số lượng các đối tượng ‘cò đất’ đứng trên triền đê Sông hồng, đoạn từ dưới cầu Nhật Tân đi về phía Đông Anh, Hà Nội. Sở dĩ, Đông Anh là huyện được quy hoạch lên quận, cũng được quy hoạch trở thành đô thị thông minh… nên giá đất khu vực này biến động tăng thời gian qua là điều dễ hiểu. Việc quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tiếp tục đẩy giá lên cao cũng đã nằm trong dự tính.

Hay tại Quảng Ninh, lợi dụng siêu dự án Hạ Long Xanh sắp được công bố, nhóm "cò đất" tập trung về các khu vực của TX Quảng Yên (Quảng Ninh) tung tin đồn, làm thị trường ảo để "bẫy" nhà đầu tư. Qua đó, việc từng đoàn ôtô từ các địa phương đưa người đổ dồn về các khu đất không còn là chuyện bất ngờ. Thị trường đất tại một số địa phương của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thời gian gần đây trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Nguyên nhân dẫn đến sốt đất

Theo Viện trưởng Viện Chiến lược Viện Chính sách Tài nguyên và Môi trường - PGS TS Nguyễn Đình Thọ, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bùng nổ cơn sốt đất.

Nguyên nhân thứ nhất là do chính kỳ vọng đất tăng giá từ nhà đầu tư. Với tâm lý cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản ít khi bị mất giá nhất, đất chỉ có lên giá chứ không xuống do tính khan hiếm của đất đai và chọn đây là kênh đầu tư ít rủi ro. Chính vì thế, gần đây xuất hiện nhiều yếu tố đầu cơ trong khi thị trường trải qua thời gian ứng phó với dịch Covid-19. Ngoài ra, thị trường chứng khoán tăng mạnh 70% so với thời điểm đáy tháng 3/2020 nhưng đã đến điểm bão hòa, khiến dòng vốn chuyển kênh sang bất động sản.

Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2020
Hà Nội đề xuất tháo gỡ khó khăn trong quản lý đất đai, bảo vệ môi trường

Nguyên nhân thứ 2 đến từ hành động của cơ quan Nhà nước trong quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. PGS TS Nguyễn Đình Thọ phân tích rằng giá đất biến động do lợi thế địa tô được tạo ra bởi quyết định của cơ quan Nhà nước trong quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chủ yếu là việc đầu tư phát triển hạ tầng và khi các dự án phát triển đất mới hoàn thành được đưa vào giao dịch trên thị trường. Ví dụ các đợt sốt đất ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc liên quan tới phát triển đặc khu kinh tế; ở Long Thành hay Bình Phước là liên quan đến thông tin về quy hoạch sân bay; ở Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai là do quy hoạch vùng ven, ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam là do quy hoạch phát triển vùng và các đô thị vệ tinh. Hay gần đây là các dự án cầu nối trung tâm Hà Nội với Đông Anh, các dự án dọc hai bờ sông Hồng dẫn đến giá đất Đông Anh, Mê Linh tăng. Ở Bắc Giang là thông tin làn sóng các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào tỉnh…

Nguyên nhân thứ ba là do thể chế, chính sách và năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý thị trường đất đai và kiểm soát biến động giá đất do đầu cơ, thổi giá. Việc can thiệp kiểm soát, quản lý hiện tượng đầu cơ, biến động giá bất thường và hiện tượng bao chiếm, bỏ hoang, chậm đưa đất vào sử dụng thông qua các công cụ điều tiết thị trường như chính sách thuế, quỹ đất chưa phát huy hiệu quả.

Đồng thời, việc điều tiết quỹ đất thông qua quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất bỏ hoang, giao đất, cho thuê đất, triển khai dự án phát triển đất để tăng “cung” thường có độ trễ do quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng hoàn thiện hạ tầng giao thông, đô thị phải mất một khoảng thời gian nhất định.

Bao giờ mới có câu trả lời cho 'Sốt đất'?

Tại tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân do Reatimes tổ chức mới đây tại Hà Nội, các chuyên gia và doanh nghiệp đã thảo luận về những vấn đề nóng của thị trường bất động sản trong bối cảnh hiện tại. Đánh giá về tình trạng "sốt" đất ảo thời gian qua, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng kênh đầu tư bất động sản vẫn rất hấp dẫn bên cạnh vàng và chứng khoán. Bên cạnh đó, nguồn cung tại một số tỉnh, TP lớn thiếu hụt đẩy giá đất lên cao. Ông Hà nhấn mạnh:

Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 29/3.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đại biểu QH tỉnh Kiên Giang: “Hy vọng không lùi, rút với Luật Đất đai”

“Sốt đất không chỉ ở các khu vực có quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng, mà còn xảy ra ở những vị trí không nằm trong quy hoạch, đất thổ cư trong làng xóm, thậm chí đất phi nông nghiệp như đất trồng rừng”.

Đồng ý với quan điểm này, TS Lê Xuân Nghĩa khuyến cáo thị trường và nhà đầu tư cần cảnh giác với câu chuyện "sốt" đất nền, bởi đây luôn là nguồn cơn của "sốt" giá bất động sản nói chung. Ông Nghĩa nói:

“Giá tiếp tục tăng nhưng không ai bán cả. Chúng tôi đã có báo cáo tới Thủ tướng, dù không quá căng thẳng nhưng cần có giải pháp để kiểm soát giá đất nền”.

Ông cho rằng không nên đua theo dòng tiền của đất nền "sốt" ảo bởi có thể dẫn đến đổ vỡ bất động sản. Trong khi đó, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng Luật Đất đai hiện còn tồn tại nhiều bất cập, cản trở phát triển kinh tế. Theo ông, giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã 4 lần ra chỉ thị về sửa đổi Luật Đất đai, tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, vẫn chưa được sửa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала