Việt Nam: Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có giảm chi phí logistic?

© AFP 2023Đường sắt tốc độ Nhật Bản
Đường sắt tốc độ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đề xuất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, công tác xây dựng luật và pháp lệnh vẫn còn nhiều hạn chế là các vấn đề mà Đại biểu các tỉnh, thành nêu lên tại Hội trường.

Chiều 29/3, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ.

© Ảnh : TTXVNĐại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Bình phát biểu ý kiến
Việt Nam: Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có giảm chi phí logistic? - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Bình phát biểu ý kiến

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ giảm chi phí logistic 

Nhất trí cao với Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ và cũng đồng tình với các ý kiến đại biểu đã đánh giá về thành công xuất sắc của Chính phủ, đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội ông Nguyễn Quốc Bình cho rằng:

“Việt Nam được đánh giá là quốc gia có chi phí logistic khá cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp để giảm chi phí logistic, nhưng giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ logistic là cần hoàn thiện tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Vì đường sắt tốc độ cao có ưu điểm lớn trong việc giảm chi phí logistic, tuy nhiên lại chưa được đầu tư. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có biện pháp đầu tư trong nhiệm kỳ tới”. 

Cần hoàn thiện pháp luật, xã hội hóa đầu tư PPP

Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 29/3.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Đại biểu QH tỉnh Kiên Giang: “Hy vọng không lùi, rút với Luật Đất đai”
Trước đó, ông Nguyễn Quốc Bình cũng kiến nghị, công tác hoàn thiện pháp luật đã được quan tâm triển khai, nhưng vẫn còn tình trạng văn bản quy định chi tiết chậm ban hành khiến luật chậm đi vào cuộc sống. Bên cạnh việc đối phó thành công COVID-19, cần có các giải pháp mạnh hơn để giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

“Tuy đã được quan tâm, nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được hình thành, chưa tạo ra được giá trị gia tăng cao, chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó khăn trong tiếp cận các gói cứu trợ của Chính phủ. Chính phủ đã tập trung xử lý 12 dự án tồn tại, yếu kém, đưa 3 dự án ra khỏi danh sách; đề nghị có các giải pháp xử lý hiệu quả hơn. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, phải có giải pháp hiệu quả để thu hút các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP)”. - Ông Nguyễn Quốc Bình nhấn mạnh

Tại Hội trường chiều ngày 29/3, các đại biểu cũng lần lượt đưa ra các vấn đề kinh tế - xã hội còn vướng mắc với Chính phủ./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала