Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Công lý không bao giờ có giá rẻ!

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnĐại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phát biểu ý kiến.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 30/3, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Phiên thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao diễn ra rất sôi nổi tại Hội trường.

Công bằng - Công lý - Tiêu cực: Ranh giới mong manh

Trong kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tỉnh Bến Tre chia sẻ những khó khăn, áp lực của ngành Tư pháp. Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, hàng triệu vụ án mà ngành Tư pháp xử lý trong thời gian qua là cả một nỗi gian truân, đặc biệt là đứng giữa ranh giới “công bằng - công lý - tiêu cực”. Đại biểu tỉnh Bến Tre cũng nêu một số ý kiến về Báo cáo số 2923 của Ủy ban Tư pháp về công tác Tư pháp. Đại biểu nhấn mạnh:

“Tôi vẫn băn khoăn về nhận thức và hành động trên tinh thần đảm bảo tính độc lập của tư pháp. Vẫn tồn tại khái niệm về ngành, ví dụ như ngành Tòa án. Thực ra không có khái niệm nào là “ngành” cả. Mỗi một tòa án một cơ quan độc lập với nhau, chứ không có khái niệm tòa án cấp trên và tòa án cấp dưới. Các thẩm phán hội thẩm cũng hoàn toàn độc lập với nhau. Không được can thiệp vào bất cứ những vấn đề có liên quan để ảnh hưởng đến công lý”.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangĐại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phát biểu.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Công lý không bao giờ có giá rẻ! - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng phát biểu.

Đặc biệt, ông Lưu Bình Nhưỡng chỉ ra rằng, tại Việt Nam hay có các cuộc làm việc liên ngành và đây là sơ hở cần được khắc phục để đảm bảo tính độc lập. Đại biểu này còn cho rằng, cần nghiên cứu lại kế hoạch xét xử. Ông Lưu Bình Nhưỡng nêu rõ:

“Kế hoạch làm việc thì có, nhưng tôi cho rằng nên nghiên cứu lại kế hoạch xét xử. Ở một số nước, phiên tòa có thể kéo dài cả năm. Công lý vậy cơ mà! Một đồng chí lãnh đạo Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trước đây nói rằng, Công lý không bao giờ có giá rẻ mà có khi phải đổi bằng xương máu. Cho nên phải mất rất nhiều thời gian, công sức thậm chí cả xương máu mới tìm được ra công lý”.

Tỷ lệ oan sai - Một tỷ lệ nguy hiểm

Về vấn đề “nóng” oan sai, ông Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi rằng, hãy hình dung mình hay người thân của mình nằm trong số 0,00001% oan sai thì mình sẽ nghĩ như thế nào. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhận xét:

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Thị Thuỷ phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Việt Nam lần đầu tiên cho phép bị can đọc tài liệu vụ án

“Chính vì tỷ lệ này đã ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu không khắc phục vấn đề này thì rất nguy hiểm. Tỷ lệ oan sai này liên quan đến tỷ lệ rất quan trọng là liệu có hay không có tỷ lệ công lý. Công lý làm sao có tỷ lệ! Công lý là một thứ gì đó vĩ đại, thiêng liêng. Công lý là công lý. Tôi xin rất lưu ý về các vấn đề xác định chỉ tiêu, đề nghị Quốc hội khóa XV sắp tới cũng phải xem xét vấn đề này”.

Ngoài ra, ông Lưu Bình Nhưỡng còn đề cập đến Luật hòa giải có nhiều đổi mới, vai trò của Tòa án kiểm sát trong thi hành án và một số các vấn đề tư pháp khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала