Những sản phẩm thất bại mà Apple không bao giờ muốn nhắc lại

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhẢnh nền trên màn hình điện thoại thông minh mới của Apple.
Ảnh nền trên màn hình điện thoại thông minh mới của Apple. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trải qua 45 năm kể từ ngày đầu tiên thành lập, Apple trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên cũng không thể không nhắc tới những sản phẩm 'thất bại' mà Nhà Táo từng bán ra, thu hồi hoặc chưa bao giờ lộ diện.

Khoảng 39% người dùng sản phẩm Apple tại Việt Nam

Theo báo cáo "Điện thoại và ứng dụng di động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020" của Appota, Apple đang là thương hiệu được dùng nhiều nhất tại Việt Nam với 39% người dùng. "Nhà Táo" cũng bỏ xa Samsung và Oppo khi tỷ lệ thị phần của hai hãng này lần lượt là 28% và 11%. Tuy nhiên, Appota đánh giá đa phần điện thoại Apple tiêu thụ tại Việt Nam là các nguồn hàng xách tay hoặc máy không rõ nguồn gốc do Apple chưa có cửa hàng chính thức tại Việt Nam.

Apple iPhone 6S tại Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Apple mang tin vui cho người dùng iPhone tại Việt Nam

Apple Computer Company được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 (trước khi chính thức có tên Apple Computer, Inc.).

Những ngày đầu tiên chỉ là một công ty gồm 3 chàng trai trẻ với văn phòng ở trong ngay gara để xe tại California. Ba sáng lập viên là Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak. Chính Ronald Wayne là người "chấp bút" vẽ nên logo đầu tiên của Apple Inc. Chiếc logo được vẽ tay hoàn toàn bằng bút mực, mô phỏng nhà bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo cùng tên thương hiệu Apple chạy trên dải băng trang trí xung quanh. Tuy nhiên, logo này chỉ được sử dụng trong vỏn vẹn... 1 năm với sự ra đời của máy tính Apple thế hệ đầu tiên.

Sau đó logo được nhà thiết kế đồ họa Rob Janoff thiết kế lại thành biểu tượng "Táo căn dở" như hiện tại. Về ý nghĩa biểu tượng của Apple, với cái tên “trái táo cắn dở” dịch sang tiếng anh là “an Apple with a bite”, trong đó, từ “bite” khi phát âm sẽ khá giống với byte (một thuật ngữ công nghệ). Điều này tạo nên sự ví von ẩn dụ hoàn hảo, gắn kết ý nghĩa biểu tượng với lĩnh vực công nghệ của Apple.

Về ý nghĩa chung của logo, giám đốc điều hành Apple trong giai đoạn 1981 tới 1990 cho biết biểu tượng quả táo mất góc tượng trưng cho lòng ham muốn hiểu biết không ngừng nghỉ và tham vọng đổi mới liên tục để chạm tới sự hoàn hảo trong các sản phẩm từ Apple. Tuy nhiên, song song với việc tạo ra một hệ sinh thái với các sản phẩm thông tin, Apple cũng nhiều lần thất bại trong các sản phẩm sau:

Apple Newton

Newton là một loạt các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân được Apple Computer, Inc. phát triển và tiếp thị. Thiết bị này có chức năng viết tay cải tiến như người dùng có thể viết lên màn hình thiết bị bằng bút chấm và dịch chữ viết tay thành văn bản kỹ thuật số. Vấn đề duy nhất là tính năng nhận dạng chữ viết lại không tốt như kỳ vọng, chính vì thế Newton trở thành chủ đề bị chế nhạo. Cuối cùng Apple chỉ bán được 50.000 chiếc trong ba tháng, và ngừng công bố doanh số.

iPod Hi-Fi (2006)

Hi-Fi là hệ thống loa ngoài dành cho iPod với thiết kế ấn tượng, bắt mắt nhưng giá bán khá cao là 349 USD. Một bất cập khác là thiết bị này chỉ tương thích được với những dòng iPod mới và điều khiển đi kèm lại không chuyển được playlist. Ngoài ra, chất lượng âm thanh của Hi-Fi được đánh giá là quá kém so với các sản phẩm đối thủ bấy giờ. Vậy nên chỉ một thời gian ngắn sau đó, iPod Hi-Fi đã thất bại và sớm bị lãng quên.

The Apple USB Mouse (1998)

The Apple USB Mouse là con chuột USB đầu tiên của Apple được thiết kế hình tròn khá bắt mắt, vỏ trong suốt. Nó đi kèm theo iMac đời đầu tiên. Tuy nhiên vì thiết kế tròn nên khó cầm nên Apple đã loại bỏ nó sau 2 năm.

Apple Bandai Pippin

Đây là sản phẩm tiên phong của Apple tại thị trường Game Console, được sản xuất bởi Bandai và được kỳ vọng rất nhiều khi lần đầu ra mắt. Tuy nhiên, hãng chỉ bán được 42.000 chiếc máy chơi game giá 600 USD này, chỉ bằng 1 góc số lượng máy đã được sản xuất.

Apple QuickTake

Đây là một trong những chiếc máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên được phổ biến rộng rãi đến với người tiêu dùng với giá bán là 749 USD. Tuy nhiên thiết bị này lại không có tính năng cơ bản như lấy nét hay zoom, màn hình xem ảnh. Bộ nhớ chỉ lưu được 32 tấm hình. Sang năm 1997, Apple đã ngừng bán dòng sản phẩm Apple QuickTake.

Những sản phẩm Apple chưa bao giờ ra mắt
  • AirPower là đế sạc không dây được thiết kế cho việc sạc 3 sản phẩm có hỗ trợ sạc không dây cùng một lúc, như Apple Watch, Airpods, hoặc những sản phẩm điện thoại từ iPhone 8 trở lên. Sản phẩm bị ngừng phát triển do những vấn đề kỹ thuật và thay bằng sạc MagSafe Duo Charger cho phép bạn sạc iPhone 12 và Apple Watch cùng lúc.
  • MessageSlate là một chiếc máy tính bảng lớn chạy hệ điều hành Newton OS, bị ngừng phát triển vào năm 1993.
  • Paladin là một cỗ máy tính thực hiện được mọi chức năng khác nhau. Nó có kèm theo máy fax, máy scan và điện thoại. Một máy tính bảng dựa trên khung máy của PowerBook Duo được tạo mô hình năm 1993, nhưng sau đó bị huỷ vì có khả năng cạnh tranh thị trường với Newton, 1 sản phẩm của chính Apple.
  • PowerBop - một nguyên mẫu cải tiến của PowerBook 180 có khả năng truy cập mạng không dây nhưng đã bị huỷ vì dịch vụ GSM bị lỗi quá nhiều khiến sản phẩm bị mất sóng liên tục.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала