Bán dầu gội đầu theo lít và mì ống theo cân - không phải ai cũng hài lòng với dự luật "xanh" mới ở Pháp

© AFP 2023 / Thomas SamsonNgười mua chọn đồ tại nơi bán hàng không bao bì tại một cửa hàng ở Paris, Pháp.
Người mua chọn đồ tại nơi bán hàng không bao bì tại một cửa hàng ở Paris, Pháp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2021
Đăng ký
Mục đích của sáng kiến mới trong các cửa hàng là để giảm khối lượng rác thải nhựa bằng cách khuyến khích khách mua hàng theo trọng lượng, The Times đưa tin.

Để bảo vệ môi trường

Theo các nhà hoạt động sinh thái, Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành luật theo hướng này. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích  - các nhà bán lẻ cho rằng những mặt hàng như vậy sẽ là một mớ hỗn độn, và các nhà sản xuất lo lắng nếu không có bao bì "nguyên bản", sẽ mất đi ý nghia của tên thương hiệu.

Người phụ nữ ném một túi vào thùng rác - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2020
Thượng Hải cấm sử dụng túi nhựa ở tất cả các cửa hàng bán lẻ

Năm 2017, theo tờ báo này, Pháp thải ra 3,5 triệu tấn chất thải nhựa, 2,1 triệu trong số đó là bao bì nhựa. Nhiều chuỗi bán lẻ đã tổ chức trong các cửa hàng nơi bán những hàng hóa không có bao bì, nơi có thể mua lạc, gạo, cà phê hoặc đậu lăng theo trọng lượng. Tuy nhiên, Tổng thống Emmanuel Macron dự kiến ​​sẽ đưa thông lệ này trở thành bắt buộc ở cấp độ luật pháp.

Đằng sau việc giới thiệu dự luật là Tổ chức dân sự Công ước về khí hậu, bao gồm 150 tình nguyện viên được lựa chọn ngẫu nhiên. Ngoài ra, các nhà hoạt động kêu gọi 50% sản phẩm trong siêu thị cần được bán ra mà không sử dụng bao bì. Hiện nay, theo The Times, chỉ 1% hàng hóa có thể được mua ở định dạng này. Tổng thống Macron đặt mục tiêu 20%.

© AFP 2023 / Thomas SamsonNgười mua chọn đồ tại nơi bán hàng không bao bì tại một cửa hàng ở Paris, Pháp.
Bán dầu gội đầu theo lít và mì ống theo cân - không phải ai cũng hài lòng với dự luật xanh mới ở Pháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2021
Người mua chọn đồ tại nơi bán hàng không bao bì tại một cửa hàng ở Paris, Pháp.

Thay đổi không phải để theo ý thích mọi người

"Không ai bán kem dưỡng da mặt mà không có bao bì, như thể đó là một kg đậu lăng", Patrick O'Ken, chủ tịch Liên đoàn các công ty mỹ phẩm băn khoăn.
Cốc nhựa than - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2020
Trung Quốc chế tạo đĩa bát “xanh” có thể tự phân hủy trong 60 ngày

Như tờ báo giải thích, trung bình, nhãn hiệu và logo chiếm 70% trên bao bì mỹ phẩm. Ở những hàng hóa không có bao bì, nhãn hiệu chỉ chiếm 5%, nên các nhà sản xuất e ngại họ sẽ phải nghĩ ra những cách quảng bá mới.

Trước những phản đối khác nhau, Steve Hind, giám đốc chính sách của tổ chức môi trường City to Sea (Anh), trả lời:

"Dù sao thì sự thay đổi này cũng sẽ xảy ra, và càng nhiều nhà bán lẻ phản đối thì họ càng bị tụt lại phía sau".

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала