Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dấu ấn của một chính khách đa tài

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNTrưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giới thiệu, quán triệt chuyên đề: “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của BCHTƯ khoá XII tại Đại hội XIII của Đảng”.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giới thiệu, quán triệt chuyên đề: “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của BCHTƯ khoá XII tại Đại hội XIII của Đảng”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Ngày 5/4, ông Phạm Minh Chính chính thức trở thành Thủ tướng thứ 8 của Việt Nam kể từ năm 1976. Cùng Sputnik nhìn lại những thành tựu ấn tượng mà tân Thủ tướng đã gặt hái được trong suốt sự nghiệp của ông.

Sự nghiệp thành công

PGS. TS Phạm Minh Chính sinh ngày 10/12/1958 tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình có 8 anh chị em. Cha ông là cán bộ, công chức địa phương, còn mẹ làm ruộng. Năm 5 tuổi, ông theo gia đình về xây dựng Vùng Kinh tế mới tại thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp THPT ở quê nhà, ông theo học tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1976, ông được cử đi du học ở Bucharest, Rumania. Tại đó, ông học tiếng Rumania và theo chuyên ngành Xây dựng. Đến năm 1984, ông tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng. Sau đó ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật, và đến năm 2010, ông được phong học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Luật.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp chiều 1/4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Ai sẽ là tân Chủ tịch nước và Thủ tướng của Việt Nam?
Ông Phạm Minh Chính được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986, trở thành đảng viên chính thức vào năm 1987. Ông đã nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Trước khi nhậm chức Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV.

Về sự nghiệp, ông Phạm Minh Chính là cán bộ trưởng thành từ nhiều vị trí công tác khác nhau. Khởi điểm là nghiên cứu viên khoa học, Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ; năm 1989, ông làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam ở Rumani.

Năm 2006, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng Cục trưởng Bộ Công an; từng là chuyên viên cấp cao Văn phòng Chính phủ; giảng viên Đại học. Tháng 4/2007, ông được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng Công an; đến cuối năm 2009, phụ trách Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an. Một năm sau giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục này. Ông Chính được bổ nhiệm Thứ trưởng Công an từ tháng 8/2010; sau đó được Bộ Chính trị điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từ tháng 8/2011.

Tháng 4/2015, ông Chính được Bộ Chính trị điều động về Hà Nội, giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Sau khi được bầu vào Bộ Chính trị tháng 1/2016, ông được phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Tháng 1/2021, tại Đại hội XIII, ông tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Vị Bí thư thay đổi diện mạo Quảng Ninh

Tháng 1/2011, tại Đại hội XI của Đảng, ông Phạm Minh Chính được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2011-2016. Đến tháng 8/2011, tức 7 tháng sau, ông được Bộ Chính trị điều chuyển làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh. Ông lãnh đạo Quảng Ninh những năm 2011-2015.

Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2019
Ông Phạm Minh Chính: Đảng quyết liệt chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền
Thời điểm này, kinh tế tỉnh vùng Đông Bắc, cùng cả nước gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Cùng với sự phụ thuộc vào khai khoáng, đối mặt với ô nhiễm môi trường trầm trọng, nên để phát triển tỉnh Quảng Ninh là một nhiệm vụ vô cùng gian nan. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính, Quảng Ninh đã gần như “lột xác” sau 5 năm. Địa phương vùng phên dậu Đông Bắc Tổ quốc đã thực hiện quyết liệt và sáng tạo 3 đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực và cải cách hành chính, tạo đà cho kinh tế - xã hội phát triển thuận lợi những năm tiếp theo.

Lúc bấy giờ, trên cương vị người đứng đầu tỉnh Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đã thể hiện sự táo bạo một cách khoa học khi chuyển đổi mô hình phát triển từ nâu sang xanh, hay từ than sang ngành kinh tế khác với tiềm năng lớn hơn, bền vững hơn nhiều, đó là du lịch. Lãnh đạo tỉnh còn trực tiếp mời những đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới đến Quảng Ninh nghiên cứu và lập quy hoạch: McKinsey, BCG (Mỹ), Nikken Sekkei, Nippon Koie (Nhật Bản)... Cùng với đó là xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng trung tâm dịch vụ hành chính công đầu tiên trên cả nước và quyết liệt cải cách hành chính.

Từ một tỉnh có xuất phá điểm thấp, hạ tầng yếu kém, bằng sự quyết liệt và tầm nhìn dài hạn của lãnh đạo, Quảng Ninh đã đạt được những bước tiến phi mã trong mọi mặt. Quảng Ninh hôm nay được kết nối đồng bộ, thông suốt với các địa phương trong cả nước và thế giới bằng các tuyến cao tốc, quốc lộ, cảng biển và sân bay quốc tế hiện đại. Câu chuyện của Quảng Ninh không khác gì một điều thần kỳ, vì những siêu dự án chỉ ngốn số vốn nhỏ, phần lớn còn lại đều từ nguồn vốn xã hội hóa. Có thể kể đến: cầu Bạch Đằng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, sân bay quốc tế Vân Đồn… Tỉnh cũng có kế hoạch xây dựng 200 km đường cao tốc, chiếm 1/10 cả nước.

Hạ tầng phát triển ấn tượng giúp Quảng Ninh thu hút được nguồn đầu tư đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh này thu hút gần 345.000 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt 300.000 tỷ đồng. Nhiều nhà đầu tư lớn đã có dự án tại Quảng Ninh như: Foxconn, Amata, Vingroup, Sungroup…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Tân Thủ Tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức

Giờ đây, kinh tế Quảng Ninh không còn phụ thuộc vào khai thác khoáng sản, mà phát triển bền vững với công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ chất lượng cao và du lịch. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đạt trung bình trên 10 %/năm, quy mô kinh tế đã vượt 200.000 tỷ đồng. Nền kinh tế đã chuyển từ “nâu” sang “xanh” đầy ngoạn mục và đang vươn lên trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước.

Theo ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, những trái ngọt ngày hôm nay có được là nỗ lực của các thế hệ lãnh đạo, nhân dân Quảng Ninh trong suốt 35 năm đổi mới, đặc biệt là nhờ tư duy đột phá của các thế hệ lãnh đạo tỉnh gần chục năm trở lại đây, giúp tỉnh tháo gỡ cơ chế bất cập, tạo nền tảng cho tăng trưởng.­

PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, từng nhận định:

“Ông (Phạm Minh Chính) là người đã làm thay đổi diện mạo Quảng Ninh bằng cách điều hành quyết liệt. Sau gần một nhiệm kỳ Bí thư, ông Chính đã góp phần tạo cho tỉnh này hình ảnh một địa chỉ đầu tư thân thiện, hấp dẫn hơn, chứ không chỉ dựa vào tài nguyên khoáng sản hay du lịch như trước”.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: “Dứt khoát phải kiểm soát quyền lực”

Tháng 2/2016, ông Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ đầy thử thách: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Sự năng động và quyết liệt đổi mới của một người từng là Bí thư tỉnh ủy, cùng với vốn bề dày kiến thức của một Tiến sĩ Luật tiếp tục là nền tàng để tân Thủ tướng bứt phá với nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giới thiệu, quán triệt chuyên đề: “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của BCHTƯ khoá XII tại Đại hội XIII của Đảng”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Ông Phạm Minh Chính trở thành Thủ tướng Chính phủ tiếp theo

Chưa khi nào trong một thời gian ngắn lại có nhiều cán bộ cấp cao, cả đương chức và nguyên chức bị xử lý kỷ luật như thời gian vừa qua. Theo ông Chính, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ đã có nhiều đổi mới, tiến hành từng bước, từng việc, kỹ lưỡng.

“Kỷ luật đảng viên, kỷ luật nhiều chúng ta chẳng vui vẻ gì, nhưng trong điều kiện đất nước ta, tình hình suy thoái như vậy, chúng ta phải làm”, ông Chính nói trong nhiệm kỳ qua đã kiểm tra 265.000 tổ chức Đảng và trên 1,1 triệu đảng viên, kỷ luật 1.300 tổ chức và gần 70.000 đảng viên.

Ông Phạm Minh Chính khẳng định Quy định số 08-QĐ/TƯ về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên” là “một cam kết chính trị của Trung ương với toàn Đảng, toàn Dân. Bên cạnh đó, Quy định 205-QĐ/TW “Về vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền” cũng nhận được sự quan tâm tâm lớn trong nhân dân. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với Quy định 205 việc chạy đã đang được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi”.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Phạm Minh Chính trước giờ khai mạc kỳ họp lần thứ 11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dấu ấn của một chính khách đa tài - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Phạm Minh Chính trước giờ khai mạc kỳ họp lần thứ 11.

Vẫn với phong cách quyết liệt, đổi mới, ông Phạm Minh Chính cùng các cộng sự đã nỗ lực hoàn thiện khung đánh giá các tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quy định nêu gương, được đánh giá là rất kịp thời, thu hút sự quan tâm. Điển hình như câu nói của ông: “Dứt khoát phải kiểm soát quyền lực”.

Gửi gắm kỳ vọng vào Thủ tướng mới

Anh Nguyễn Quang Huy, nhà nghiên cứu Chính trị quốc tế, nói với Sputnik:

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dấu ấn của một chính khách đa tài - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị.
“Với kinh nghiệm của một người từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo ngành Công an, đến Bí thư tỉnh Quảng Ninh, rồi Trưởng ban Tổ chức Trung ương, có thể nói tân Thủ tướng Phạm Minh Chính có kinh nghiệm dày dặn và trải dài qua nhiều lĩnh vực. Quá trình học tập và công tác ở Đông Âu đã giúp ông rút ra nhiều kinh nghiệm quý để tham mưu cho Đảng, Chính phủ bằng nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo. Tôi có niềm tin rằng trong nhiệm kỳ tới, thế hệ lãnh đạo Việt Nam sẽ đưa đất nước gặt hái nhiều thành công mới, đột phá mới, đưa Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng”.

Trong khi, Đảng viên trẻ Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ với Sputnik:

“Tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho lớp lãnh đạo mới, tôi hy vọng với các quyết định sáng suốt, kịp thời, lãnh đạo Đảng, Chính phủ sẽ dẫn dắt Việt Nam vượt qua “con sóng” lớn”.
© SputnikBộ máy lãnh đạo cấp cao của Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dấu ấn của một chính khách đa tài - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Bộ máy lãnh đạo cấp cao của Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала