Việt Nam tiếp tục kiện toàn nhân sự: Ai thay bà Đặng Thị Ngọc Thịnh?

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNPhó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi tiếp Đoàn đại biểu Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi tiếp Đoàn đại biểu Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Đăng ký
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước đối với đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh. Ai sẽ được lựa chọn vào vị trí này thay bà Đặng Thị Ngọc Thịnh?

Cũng trong chiều 5/4, Quốc hội trình miễn nhiệm hàng loạt nhân sự cấp cao của cơ quan này, trong đó đáng chú ý có vị trí Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội của ông Nguyễn Hạnh Phúc và Tổng Kiểm toán Nhà nước (đối với ông Hồ Đức Phớc).

Trình miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

Hôm nay, Việt Nam tiếp tục quy trình kiện toàn nhân sự chủ chốt cấp cao còn lại.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, lần đầu tiên, Việt Nam có đương kim Thủ tướng được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước và ông Nguyễn Xuân Phúc chính thức trở thành tân Chủ tịch nước Việt Nam thay cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Tân Thủ Tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức

Trong khi đó, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được tín nhiệm bầu làm người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ mới.

Trong buổi làm việc chiều 5/4, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Tờ trình Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình miễn nhiệm Phó Chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm đối với nhà lãnh đạo nữ này.

Theo chương trình dự kiến, sáng mai 6/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Đồng thời, sau đó, Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước.

Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu kín miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Ai sẽ kế nhiệm bà Đặng Thị Ngọc Thịnh?

Theo dự kiến, chức vụ Phó Chủ tịch là một trong 25 chức danh lãnh đạo được kiện toàn hoặc thay đổi vị trí công tác sau Đại hội Đảng XIII.

Theo kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh không có tên.

Hiện tại, nhân sự kế nhiệm bà Đặng Thị Ngọc Thịnh vẫn chưa được chính quyền Việt Nam công bố.

Tuy nhiên, theo danh sách sơ bộ đưa ra trước đó sau Hội nghị Hiệp thương lần 2, khi khối các cơ quan Trung ương được giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV, ứng cử viên sáng giá nhất nhiều khả năng sẽ được giới thiệu nhân sự thay đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh là bà Võ Thị Ánh Xuân.

© Ảnh : Thanh Sang - TTXVNBà Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang phát biểu tại kỳ họp.
Việt Nam tiếp tục kiện toàn nhân sự: Ai thay bà Đặng Thị Ngọc Thịnh? - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang phát biểu tại kỳ họp.

Cụ thể, Khối Chủ tịch nước chỉ có ba Đại biểu được giới thiệu ứng cử Quốc hội khóa mới gồm ông Nguyễn Xuân Phúc (đã chính thức là Chủ tịch nước, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam), ông Lê Khánh Hải (Ủy viên Trung ương Đảng, đã nhận Quyết định bổ nhiệm về làm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước thay ông Đào Việt Trung) và bà Võ Thị Ánh Xuân (Ủy viên Trung ương Đảng), Bí thư Tỉnh ủy An Giang.

Theo danh sách nhân sự của Khối Chủ tịch nước, có thể thấy rõ, khả năng cao người kế nhiệm bà Đặng Thị Ngọc Thịnh làm Phó Chủ tịch nước sẽ là Bí thư An Giang Võ Thị Ánh Xuân.

Những điều chưa biết về bà Đặng Thị Ngọc Thịnh

Nhiệm kỳ qua, tại Việt Nam, bên cạnh nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là một trong những nữ chính khách hàng đầu của đất nước.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giới thiệu, quán triệt chuyên đề: “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của BCHTƯ khoá XII tại Đại hội XIII của Đảng”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dấu ấn của một chính khách đa tài

Bà Thịnh có thời gian ngắn nắm giữ Quyền Chủ tịch nước của Việt Nam sau khi nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần cho đến khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sinh ngày 25/12/1959, quê quán xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Bà có bằng Thạc sĩ về Xây dựng Đảng, Cử nhân Luật, cử nhân Lịch sử.

Đáng chú ý, bà Thịnh từng tham gia công tác bí mật, làm liên lạc thuộc Ban Binh vận Thành ủy Sài Gòn – Gia Định.

Trong quá trình tham gia cách mạng và công tác tại địa phương, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh từng trải qua nhiều chức vụ như Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành (Quận 1, TPHCM), Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Quận 1 (TP.HCM), Phó Chủ tịch UBND Quận 1, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ TPHCM, Chủ tịch Hội Phụ nữ TPHCM. Sau đó, bà được điều động giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số và Trẻ em.

Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2006-2010), bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa X.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu bỏ phiếu bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Các Tân Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là ai?

Từ tháng 10/2007, bà giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đến tháng 5/2009, theo quyết định điều động luân chuyển cán bộ của Bộ Chính trị, bà về giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, phụ trách công tác cơ sở Đảng.

Tháng 10/2010, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015), bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa IX.

Tháng 3/2015, theo Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2016-2020), bà được bầu vào BCH Trung ương khóa XII. Tháng 4/2016, bà được Quốc hội bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Ngày 23/9/2018, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Việt Nam cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới ngày 23/10/2018 do đồng chí Trần Đại Quang đột ngột qua đời.

Trình miễn nhiệm hàng loạt nhân sự cấp cao của Quốc hội

Bên cạnh đó, trong buổi làm việc chiều nay 5/4, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình Quốc hội miễn nhiệm một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Ngày 05/04: Quốc hội bầu Chủ tịch nước và Thủ tướng

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình miễn nhiệm một số ủy viên UBTVQH như Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đối với ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối Ngoại – ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi Đồng – Phan Thanh Bình.

Ngoài ra, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Trưởng Ban Công tác Đại biểu Trần Văn Túy cũng được trình miễn nhiệm.

Ông Hồ Đức Phớc cũng được trình miễn nhiệm chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận tại đoàn về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Theo danh sách sơ bộ những người được các cơ quan Trung ương giới thiệu sau Hội nghị hiệp thương lần 2, khóa mới, dự kiến có 130 người được giới thiệu ứng cử ở khối Quốc hội.

Trong đó phải kể đến các “nhân sự mới” như Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh.

Đối với Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban KHCN&MT có hai Phó Chủ nhiệm là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII gồm ông Vũ Hải Hà và Lê Quang Huy.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNQuốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức.
Việt Nam tiếp tục kiện toàn nhân sự: Ai thay bà Đặng Thị Ngọc Thịnh? - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức.

Đối với hai đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh, Võ Trọng Việt dù không tái cử nhưng vẫn tiếp tục giữ chức vụ cho đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, khi có nhân sự mới thay thế.

Bởi theo quy định của Việt Nam, nhân sự thay thế các vị trí này phải là đại biểu Quốc hội, nhưng hai người được giới thiệu kế nhiệm hai đồng chí Đỗ Bá Tỵ và Võ Trọng Việt hiện chưa phải đại biểu Quốc hội. Do đó, ông Tỵ và ông Việt vẫn sẽ đảm trách chức vụ hiện tại.

Đối với chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước, ông Trần Sỹ Thanh được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV thay cho ông Hồ Đức Phớc ở Khối Kiểm toán Nhà nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала