Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản "đừng nhúng tay" vào công việc nội bộ của CNND Trung Hoa

© AP Photo / Wu Hong Vương Nghị
 Vương Nghị  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Đăng ký
Bắc Kinh (Sputnik) - Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Toshimitsu Motegi hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và kêu gọi Tokyo "đừng đi quá xa."

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong cuộc điện đàm giữa các bộ trưởng, "ông Vương Nghị đã nêu quan điểm chính của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư, Biển Đông và các vấn đề khác".

"Ông Vương Nghị phản đối sự can thiệp của phía Nhật Bản vào công việc nội bộ của Trung Quốc ở Tân Cương và Hồng Kông, đồng thời yêu cầu Nhật Bản tuân thủ các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế, hãy là một nước láng giềng gần gũi, thể hiện sự tôn trọng cơ bản đối với các vấn đề nội bộ của CHND Trung Hoa và không đưa tay ra quá xa", - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ.

Như Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố trước đó, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc, Ngoại trưởng Motegi bày tỏ quan ngại về tình hình xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Ông Motegi cũng lưu ý đến tình hình nhân quyền ở Khu tự trị Tân Cương của CHND Trung Hoa và tình hình ở Hồng Kông.

 P-3C - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Tokyo phản đối Bắc Kinh về việc tàu Trung Quốc xâm nhập vào khu vực gần quần đảo Senkaku

Tranh chấp về các hòn đảo ở Biển Hoa Đông

Tranh chấp về các hòn đảo ở Biển Hoa Đông đã leo thang sau khi Tokyo tuyên bố hồi tháng 9 năm 2012 rằng họ sẽ mua các đảo từ các chủ sở hữu tư nhân là công dân Nhật Bản. Sau đó, các cuộc biểu tình phản đối lớn đã diễn ra ở CHND Trung Hoa, kèm theo việc đập phá các nhà hàng và xí nghiệp Nhật Bản. Kể từ đó, các tàu Trung Quốc đã liên tục đi lại gần quần đảo tranh chấp và khu vực ven biển của Nhật Bản.

Tokyo quan ngại vì ngày 1 tháng 2, một đạo luật có hiệu lực ở Trung Quốc cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này được quyền nổ súng vào tàu nước ngoài để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đáp lại, Nhật Bản cũng cho lực lượng bảo vệ bờ biển của mình quyền sử dụng vũ khí trong trường hợp âm mưu đổ bộ vào quần đảo tranh chấp. Theo các chuyên gia, những điều này làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang giữa hai nước.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала