Mỹ đang đối mặt với những khó khăn nào trong việc chế tạo vũ khí bội siêu thanh?

© Ảnh : Air Force / Giancarlo CasemThử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh AGM-183A Air-Launched Rapid Response Weapon (ARRW).
Thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh AGM-183A Air-Launched Rapid Response Weapon (ARRW). - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Đăng ký
Ông Aleksey Leonkov, chuyên gia quân sự của tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" cho rằng, các vấn đề của Mỹ trong việc chế tạo vũ khí bội siêu thanh có liên quan đến việc thiếu công nghệ sản xuất hợp kim titan và hệ thống điều khiển.

Vào ngày 6 tháng 4, Không quân Hoa Kỳ báo cáo về cuộc thử nghiệm tên lửa bội siêu thanh ARRW không thành công. Vào tháng 3, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Hoa Kỳ đã báo cáo rằng, chương trình phát triển vũ khí bội siêu thanh gặp phải một số vấn đề do các công nghệ chủ chốt kém phát triển.

AGM-183A ARRW - tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2021
Không lực Hoa Kỳ thất bại trong thử nghiệm vũ khí siêu thanh

Theo chuyên gia Nga, vật liệu chế tạo vũ khí bội siêu thanh khác với vật liệu chế tạo vũ khí siêu thanh, mà ở đây vật liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng.

"Hợp kim titan cho phép đạt tốc độ vượt quá Mach 5, Mach 10, Mach 20, các kim loại khác không chịu được điều kiện như vậy. Người Mỹ chưa có những công nghệ như vậy. Do đó, họ đã không thành công", - chuyên gia Leonkov nói.

Vấn đề thứ hai liên quan đến khả năng điều khiển, vì ở tốc độ bội siêu thanh, vũ khí nóng lên, gây ảnh hưởng đến thiết bị và bề mặt điều khiển.

"Hoa Kỳ cho rằng, để giải quyết vấn đề này cần phải sử dụng trí tuệ nhân tạo, tức là phải đặt một thiết bị chịu trách nhiệm về khả năng điều khiển bên trong đầu tên lửa. Đây là những vấn đề phổ biến trong quá trình phát triển các loại tên lửa trên không, trên bộ và trên biển", - chuyên gia lưu ý.

Hoa Kỳ đang phát triển 1 loại vũ khí bội siêu thanh cho Hải quân, 2 loại cho Lục quân và 2 loại cho Không quân.

Sự chậm trễ trong việc phát triển vũ khí bội siêu thanh ở Mỹ dẫn đến việc gì?

Theo chuyên gia Leonkov, sự chậm trễ trong việc chế tạo vũ khí bội siêu thanh ở Hoa Kỳ cũng đẩy lùi thời điểm chế tạo vũ khí phòng chống tên lửa bội siêu thanh.

AGM-183A ARRW - tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2021
Mỹ tuyên bố không đủ công nghệ để chế tạo vũ khí siêu thanh
"Để thử nghiệm hệ thống phòng thủ, cần phải có một mục tiêu cơ động bay với tốc độ của vũ khí bội siêu thanh. Do đó, sự chậm trễ của Mỹ trong việc chế tạo vũ khí bội siêu thanh cũng làm trì hoãn khung thời gian chế tạo vũ khí phòng chống tên lửa bội siêu thanh. Ngay cả việc phát hiện tên lửa bội siêu thanh bằng cách sử dụng các phương tiện sẵn có cũng là một vấn đề phức tạp", - chuyên gia Leonkov cho biết.

Alexey Leonkov cho rằng, Hoa Kỳ đang cố gắng giải quyết vấn đề này thông qua sự hợp tác với các quốc gia khác.

"Bằng cách phối hợp những phát triển trong lĩnh vực này, Hoa Kỳ có thể có được vũ khí bội siêu thanh. Mỹ đang cố gắng giải quyết vấn đề phát hiện tên lửa bội siêu thanh của đối phương bằng cách triển khai vũ khí trong không gian", - chuyên gia Nga nói.

Pháp đang phát triển loại tên lửa đầy hứa hẹn bay ở tốc độ siêu thanh ASN4G, ở Nhật Bản có 2 dự án - tên lửa hành trình siêu vượt âm tương lai Hypersonic (HCM) và tên lửa bội siêu thanh được gọi là phi đạn siêu tốc (HVGP). Vào năm 2020, Úc đã ký một thỏa thuận hợp tác với Hoa Kỳ để phát triển và thử nghiệm các nguyên mẫu tên lửa hành trình siêu thanh trong khuôn khổ dự án SCIFiRE.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала