Việt Nam lên tiếng về việc điều tàu chiến ra Trường Sa, tình hình Biển Đông

© Sputnik / Taras IvanovNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Đăng ký
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng bình luận việc Hải quân Việt Nam điều tàu 016 Quang Trung (tàu hộ vệ lớp Gepard ) ra Trường Sa diễn tập cũng như tình hình Biển Đông, hoạt động của tàu cá Trung Quốc ở khu vực đá Ba Đầu.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cũng nêu phản ứng của Việt Nam trước việc loạt thương hiệu thời trang nổi tiếng như H&M, Chanel, Louis Vuitton, Zara...sử dụng bản đồ đường lưỡi bò phi pháp trên website ấn bản tiếng Trung, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Việt Nam điều tàu ra Trường Sa giữa lúc căng thẳng

Bình luận về câu hỏi của Sputnik về việc Hải quân Việt Nam đã điều tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung ra diễn tập tại quần đảo Trường Sa giữa lúc hơn 200 tàu cá Trung Quốc vẫn neo đậu ở đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói:

“Hiện nay chúng tôi không có hoạt động như PV hỏi. Quân đội Việt Nam duy trì các hoạt động huấn luyện, diễn tập để nâng cao năng lực nhằm mục tiêu sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.“, bà Hằng cho biết tại buổi họp báo thường kỳ chiều 8/4.

Như Sputnik thông tin hôm 5/4, tiếp tục thực hiện yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông cùng âm mưu bành trướng, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực, chính quyền Bắc Kinh đã cho hàng trăm tàu cá neo đậu ở đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn Đông. Sau đó, Việt Nam đã cử tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung ra diễn tập ở Trường Sa nhằm nâng cao năng lực chiến đấu, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tàu khu trục Quang Trung của Lực lượng Hải quân Việt Nam đã đến Vladivostok  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Đưa Gepard 3.9 mang tên Quang Trung ra Trường Sa, Việt Nam không nói suông

Tàu Quang Trung lớp Gepard của Việt Nam do Nga cung cấp, được đưa vào biên chế của Lữ đoàn 162, Hải quân Việt Nam từ tháng 2/2018. Con tàu tiến hành diễn tập ở Trường Sa giữa lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng.

“Tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung là loại tàu chiến có chức năng tàng hình, săn tàu ngầm, chống các loại tàu chiến mặt nước, được trang bị nhiều vũ khí tiên tiến. Các tình huống chiến đấu được tổ chức diễn tập. Từng cán bộ chiến sĩ hải quân đều nỗ lực tuyệt đối với nhiệm vụ của mình. Trên các đảo của quần đảo Trường Sa, công tác sẵn sàng chiến đấu cũng được thực hiện ở cấp độ cao nhất”, theo bản tin của VTV ngày 4/4.

Vũ khí chính của 016 Quang Trung là 8 tên lửa chống hạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma, hai pháo phòng thủ cực gần AK-630M cùng 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Tàu có thể mang theo một trực thăng Ka-28 để tăng khả năng phát hiện, tiêu diệt tàu ngầm đối phương.

Phản ứng của Hà Nội về việc H&M bị kêu gọi tẩy chay vì bản đồ đường lưỡi bò

Trước việc, nhiều nhãn hàng thời trang hay doanh nghiệp quốc tế lớn như Chanel, Louis Vuiton, Zara, H&M chấp nhận yêu cầu của chính quyền Trung Quốc đăng tải bản đồ đường lưỡi bò, đường chín đoạn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho rằng, không một hình thức tuyên truyền, quảng bá nào trái pháp luật quốc tế có thể phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Những người qua đường gần cửa hàng H&M ở Bắc Kinh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2021
H&M bị tẩy chay vì đăng bản đồ công nhận đường lưỡi bò là của Trung Quốc

Đại diện Bộ Ngoại giao tái khẳng định lập trường của Hà Nội ở Biển Đông. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

“Mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá những nội dung trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế đều không có giá trị, không thể thay đổi được thực tế về chủ quyền của Việt nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như thực tế về vấn đề Biển Đông”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Liên quan đến việc thời gian qua, cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay thương hiệu thời trang H&M trước việc nhãn hàng Thụy Điển này vì muốn làm hài lòng chính quyền Bắc Kinh mà đồng ý với yêu cầu sửa bản đồ Trung Quốc, thừa nhận Biển Đông thuộc lãnh thổ Trung Quốc, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng đã nêu phản ứng của Hà Nội.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, câu hỏi này của phóng viên cũng liên quan đến vấn đề được đề cập trong câu hỏi trước đó.

“Chúng tôi rất quan tâm đến thông tin như bạn đề cập và chúng tôi yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền liên quan của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

Trên thực tế, không chỉ có H&M, một số thương hiệu thời trang khác Chanel, Louis Vuitton, Zara…cũng sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò”, đường chín đoạn phi pháp trên website tiếng Trung.

Những người qua đường gần cửa hàng H&M ở Bắc Kinh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2021
H&M bị tẩy chay vì đăng bản đồ công nhận đường lưỡi bò là của Trung Quốc

Theo đó, website của các hãng đều sử dụng API bản đồ của Baidu tại thị trường Trung Quốc, trong khi các trang web ở các quốc gia còn lại trên thế giới đều dùng API bản đồ của Google Maps.

Theo quan sát cho thấy, do Google Maps bị chặn tại Trung Quốc, nên các công ty, nhãn hàng kinh doanh nước ngoài sử dụng API bản đồ của Baidu Maps để phục vụ thị trường tỷ dân này.

Trong khi đó, thông qua các trang web này, có thể quan sát thấy hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp với đường chín đoạn bao trùm Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền lịch sử và quyền chủ quyền của Hà Nội đối với các quần đảo trên.

“Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cần phải tôn trọng và thực thi nghiêm túc các quy định của luật pháp Việt Nam”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Tình hình đá Ba Đầu hiện nay ra sao?

Cũng trong buổi họp báo chiều 8/4, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về tình hình tại Đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, chính quyền Việt Nam vẫn đang theo dõi sát sao mọi diễn biến liên quan đến tình hình Biển Đông.

“Tôi có thể khẳng định các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông và bảo vệ, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển của Việt Nam phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Việt Nam có coi mình là 'nạn nhân' của Trung Quốc ở Biển Đông?

Phóng viên nêu câu hỏi rằng việc phía Mỹ liên tục gọi lối hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông là những hành động mang tính cưỡng ép, gây hấn, đề nghị đại diện Bộ Ngoại giao bình luận cụ thể, liệu Việt Nam có chung nhận định như vậy với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông không

“Việt Nam có coi mình là nạn nhân trước các hành động nêu trên của Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông hay không?”, phóng viên hãng thông tấn CAN Đài Loan đặt vấn đề.

Trả lời câu hỏi của báo giới, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam có lập trường quan điểm vững chắc về vấn đề Biển Đông, luôn nỗ lực vì hòa bình, ổn định chung trong khu vực, đồng thời, kêu gọi các bên kiềm chế, tìm kiếm đối thoại, tránh làm phức tạp tình hình.

© Taras IvanovNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Việt Nam lên tiếng về việc điều tàu chiến ra Trường Sa, tình hình Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
“Tôi có thể nhấn mạnh rằng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông là nguyện vọng, mục tiêu chung của các nước trong khu vực và của toàn cộng đồng quốc tế”, bà Hằng chia sẻ.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 có ý nghĩa quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu trên.

Máy bay Không lực Hoàng gia Malaysia (RMAF) bay qua hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt trong  cuộc tập trận ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Quân đội Mỹ và Malaysia tập trận chung ở Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nêu rõ, Việt Nam kêu gọi các nước đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông, thiện chí thực hiện luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

“Việt Nam kêu gọi các nước nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC), đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử COC hiệu lực, hiệu quả”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng thời cũng nhấn mạnh, mỗi nước phải có đóng góp chung vào việc tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn, tư do hàng hải tại khu vực Biển Đông.

Về câu hỏi liệu chính quyền Mỹ dưới thời Joe Biden sẽ có những hành động mạnh mẽ hơn để phản ứng lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam không nêu bình luận.

Đưa vấn đề Biển Đông ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Trước câu hỏi của Sputnik rằng liệu Việt Nam có đưa vấn đề Biển Đông ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khi Việt Nam làm Chủ tịch vào tháng 4 hay không, bà Hằng trả lời:

“Ngày 25/3, ông Đồ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao đã nêu nội dung, chương trình nghị sự chính của tháng 4 - tháng Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Với cương vị là Chủ tịch của HDBA, Việt Nam đã tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong việc thực hiện các công việc định kỳ của tháng theo quy định, thủ tục của HDBA.”

Bà Hằng nói thêm chương trình nghị sự của HDBA trong tháng 4 sẽ gồm 12 vấn đề định kỳ về tất cả khu vực, từ châu Phi, Trung Đông đến châu Âu, châu Mỹ; và các vấn đề khác với 3 cuộc họp định kỳ và khoảng 30 cuộc họp chính thức khác. Trong đó, tối nay sẽ diễn ra cuộc họp quan trọng về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn, duy trì hòa bình bền vững, tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn”, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2021
Việt Nam làm thế nào để giải quyết bất đồng khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ?

Phiên họp nhằm đề cao mục đích nhân đạo của việc hạn chế sử dụng bom mìn, nâng cao nhận thức chung về hậu quả của bom mìn tại các khu vực xung đột, tái khẳng định cam kết của HĐBA LHQ và cộng đồng quốc tế đối với vấn đề ủng hộ các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm khắc phục hậu quả bom mìn, hỗ trợ nạn nhân, phục vụ tái thiết, phát triển kinh tế-xã hội, đề cao hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn.

Bên cạnh đó, HĐBA có thể sẽ thảo luận đến vấn đề, tình hình khu vực phát sinh trong tháng theo đề nghị của các nước là thành viên của HĐBA LHQ.

Ngày 1/4, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) trong tháng 4. Đây là lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng Việt Nam đảm nhiệm vai trò này trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

HĐBA LHQ đã thông qua chương trình làm việc tháng 4 do Việt Nam đề xuất. Theo đó, HĐBA dự kiến sẽ có 15 cuộc họp công khai, 10 cuộc họp kín thảo luận về các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế như tình hình Trung Đông, Syria, Libya, Yemen, Sudan, Nam Sudan, Mali, khu vực Hồ Lớn, Tây Sahara, Colombia và Kosovo. Các cơ quan trực thuộc HĐBA cũng sẽ có nhiều cuộc họp trong tháng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của HĐBA LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu gì trong lần đầu tiên tham dự Phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an LHQ?

Đặc biệt, HĐBA LHQ cũng đã thông qua 4 hoạt động thảo luận mở do Việt Nam chủ trì thúc đẩy về các nội dung khắc phục hậu quả bom mìn vào ngày 8/4, bạo lực tình dục trong xung đột vũ trang ngày 14/4, hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực ngày 19/4 và bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu ngày 27/4.

Trong vai trò nói trên, Việt Nam dự kiến thúc đẩy 3 ưu tiên cụ thể. Đó là tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột; khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững, tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn; bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала