Tòa xử vụ thất thoát 830 tỷ, hàng loạt lãnh đạo liên quan tại Gang thép Thái Nguyên

© Depositphotos.com / 3d_generatorHàng rào thép gai
Hàng rào thép gai - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay 12/4, TAND TP Hà Nội mở phiên xử vụ án thất thoát hơn 830 tỷ đồng tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Cty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO). Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 10 ngày.

Cho tập đoàn Trung Quốc ứng trước dù sai luật

Điều đặc biệt của vụ án là có tới 19 bị cáo đều là lãnh đạo, nhân viên của TISCO hoặc Tổng Cty Thép Việt Nam (VNS). Tất cả các đối tượng này bị truy tố về tội “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” hoặc “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhà máy - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2020
Vụ án Gang thép Thái Nguyên: Đề nghị truy tố 19 bị can

Cụ thể về vụ án, được triển khai vào năm 2007, đây là dự án mở rộng giai đoạn 2 của TISCO và do VNS chỉ đạo, kiểm soát. Qua đó, đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Để triển khai, TISCO ký với MCC hợp đồng trọn gói EPC trị giá hơn 160 triệu USD. Hợp đồng cũng quy định MCC phải thi công, chạy thử, chuyển giao công nghệ, sửa chữa lỗi nếu có... trong vòng 30 tháng.

Tuy nhiên vào tháng 8/2007, mặc dù hợp đồng EPC chưa có hiệu lực nhưng TISCO đã cho phía MCC ứng hơn 35 triệu USD. Cuối năm 2008, cụ thể 11 tháng sau khi hợp đồng có hiệu lực, MCC vẫn chưa lựa chọn nhà thầu phụ cũng như hoàn thiện thiết kế; không đặt hàng máy móc… và ngược lại còn rút hết người rồi yêu cầu tăng giá trị EPC thêm 138 triệu USD.

Việc này vi phạm hợp đồng đã ký nhưng các bị cáo lại xin ý kiến để có thể chấp thuận yêu cầu tăng giá của MCC. Khi được hỏi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chỉ rõ, tăng giá là không có căn cứ; TISCO cần chấm dứt hợp đồng, xem xét hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại nhằm đảm bảo tiến độ dự án.

Bỏ qua mọi tư vấn từ luật sư nước ngoài

Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2021
Thép Việt Nam bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá
Ngay sau đó, TISCO cũng thuê một hãng luật của Singapore tư vấn cho mình.

Thậm chí, hãng luật này cũng khẳng định, MCC không thể đơn phương tăng giá hợp đồng do đã thỏa thuận rõ khi kí hợp đồng trọn gói cố định. Đồng thời, hợp đồng EPC cũng không có điều khoản về việc điều chỉnh giá do biến động tỷ giá hoặc tăng giá nguyên vật liệu... Nếu MCC bỏ dở công trình sẽ vi phạm hợp đồng và TISCO có thể yêu cầu bồi thường.

Tuy nhiên, các bị cáo trong vụ án này đã bỏ qua tư vấn trên để đàm phán với tập đoàn Trung Quốc về việc tăng giá hợp đồng EPC vào tháng 4/2009. Chính vì thế, việc này đã dẫn tới tăng giá thi công dự án, khiến dự án bị kéo dài nên đã đội vốn từ 3.834 tỷ đồng lên tới 8.104 tỷ đồng. Cáo trạng xác định:

"Đến năm 2018, dự án chưa hoàn thành, nhiều thiết bị đã hư hỏng nhưng TISCO đã đổ vào đây hơn 4.423 tỷ đồng, dẫn tới thiệt hại hơn 830 tỷ đồng là số tiền lãi phải trả cho các ngân hàng".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала