Ông Vũ Huy Hoàng “sức khỏe yếu”, Công an Việt Nam chưa bắt được bà Hồ Thị Kim Thoa

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Vũ Huy Hoàng
Ông Vũ Huy Hoàng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Đăng ký
Việt Nam chuẩn bị mở lại phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, dù vẫn chưa bắt được cựu Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.

Luật sư của ông Vũ Huy Hoàng cho biết, tình hình sức khỏe cựu Bộ trưởng Công Thương yếu, phải nằm viện, bác sĩ đang hội chẩn. Cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín nhiều khả năng cũng sẽ không có mặt tại tòa vì “sức khỏe rất yếu”. Đáng chú ý, trong phiên xét xử tới, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cũng được triệu tập.

Xét xử ông Vũ Huy Hoàng: Triệu tập nguyên Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Nam Hải

Vụ án cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và loạt nguyên lãnh đạo TP.HCM liên quan Sabeco để khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng rơi vào tay tư nhân thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận Việt Nam.

Quang cảnh phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO). - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Vụ Gang thép Thái Nguyên: Sao phải triệu tập ông Hoàng Trung Hải, Vũ Huy Hoàng?

Theo dự kiến, sáng 22/4, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công Thương và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây đã là lần thứ ba TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử đại án này. Hai lần trước, vì vắng mặt một số bị cáo (nhất là chưa bắt được cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa) và nhiều lý do khách quan, HĐXX buộc phải quyết định hoãn phiên tòa liên quan cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Thông tin từ TAND TP. Hà Nội cho biết, Hội đồng xét xử gồm 5 người. Trong đó có 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa.

Hai kiểm sát viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao gồm: ông Nguyễn Đức Bằng, ông Nguyễn Minh Đồng (được biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) và kiểm sát viên Hoàng Thị Dung (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) được phân công thực hành quyền công tố trong phiên xử.

Đáng chú ý, tại phiên tòa tới, Hội đồng xét xử tiếp tục triệu tập nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải, đại diện UBND Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với tư cách là người liên quan đến vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.

Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử cũng triệu tập tới tòa 16 cá nhân liên quan. Đây là những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 4 giám định viên, đại diện Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự ở Trung ương. Cùng với đó, Đại diện Bộ Công Thương được triệu tập tới phiên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự.

Trong vụ án này, cùng ra Tòa với cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng còn có 9 đồng phạm khác. Nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng cùng cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (sinh năm 1953) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

CC BY-SA 3.0 / Apple / Vu Huy HoangÔng Vũ Huy Hoàng
Ông Vũ Huy Hoàng “sức khỏe yếu”, Công an Việt Nam chưa bắt được bà Hồ Thị Kim Thoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Ông Vũ Huy Hoàng

8 người khác bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” theo quy định tại Điều 229, khoản 3, điểm b – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cụ thể, các bị cáo này là cựu lãnh đạo nhiều cơ quan chủ chốt của Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín (sinh năm 1957, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), Lâm Nguyên Khôi (sinh năm 1955, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM), Đào Anh Kiệt (sinh năm 1957, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), Lê Văn Thanh (sinh năm 1962, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM), Lê Quang Minh (sinh năm 1957, nguyên Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM), Nguyễn Thanh Chương (sinh năm 1974, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM), Trương Văn Út (sinh năm 1970, nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), Nguyễn Lan Châu (sinh năm 1975, nguyên chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM).

Các ông Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Tín “sức khỏe yếu”

TAND TP. Hà Nội cho biết, trong phiên tòa xử ông Vũ Huy Hoàng và đồng phạm lần này có đến 21 luật sư đăng ký bào chữa cho 10 bị cáo, có 3 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp cho cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Bị cáo Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2021
Phiên tòa xét xử Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn chưa có hồi kết

Cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng có 3 luật sư bào chữa. Cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM có 2 luật sư, riêng bị cáo Lê Quang Minh (nguyên Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM) có đến 5 luật sư.

Ngày hôm nay, 21/4, luật sư Nguyễn Huy Thiệp, người bào chữa cho cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thông tin cho biết, phiên xử này, sức khỏe ông Hoàng yếu hơn hẳn hai lần trước phải hầu tòa.

“Ông Vũ Huy Hoàng phải nằm viện và các bác sĩ đang hội chẩn để đánh giá tình hình sức khoẻ”, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho hay và khẳng định dù sức khỏe yếu nhưng cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn sẽ cố gắng tham dự để tránh làm phiên xét xử bị gián đoạn.

Ở phiên xử trước (đã hoãn), bị cáo Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã vắng mặt cùng với một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), đến phiên xử ngay mai (22/4), nhiều khả năng ông Tín cũng sẽ tiếp tục vắng mặt.

Theo bà Nguyễn Thị Huyền Trang, luật sư bào chữa cho ông Tín cho hay, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM bị suy tim, không thể di chuyển nên vẫn xin được xét xử vắng mặt. Luật sư Trang cho biết, vì bệnh tình nên ông Tín không thể di chuyển ra Hà Nội.

“Chúng tôi đã giao nộp hồ sơ bệnh án, xác nhận của bệnh viện về việc ông Tín sức khỏe rất yếu đồng thời gửi đơn xin cho ông Tín được vắng mặt. Hội đồng xét xử đã chấp thuận việc này”, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang nhấn mạnh.

Người bảo vệ quyền lợi cho ông Nguyễn Hữu Tín cũng khẳng định, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã nhận toàn bộ trách nhiệm về những sai phạm đã xảy ra. Tuy nhiên, ông Tín mong cơ quan tố tụng cũng như HĐXX có đánh giá khách quan, tổng thể hơn về bối cảnh cũng như vai trò trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.

Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang cho biết, khi ông Nguyễn Hữu Tín ký quyết định giao đất dựa vào đề xuất của Bộ Công Thương vì cho rằng chủ trương của Bộ là đúng đắn, phù hợp với chủ trương chung của thành phố.

“Ông Nguyễn Hữu Tín không thể lường trước được việc Bộ Công Thương sau đó lại không đầu tư dự án mà để mặc cho Sabeco chuyển giao đất cho tư nhân”, luật sư nhấn mạnh.

Chưa bắt được bà Hồ Thị Kim Thoa

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 13/7/2020, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương do có hành vi sai phạm trong thời gian dài, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước.

Bị cáo Vũ Huy Hoàng khai báo trước Hội đồng xét xử - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2021
Nhiều bị cáo vắng mặt, hoãn phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam cho biết, đến nay bị can Hồ Thị Kim Thoa vẫn bỏ trốn, thời hạn điều tra vụ án đã hết, do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bị can Hồ Thị Kim Thoa, khi nào bắt được bị can sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, liên quan đến những sai phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa, tháng 10/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách về mặt Đảng với bà Hồ Thị Kim Thoa do vi phạm liên quan công tác cán bộ của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Đến ngày 10/7/2020, bà Hồ Thị Kim Thoa bị khởi tố và có lệnh bắt tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trù và lệnh khám xét về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên, trong ngày 11/7/2020, trong khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam bị can Hồ Thị Kim Thoa thì cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam được xác định trốn ở Pháp. Ngày 2/12/2020, bà Thoa bị khai trừ Đảng.

Ngày 21/4/2021 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an khẳng định bà Hồ Thị Kim Thoa vẫn chưa bị bắt nhưng quyết định truy nã bà Thoa vẫn còn hiệu lực. Các lực lượng Công an, trinh sát của Việt Nam đang phối hợp với Interpol truy nã quốc tế cựu Thứ trưởng Công Thương.

Vụ án cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng

Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, tháng 8/2007, ông Vũ Huy Hoàng được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương, lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Bộ Công Thương.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2020
Sắp xử các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Vũ Huy Hoàng

Ông Vũ Huy Hoàng đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ Chính phủ và Quốc hội về quản lý ngành Công Thương. Ông Hoàng là tư lệnh ngành Công thương ở thời điểm đó và thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác (trong đó có Tổng Công ty Sabeco).

Đối với cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, tháng 5/2010, bị can này được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương, được phân công phụ trách trực tiếp Vụ Công nghiệp nhẹ (nay là Cục Công nghiệp) và Tổng công ty Sabeco, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng vê thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác (trong đó có Tổng Công ty Sabeco).

Kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an nêu rõ, mặc dù biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng đã được sắp xếp giao cho Tổng Công ty Sabeco (là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương, vốn Nhà nước chiếm 89,59%) để quản lý, sử dụng, đầu tư, xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê và không được thành lập pháp nhân mới, tuy nhiên, nhưng ông Vũ Huy Hoàng vẫn chấp thuận chủ trương, chỉ đạo để bộ phận quản lý vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Sabeco triển khai thực hiện việc liên doanh, liên kết thành lập Công ty Sabeco Pearl trái với Quyết định số 86 năm 2010 của Thủ tướng để đầu tư dự án.

Theo ý kiến phê duyệt và chỉ đạo của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cùng ông Phan Đăng Tuất (Chủ tịch Hội đồng quản trị) đã ký công văn số 374 kèm theo các văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án. Theo đó, Sabeco sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính và chuyển quyền sử dụng đất từ Tổng Công ty Sabeco sang Công ty Sabeco Pearl. Từ đó, các sở, ngành thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu cho bị can Nguyễn Hữu Tín ký ban hành quyết định số 3186 QĐ-UBND cho Công ty Sabeco Pearl thuê đất trái các quy định pháp luật, vi phạm quy định về quản lý đất đai.

Được biết, sau khi Công ty Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư, được chuyển quyền sử dụng đất (tháng 6/2015), mặc dù chưa triển khai hoạt động gì nhưng đến tháng 2/2016, lợi dụng chủ trương thoái vốn của Chính phủ và sau khi nhận được 2 văn bản của nhóm các cổ đông sáng lập của Công ty Sabeco Pearl đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo Tổng Công ty Sabeco thoái 26% vốn góp, đồng thời đề nghị được mua lại phần vốn góp này. Vào thời điểm đó, ông Vũ Huy Hoàng đã quyết liệt chỉ đạo Tổng Công ty Sabeco đẩy nhanh thực hiện thủ tục thoái vốn và phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá là 13.247 đồng/cổ phần.

Kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an khẳng định, bị can Vũ Huy Hoàng còn không xem xét đánh giá chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận bổ sung thêm chức năng căn hộ ở, thoái toàn bộ 26% vốn góp của Tổng Công ty Sabeco tại Công ty Sabeco Pearl.

Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2020
Việt Nam truy tố cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng

Bằng các thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội nêu trên của ông Vũ Huy Hoàng, quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng có diện tích 6.080 m2 bị dịch chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân. Hậu quả thiệt hại nặng nề, thất thoát, lãng phí do hành vi phạm tội của bị can Vũ Huy Hoàng và đồng phạm gây ra cho ngân sách nhà nước trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng xảy ra trong một thời gian dài từ thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất (ngày 30/6/2015) đến khi tội phạm bị phát hiện, ngăn chặn (thời điểm khởi tố vụ án hình sự ngày 8/11/2018) là đặc biệt lớn – hơn 2.713 tỷ đồng.

Cụ thể, các bị can lợi dụng việc sắp xếp cơ sở nhà đất của doanh nghiệp nhà nước để dần chuyển dịch quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từ Sabeco sang Công ty Sabeco Pearl (về bản chất là từ tài sản nhà nước sang tư nhân).

Dù đã được Bộ Công an kết luận rằng hành vi sai phạm của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng diễn ra trong một thời gian dài, có hệ thống, cố ý làm trái các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý sử dụng tài sản công, tuy nhiên ông Vũ Huy Hoàng lại cho rằng, trách nhiệm chính phải thuộc về bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng phụ trách trực tiếp Vụ Công nghiệp nhẹ và Tổng Công ty Sabeco. Đồng thời, theo ông Hoàng, việc chấp thuận cho Công ty Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án, được thuê đất tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND TP.HCM.

Phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала