Vì sao Nhật Bản chọn Việt Nam để hợp tác chia sẻ dầu mỏ?

© Depositphotos.com / Avigatorphotographer.gmail.comTàu chở dầu
Tàu chở dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Đăng ký
Vì sao Nhật Bản muốn Việt Nam là quốc gia đầu tiên của ASEAN tham gia thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ với Tokyo? Đằng sau đề xuất của Chính phủ ông Suga Yoshihide với Hà Nội là gì?

Việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà chính phủ Nhật Bản hướng đến ở ASEAN nhằm đạt thỏa thuận chia sẻ và dự trữ dầu mỏ “không có gì bất thường”.

Quyết định này của phía Nhật Bản đối với Việt Nam là nhằm khẳng định chiến lược duy trì nguồn cung xăng dầu, đảm bảo sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu mang nhiều tính toán hậu Covid-19 và những cú sốc bất ngờ như sự cố kênh đào Suez khi tàu Ever Given mắc cạn.

Nhật Bản ‘nhắm đến’ Việt Nam đầu tiên ở ASEAN tham gia thỏa thuận dầu mỏ

Nhật Bản đang ‘nhắm đến’ Việt Nam để tăng cường hợp tác về dầu mỏ.

Theo đó, Chính phủ của ông Suga Yoshihide muốn Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, khối ASEAN tham gia thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ, Nikkei đưa tin cho biết và khẳng định có tham chiếu nguồn tin chính phủ.

Mỏ khí đốt Mộc Tinh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2020
Việt Nam vừa phát hiện mỏ dầu khí trữ lượng cực lớn

Đề xuất Việt Nam là quốc gia ASEAN đầu tiên tham gia thỏa thuận chia sẻ, dự trữ dầu mỏ với Nhật Bản không hẳn là điều bất ngờ. Trên thực tế, đối với Tokyo, Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng cả về vị trí địa lý, ngoại giao lẫn các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng khác ở khu vực Đông Nam Á.

Tokyo hiện đang cố gắng tìm cách đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong trường hợp chuỗi cung ứng ở nước ngoài bị gián đoạn.

Dịch Covid-19 và sự cố siêu tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez vừa qua đều là những bài học cảnh báo tầm quan trọng của những phương án thay thế khả dĩ nhằm duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu.

© Sputnik / Suez Canal Press Service / Chuyển đến kho ảnhThực hiện công việc để giải tỏa kênh đào Suez.
Vì sao Nhật Bản chọn Việt Nam để hợp tác chia sẻ dầu mỏ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Thực hiện công việc để giải tỏa kênh đào Suez.

Theo báo chí Nhật Bản, thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Nhật nhằm xây dựng các thỏa thuận chia sẻ dầu với Hiệp hội các quốc gia thành viên Đông Nam Á (ASEAN).

Khi đồng thuận bắt tay thỏa thuận hợp tác, các bên tham gia sẽ xây dựng kho dự trữ riêng lẻ các sản phẩm bao gồm dầu thô, xăng, nhiên liệu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác, nhằm đảm bảo dự phòng cho thời điểm việc cung cấp bị gián đoạn.

Trong bối cảnh hiện nay, cả Nhật Bản và các nước ASEAN đều phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ Trung Đông. Tuy nhiên, trong khi Nhật Bản duy trì lượng dự trữ xăng dầu đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước trong hơn 200 ngày – bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 – thì một số quốc gia Đông Nam Á lại chỉ có nguồn cung đủ dùng trong vòng một tháng.

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2015
Việt Nam sẽ đầu tư thăm dò khai thác mỏ dầu ở thềm lục địa Caspian

Số liệu mà hãng xăng dầu BP công bố cho thấy, hơn 60% các chuyến hàng dầu thô đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều xuất phát từ Trung Đông.

Hãy nhìn sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez (chiếm tới khoảng 30% lưu lượng container trên thế giới mỗi ngày) xảy ra vào 23/3/2021 khi siêu tàu chở hàng khổng lồ Ever Given bị mắc kẹt, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, từ vận chuyển gia súc, hàng hóa thông thường đến dầu thô để thấy tính rủi ro, khả năng dễ bị tắc nghẽn, gián đoạn trong quá trình vận chuyển, đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tính toán sơ bộ của Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) cho thấy, vụ tàu Ever Given mắc cạn gây tắc nghẽn vừa qua đã khiến Ai Cập thất thu từ 12-15 triệu USD/ngày trong thời gian phải đóng cửa kênh đào Suez. Đó còn chưa tính đến tổn thất của các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác khi có hàng vận chuyển qua tuyến này.

“Đây là rủi ro mà các công ty sản xuất ô tô Nhật Bản và các nhà sản xuất khác có hoạt động tại khu vực Đông Nam Á phải đối mặt”, Nikkei nhấn mạnh.

Nhật Bản muốn đạt được thỏa thuận với Việt Nam và đối tác trong thời gian sớm nhất?

Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản tiếp cận Việt Nam với đề xuất chia sẻ dầu mỏ. Khi đại dịch Covid-19 do chủng mới coronavirus gây ra đã lắng xuống, Tokyo sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận tích cực với mục tiêu đạt được thỏa thuận trong thời gian sớm nhất.

Nhật Bản cũng đang tiến hành đàm phán với Indonesia, Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác để ký kết những thỏa thuận hợp tác tương tự. Đối với Philippines, Nhật Bản đang xem xét một hình thức thỏa thuận khác, trong đó Tokyo sẽ đưa ra hướng dẫn về việc xây dựng kế hoạch dự trữ xăng dầu.

Công nhân làm việc tại Nhà máy Tân Đệ 6, Công ty Cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ tại xã Minh Quang (Vũ Thư, Thái Bình). - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Không phải Trung Quốc, Việt Nam mới là nước có lực lượng lao động lớn nhất ở Nhật Bản

Hồi tháng 3/2021, Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản đã cùng với Cơ quan Năng lượng Quốc tế và các tổ chức khác tiến hành một cuộc họp với đại diện của Chính phủ 8 nước thành viên ASEAN.

Tại sự kiện này, phía Nhật Bản đã đề nghị cần tăng cường sự hiểu biết chung về tầm quan trọng của trữ lượng dầu mỏ và hợp tác vì lợi ích của các bên.

Ngoài ra, Nhật Bản được cho là cũng đang tìm cách hợp tác với các nhà sản xuất dầu mỏ. Vào tháng 12/2020, Tokyo đã ký một thỏa thuận với Kuwait để xây dựng kho dự trữ dầu chung ở Nhật Bản. Thỏa thuận cũng có cơ chế mà theo đó, một số kho dự trữ có thể được chia sẻ với các quốc gia châu Á thứ ba nếu Nhật Bản và Kuwait đồng ý.

Bất chấp xu thế toàn cầu hướng tới một nền kinh tế không carbon (kinh tế xanh), Chính phủ Nhật Bản tin rằng dầu mỏ sẽ vẫn là nguồn năng lượng chính trong ngắn hạn. Châu Á nói riêng dự kiến sẽ là khu vực có tăng trưởng kinh tế dồi dào và nhu cầu xăng dầu tăng vọt. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ dù Hà Nội đã có những chiến lược nhất định hướng đến sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh, xanh và bền vững.

Cùng với đó, Chính phủ cũng Nhật Bản đang tích cực ủng hộ việc áp dụng công nghệ, chẳng hạn như các nguồn năng lượng tái tạo, hứa hẹn sẽ làm giảm lượng khí nhà kính trong trung và dài hạn.

Vì sao Nhật Bản chọn Việt Nam để hợp tác chia sẻ dầu mỏ?

Kể từ chuyến thăm chính thức Nhật Bản hồi tháng 9/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản khi đó là ông Abe Shinzo đã ra Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Tokyo là đối tác quan trọng của Hà Nội ở khu vực Đông Á, châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh hiện nay.

Nhật hoàng và hoàng hậu thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2020
Việt Nam và Nhật Bản: Mối quan hệ đối tác chiến lược phát triển năng động và thực chất

Trong cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, cả hai bên đều khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt – Nhật đồng thời đưa quan hệ hợp tác Hà Nội – Tokyo phát triển hơn nữa theo hướng toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Đáng chú ý, trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Nhật Bản, hợp tác dầu khí được xác định là một trong những ưu tiên lớn nhất. Theo đó, các dự án hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) với các đối tác Nhật Bản trong các lĩnh vực từ thượng nguồn đến hạ nguồn và dịch vụ kỹ thuật, tài chính dầu khí hiện đang được hai bên quan tâm, tích cực triển khai hiệu quả trong thời gian qua.

Đồng thời, trong quá trình hợp tác đầu tư tại Việt Nam, các đối tác Nhật Bản luôn thể hiện là các đối tác tin cậy, uy tín và tuân thủ luật pháp Việt Nam. Các nhà đầu tư và các định chế tài chính Nhật Bản cũng dành sự hợp tác tốt đẹp cho ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, đồng thời là các đối tác quan trọng của Tập đoàn PVN.

Cùng với Nga, các đối tác dầu khí Nhật Bản hiện diện ở Việt Nam từ rất lâu. Điển hình như JX NOEX có mặt kể từ năm 1992, ngay từ những ngày đầu triển khai dự án Lô 15-2, bồn trũng Cửu Long ngoài khơi Việt Nam.

Công ty Dầu khí Nhật Việt (JVPC) nắm vai trò điều hành, tìm kiếm những biện pháp đảm bảo và duy trì sản xuất ổn định, bền vững, cũng như đưa ra những sáng kiến để nâng cao hiệu quả các dự án.

PVN của Việt Nam cùng với các đại diện của Mitsui (chuyên về sản xuất, tiếp thị, kinh doanh hydrocacbon, LNG, phát triển các dự án hạ tầng trạm tiếp nhận LNG, phân phối khí, đường ống vận chuyển khí và phát điện) cũng có hợp tác tại các dự án chuỗi giá trị khí Lô B, bao gồm phát triển các mỏ khí tại Lô B và 48/95 và Lô 52/97 ngoài khơi Tây Nam Việt Nam hay đường ống vận chuyển khí đến Cà Mau, Kiên Giang, Ô Môn và các nhà máy điện khí trong khu vực. Trong khi đó, Tokyo Gas cũng được đánh giá là đối tác tiềm năng, quan trọng của Petrovietnam và PVGAS.

Nhật Bản đồng thời cũng là đối tác lâu năm về hợp tác năng lượng với Việt Nam  hiện đang dẫn đầu về số lượng các công ty năng lượng đang theo đuổi các dự án LNG, với các tên tuổi như Tokyo Gas, Sojitz, Kyushu, JERA và J-Power. Phía Nhật cũng hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực cho Petrovietnam…

Gần nhất, hôm 24/3 vừa qua, Tổng Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Hùng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Yuji Kurata, Tổng Giám đốc Công ty Dầu khí Nhật - Việt (JVPC).

Được biết, hợp đồng PSC chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 thềm lục địa Việt Nam đã được ký từ năm 1992, sẽ hết hạn vào năm 2025. Các nhà thầu hiện tại của Hợp đồng PSC gồm: JVPC, Perenco Rang Dong Ltd. (Perenco) và Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).

Trong buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí PVN, Tổng Giám đốc JVPC Yuji Karata thể hiện mong muốn được tiếp tục hoạt động dầu khí tại Lô 15-2 của Việt Nam sau năm 2025.

Được biết, đây là cuộc gặp đầu tiên để JVPC bày tỏ mong muốn và lắng nghe ý kiến, tư vấn của Petrovietnam trước khi có các bước chuẩn bị cần thiết nhằm đưa ra đề xuất về chương trình triển khai hoạt động dầu khí tại Lô 15-2 cho tương lai.

Theo kết quả hợp tác, từ khi ký hợp đồng, đạt thỏa thuận đến nay, lần lượt vào các năm 1998 và 2008, JVPC đã đưa mỏ Rạng Đông và Phương Đông vào khai thác công nghiệp với lưu lượng khai thác dầu ban đầu khoảng 28.000 thùng/ngày, mức lưu lượng cao nhất đạt trên 70.000 thùng/ngày.

Giàn khoan Noble Clyde Boudreaux của Tập đoàn Noble - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2020
Trung Quốc cố đẩy bật các đối tác của Việt Nam trong lĩnh vực khai thác dầu khí

Cùng với đó, Mỏ Rạng Đông và Phương Đông, dưới sự điều hành của Công ty Dầu khí Nhật - Việt (JVPC), là hai trong số những mỏ mang lại sản lượng dầu khí và nguồn thu ổn định, quan trọng cho ngân sách Việt Nam cũng như hiệu quả cao về đầu tư cho PVEP và các đối tác nước ngoài.

Trao đổi với ông Yuji Kurata, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đánh giá cao kết quả hoạt động JVPC trong thời gian qua cũng như ghi nhận mong muốn của JVPC.

Lãnh đạo Tập đoàn PVN đề nghị người điều hành tiếp tục nghiên cứu và làm việc với các Ban chuyên môn của Petrovietnam và Bộ Công Thương để đưa ra đề xuất phù hợp mang lại lợi ích cho nước nhà và bên đối tác trong giai đoạn tới.

“Buổi gặp gỡ và làm việc diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng và là nền tảng cho những hợp tác tiếp theo của hai bên trong tương lai”, thông cáo của PVN khẳng định.

Với những nền tảng, cơ sở, sự thấu hiểu và thành tựu hợp tác sẵn có, “không có gì bất thường” khi Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Nhật Bản muốn đưa vào thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu không đứt gãy. Thực tế, không chỉ ở lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt năng lượng, nhiều lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh sản xuất khác, giới đầu tư Nhật Bản cũng đặc biệt ưa thích và tin tưởng lựa chọns đầu tư vào Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала