Vị trí thứ 33 của Việt Nam nói lên điều gì?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamThành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2021
Đăng ký
Việt Nam là nước có mức tăng trưởng thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới với mức tăng 9 bậc lên vị trí 33 trong số 100 thương hiệu quốc gia giá trị lớn nhất hành tinh, tiếp tục khẳng định là cứ điểm an toàn đón vốn FDI của các nhà đầu tư.

Chính quyền Hà Nội tiếp tục hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường rót vốn, đầu tư làm ăn lâu dài ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng pháp luật, tăng khối lượng FDI chất lượng cao, “sạch”, đẩy nhanh quá trình phát triển và hiện thực hóa khát vọng hùng cường của đất nước.

Vị trí thứ 33 của Việt Nam: Thương hiệu quốc gia tăng nhanh nhất thế giới

Chiều nay 26/4, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương – Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội mới” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã đến tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn.

Phố Tạ Hiện, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Kinh tế, GDP, FDI tăng trưởng ngoạn mục, nguồn tiền thế giới đổ về Việt Nam

Ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là sáng kiến mới và hiệu quả nhằm tạo cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với Chính phủ và các địa phương, hướng tới thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Đồng chí Phạm Bình Minh cũng đồng thời đánh giá cao ý nghĩa của diễn đàn sau một năm 2020 đầy sóng gió, khó khăn.

“Theo nhiều cơ quan thông tin kinh tế quốc tế đáng tin cậy như Finance Brand, Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Kinh tế của Anh (The Economist), Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng thương hiệu quốc gia nhanh nhất trên thế giới với mức tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới và trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn ở châu Á”, đồng chí Phạm Bình Minh vui mừng cho biết.

Phó Thủ tướng dẫn thông tin phân tích, đã có 3 làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam kể từ năm 1987 đến nay. Cho đến tháng 12/2020, đã có 33.070 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký hơn 384 tỷ USD. Vốn thực hiện khoảng 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

© Ảnh : Danh Lam- TTXVNSản xuất linh kiện điện, điện tử tại Công ty TNHH linh kiện tự động Minda Việt Nam ( vốn đầu tư của Ấn Độ) tại Vĩnh Phúc.
Vị trí thứ 33 của Việt Nam nói lên điều gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2021
Sản xuất linh kiện điện, điện tử tại Công ty TNHH linh kiện tự động Minda Việt Nam ( vốn đầu tư của Ấn Độ) tại Vĩnh Phúc.
“Khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, số thu nộp ngân sách nhà nước cũng tăng đều qua các năm. Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức đóng góp vào GDP tăng đáng kể”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định.

Năm qua 2020, mặc cho nhiều khó khăn xảy ra trên phạm vi khắp toàn cầu, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục tin tưởng vào thị trường và môi trường đầu tư của Việt Nam, tiếp tục mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Đây chính là “lá phiếu” ủng hộ Chính phủ, bộ ngành và địa phương tiếp tục nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp chung tay vì một Việt Nam thịnh vượng”, Phó Thủ tướng khẳng định tại buổi lễ.

Bốn vấn đề về FDI ở Việt Nam

Về mặt hạn chế, Phó Thủ tướng nhận định FDI tại Việt Nam vẫn có mức độ kết nối, lan tỏa thấp, thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn chưa được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, ở một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn đa quốc gia, việc thu hút FDI còn hạn chế.

“Còn hiện tượng một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật về đầu tư hoặc chưa nghiêm túc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực và các nguồn tài nguyên của nhiều dự án đầu tư nước ngoài chưa thực sự hiệu quả và bền vững”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ rõ.

Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2020
Apple không chọn Việt Nam cũng là một cảnh báo: Đừng quá lạc quan về FDI
Nhân đây, Phó Thủ tướng cũng thay mặt Chính phủ nêu ra bốn vấn đề cần giải quyết trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Thứ nhất là phải giữ vững môi trường vĩ mô, chính trị - xã hội ổn định. Tiếp theo, cần tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng tăng cường tính minh bạch, lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị Nhà nước và quản lý kinh tế vĩ mô. Cuối cùng, cần ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến khích tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và khoa học công nghệ.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, các địa phương sẽ hỗ trợ kịp thời cho các nhà đầu tư triển khai các dự án với tốc độ nhanh nhất, thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất thông qua cải cách môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính và đặc biệt là những thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng.

“Chính phủ Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam làm ăn lâu dài, tôn trọng pháp luật và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định.

Sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam là một câu chuyện thành công

Phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục là chủ trương nhất quán của Việt Nam, tiếp tục công cuộc Đổi mới.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, hiện nay, khu vực FDI đóng góp khoảng 20% GDP Việt Nam, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp và khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động trong nước.

Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2020
Thắng Covid-19, cạnh tranh FDI với Trung Quốc ư? Việt Nam đừng vội mừng

Các tập đoàn hàng đầu thế giới đang làm ăn, đầu tư lâu dài và gặt hái thành công ở Việt Nam.

“Ngay cả khi kinh tế thế giới và Việt Nam bị tác động rất tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu hút FDI vẫn duy trì kết quả khả quan, phản ánh niềm tin của giới đầu tư quốc tế đối với Việt Nam như một điểm đến an toàn và hấp dẫn”, Bộ trưởng nói.

Nêu rõ trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu Bộ Ngoại giao cho hay, Việt Nam đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với mục tiêu, tầm nhìn phát triển đến năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao có công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để hiện thực hóa các mục tiêu này đòi hỏi Việt Nam phải tăng trưởng nhanh và bền vững, liên tục với tốc độ 6,5-7%/năm trong 10-20 năm tới. Theo Bộ trưởng, muốn vậy, một trong những điều kiện tiên quyết là phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển, trong đó vốn FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhắc lại, thành tựu về thu hút FDI trong 35 năm qua là những bài học quý báu, cho thấy cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội và phát huy lợi thế của riêng mình là chìa khóa để Việt Nam tiếp tục vươn lên.

“Do đó, chính sách thu hút FDI thời gian tới phải đổi mới mạnh mẽ sang tư duy chủ động, thu hút có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí hàng đầu”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ.

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam là một câu chuyện thành công về vươn lên thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Asanzo xác nhận 70% linh kiện sản xuất tivi được nhập từ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2019
Vụ Asanzo nhập linh kiện Trung Quốc và nỗi lo Việt Nam thành sân chơi của FDI

Để tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tới, Việt Nam cần phát huy động lực phát triển mạnh mẽ từ việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từ nguồn nhân lực trẻ năng động, sáng tạo với tinh thần khởi nghiệp, từ khuyến khích đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, từ phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, từ sức mạnh thị trường trong nước đang bước vào ngưỡng thu nhập bùng nổ tiêu dùng, từ hội nhập quốc tế sâu rộng với mạng lưới FTA rộng mở với hơn 60 nền kinh tế trên thế giới hiện nay.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, về phần mình, trong nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao cũng chủ động, tích cực đẩy mạnh nhiều chuỗi hoạt động thiết thực hỗ trợ kết nối các địa phương với các đối tác quốc tế, triển khai đồng đều cả trong nước và ở nước ngoài.

Theo đó, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam năm 2021 là sự kiện quan trọng tiếp nối những nỗ lực của Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times trong sứ mệnh thúc đẩy kết nối, cập nhật và trao đổi thông tin, tăng cường mối liên kết giữa các bên liên quan, mở rộng hợp tác, tạo sức mạnh cộng hưởng cùng vượt qua thách thức, hướng tới các mục tiêu thịnh vượng và phát triển bền vững.

Thương hiệu và vị thế quốc gia của Việt Nam tiếp tục được nâng lên

Phát biểu tại Diễn đàn, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham), Hiệp hội doanh nghiệp Anh (Britcham) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) có chung đánh giá các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đang thực thi đã tạo sức hút lớn đối với các dòng đầu tư nước ngoài từ các thị trường hưởng lợi trong các hiệp định này.

Công nhân sản xuất sản phẩm dệt nhuộm tại công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) có vốn đầu tư 100% của Trung Quốc.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2019
Bảy tháng, vốn FDI vào Việt Nam quay đầu giảm mạnh

Các Hiệp hội đều có chung nhận định rằng, thương hiệu và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên đáng kể trong giai đoạn vừa qua, đồng thời, đây là tiền đề quan trọng để giai đoạn tới các “cơ duyên” hợp tác của các địa phương với các nhà đầu tư cũng như giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) và Trưởng đại diện Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội) cũng phát biểu đánh giá cao vị thế và thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

Korcham cũng như JETRO khẳng định Việt Nam là cứ điểm an toàn và phát triển. theo đó, sự chuyên nghiệp và thái độ làm việc minh bạch tạo thuận lợi của các địa phương đang tạo động lực lớn để các nhà đầu tư dịch chuyển, mở rộng đầu tư những dự án ‘đầu não’ với hàm lượng công nghệ cao tại Việt Nam.

© Ảnh : JETROJETRO logo
Vị trí thứ 33 của Việt Nam nói lên điều gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2021
JETRO logo

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay đang ẩn chứa nhiều cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới.

Chủ tịch VCCI nêu rõ, sự hủy diệt hay tái thiết đều sinh mới sẽ có thể mở thêm những cơ hội phi thường, bên cạnh thách thức lớn lao và tin tưởng thành công sẽ đến với các chủ thể bản lĩnh, hiểu biết và chủ động thích ứng với bối cảnh.

Ông Lộc phân tích, các khu vực kinh tế của Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước định hình rất rõ ràng về vai trò và sứ mệnh đóng góp. Trên cơ sở chủ trương định hướng và nền tảng pháp lý hiện hành, khu vực kinh tế FDI, cộng đồng doanh FDI có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để cùng hoạt động hiệu quả và đóng góp vì sự phát triển các địa phương và nền kinh tế Việt Nam.

Đúng như khẳng định của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, thời gian tới đây, khu vực FDI sẽ vẫn tiếp tục là một động lực quan trọng, góp phần hiện thực hóa khát vọng, phồn vinh của Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo, phát triển.

Cùng với việc phát huy sức mạnh nội tại của nền kinh tế Việt Nam, việc tận dụng tối đa, hiệu quả dòng vốn FDI “sạch”, “chất lượng cao” – mở cửa đón “đại bàng” sẽ là động lực quan trọng để Việt Nam nhanh chóng phát triển, sớm hiện thực hóa khát vọng hùng cường, vào top các nền kinh tế lớn, mạnh nhất khu vực, vươn ra tầm thế giới trong chiến lược quốc gia đến năm 2030, 2045.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала