Nhìn lại cuộc chiến “chấn động địa cầu” của quân và dân Việt Nam

© AP PhotoSự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Cách đây 46 năm, thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam; đặt dấu chấm hết cho ba thập kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc đầy gian nan, khốc liệt.

Chặng đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sau thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ (1954), chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Lúc này, thế giới đã phân chia thành hai hệ thống đối đầu gay gắt trong cuộc chiến tranh lạnh. Hệ thống chủ nghĩa xã hội, phong trào công nhân ở các nước tư bản, phong trào giải phóng dân tộc ở khắp nơi trên thế giới dâng cao.

Trong nước, sau 9 năm kháng chiến chống thựu dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng, then chốt của toàn dân tộc.

Người dân đến dâng hương và tham quan tại khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2021
Kỷ niệm 46 năm giải phóng Trường Sa, Việt Nam đã làm gì để gìn giữ quần đảo?

Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Lợi dụng tình hình quân lực Việt Nam Cộng hòa bị suy yếu do Mỹ cắt giảm trợ và tinh thần tâm lý của binh lính xuống thấp, đầu năm 1975, sau hai năm ký hiệp định Paris, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã huy động lực lượng (270 nghìn quân) khởi động chiến dịch tấn công lớn trên toàn miền Nam Việt Nam.

Sau chiến thắng của quân Giải phóng ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân Giải phóng đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang – đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2019
Giải phóng Miền Nam: Cú đánh hiểm, bất ngờ, Mỹ và VNCH không kịp trở tay

Khi Xuân Lộc thất thủ, Sài Gòn gần như bị bỏ ngỏ, không còn phòng thủ từ xa, quân Giải phóng đã áp sát thành phố ở các tuyến ngoại vi. Do sức ép, các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo, đã từ chức vào tối ngày 21/4/1975. Trong bài phát biểu từ chức, ông Thiệu đổ lỗi thất bại là do người Mỹ. Sau đó, ông Thiệu và nhiều quan chức Việt Nam Cộng hòa (tướng Nguyễn Cao Kỳ...) đã bỏ ra nước ngoài.

Thời điểm Nguyễn Văn Thiệu từ chức có ý nghĩa quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rằng “chìa khóa là ngày 21/4, khi Thiệu từ chức. Khi đó tôi biết rằng chúng tôi phải tấn công ngay lập tức, cướp lấy thời cơ, tất cả chúng tôi cũng đồng ý như vậy”. Đêm hôm đó, tại Sở Chỉ huy Tiền phương tại Lộc Ninh, cách Sài Gòn 75 dặm, tướng Văn Tiến Dũng đã chỉ huy các cánh quân Giải phóng tiến về thành phố, ra lệnh bắt đầu cuộc tổng tiến công.

Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn ở 5 hướng tấn công: hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng Tây và Tây Nam với Đoàn 232, hướng Đông với Quân đoàn 4 và hướng đông nam với Quân đoàn 2. Quân Giải phóng nhanh chóng vượt qua nhiều tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não.

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2019
Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh sau ngày thống nhất đất nước

8 giờ sáng ngày 30/4, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh và Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến, sẵn sàng đón quân đối phương tiến vào Sài Gòn.

10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng này là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.

Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho đất nước; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước. Đại thắng mùa xuân 1975 còn là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

© Ảnh : Đại tá Nguyễn Ngọc ĐềĐại tá Nguyễn Ngọc Đề, nguyên cán bộ Học viện Kỹ Thuật Quân Sự
Nhìn lại cuộc chiến “chấn động địa cầu” của quân và dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2021
Đại tá Nguyễn Ngọc Đề, nguyên cán bộ Học viện Kỹ Thuật Quân Sự

Theo nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Thanh Tuấn, một số nguyên nhân đưa đến thắng lợi năm 1975 có thể kể đến là:

“Một là, do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, nhân dân và lực lượng quân đội đã đồng lòng, quyết tâm, với tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã chiến đấu dũng cảm, ngoan cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lý tưởng của Bác Hồ. Chính sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng đã giúp ta đánh thắng quân đế quốc. Ngoài ra, cha ông ta đã kết hợp tài tình sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp ta đánh thắng Mỹ. Nên nhớ rằng chiến thắng cũng một phần nhờ ta đã liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia”.

Theo ông Tuấn, từ chiến thắng lịch sử năm 1975, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học quý: xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với cách mạng Việt Nam; chủ động, nhạy bén, linh hoạt trong việc ra chiến lược chiến tranh cách mạng; tạo và nắm thời cơ “vàng” làm động lực quyết định thắng lợi. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chú trọng xây dựng Đảng trong mọi hoàn cảnh và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, sự ủng hộ của nhân dân các nước chung cảnh ngộ trên thế giới.

Chia sẻ với Sputnik về ý nghĩa của ngày thống nhất đất nước, Đại tá, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đề, nguyên cán bộ Học viện Kỹ Thuật Quân Sự, cho biết:

“Ngày 30/4 là ngày chiến thắng, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, ngày mà nhân dân Nam Bắc sum họp một nhà sau 21 năm tạm thời chia cắt. Ngày này đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn, ngày xóa tên vĩnh viễn của Việt Nam Cộng hòa, là ngày mà người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 30/4 còn đánh dấu chế độ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng vô điều kiện chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.

Thắng lợi trước đế quốc Mỹ đã đi vào lịch sử Việt Nam và của cả thế giới, như một cột mốc quan trọng trong những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tính thời đại sâu sắc.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, nhân dân Việt Nam vẫn tự hào và biết ơn công lao, sự hy sinh của các thế hệ cha ông anh hùng đã chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Từ đó, càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như tinh thần quật cường, bất khuất của quân dân Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала