Vụ bà Trần Tố Nga: Các công ty Mỹ không đủ dũng khí thừa nhận tội ác gây ra cho Việt Nam

© AP Photo / Michel EulerBà Trần Tố Nga.
Bà Trần Tố Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Đăng ký
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về vụ bà Trần Tố Nga kiện các công ty hóa chất Mỹ (trong đó có Monsanto) cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Liên quan việc Tòa đại hình Évry (Paris) từ chối xét xử vụ bà Trần Tố Nga kiện các công ty hóa chất Mỹ, nữ Việt kiều Pháp khẳng định sẽ tiếp tục đòi công lý, đòi phán quyết lịch sử cho bản thân và các nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Việt Nam cũng như trên thế giới.

Đặc biệt, Đảng Cộng sản Đức vừa ra tuyên bố khẳng định tình đoàn kết sâu sắc, ủng hộ bà Trần Tố Nga cũng như hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam bình luận vụ bà Trần Tố Nga

Vụ kiện của bà Trần Tố Nga đối với các công ty hóa chất của Mỹ cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Hoa Kỳ dùng trong chiến tranh Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá là “cuộc chiến không cân sức” nhằm đòi phán quyết lịch sử cho các nạn nhân dioxin Việt Nam.

Bà Trần Tố Nga tại cuộc mít tinh ở Paris bày tỏ sự ủng hộ các nạn nhân của chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Mỹ nợ Việt Nam rất nhiều. Tội ác chiến tranh và phiên tòa lịch sử của bà Trần Tố Nga
Thực tế, việc bà Trần Tố Nga, một nữ Việt kiều Pháp, vừa bị tòa án Évry từ chối đưa ra phán quyết lịch sử cũng như xét xử vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ (trong đó có Monsanto & Dow Chemical) cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đang thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận trong nước cũng như thế giới.

Phán quyết của Tòa án Pháp không gây bất ngờ bởi việc Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến ở Việt Nam là sự thật lịch sử, một bài học cay đắng đối với chính quyền Hoa Kỳ và sẽ không dễ dàng để các công ty hóa chất nước này cùng chính quyền Washington thừa nhận tội ác man rợ, những di chứng nặng nề của chất độc da cam/dioxin gây nên với hàng triệu nạn nhân Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Cụ thể, ngày 10/5, toà đại hình Évry, Paris, Pháp đã ra quyết định bác đơn kiện của bà Trần Tố Nga (người Pháp gốc Việt) đối với một loạt công ty hoá chất Mỹ. Nguyên đơn (nữ Việt kiều Pháp Trần Tố Nga) yêu cầu các công ty này phải chịu trách nhiệm pháp lý vì đã cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ để lực lượng này sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Bà Trần Tố Nga tại cuộc mít tinh ở Paris bày tỏ sự ủng hộ các nạn nhân của chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2021
Tòa án Pháp bác đơn kiện vụ cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ

Trả lời báo giới về vụ kiện của bà Trần Tố Nga, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết, chiến tranh đã để lại cho Việt Nam nhiều hậu quả hết sức nghiêm trọng, trong đó có cả những nguy hại lâu dài mà chất độc da cam/dioxin gây ra.

“Chúng tôi ủng hộ việc các nạn nhân của chất độc da cam/dioxin yêu cầu trách nhiệm pháp lý đối với các công ty hóa chất và sản xuất, thương mại chất độc da cam/dioxin của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Bên cạnh việc tuyên bố ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, Bộ Ngoại giao Việt Nam còn cho rằng, các công ty hóa chất Mỹ phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả nặng nề mà chất độc da cam dioxin gây ra.

“Việt Nam cho rằng các công ty này phải có trách nhiệm khắc phục những hậu quả chất độc da cam/dioxin đã gây ra tại Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Vì sao tòa án Pháp bác bỏ vụ kiện của bà Trần Tố Nga với các công ty hóa chất Mỹ?

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 10/5 vừa qua, Toà Đại hình Evry ở ngoại ô thủ đô Paris của Pháp đã có quyết định bác đơn kiện của bà Trần Tố Nga.

Lễ ký thoả thuận về khoản tài trợ 65 triệu USD giữa USAID và NACCET nhằm thực hiện các hoạt động cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật nặng tại 8 tỉnh ưu tiên trong 5 năm. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2019
Cựu thù thành đối tác: Việt Nam và Mỹ cùng xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa

Phía tòa án cho biết, họ không có có thẩm quyền xét xử vụ kiện liên quan đến những hành động thời chiến tranh của chính phủ Mỹ. Theo tòa, các công ty này đã hành động “theo yêu cầu” của chính phủ Mỹ.

Với sự từ chối xét xử, bác bỏ đưa ra phán quyết lịch sử này, đây là kết luận có lợi cho 14 công ty hóa chất. Tòa án Pháp cho rằng, các công ty “có đủ cơ sở để sử dụng quyền miễn trừ”.

Liên quan vụ kiện này, luật sư Jean-Daniel Bretzner của Tập đoàn hóa chất và dược phẩm Bayer Monsanto (được Tập đoàn Bayer của Đức mua lại năm 2018) lên tiếng khẳng định, Tòa án Pháp “không có đủ thẩm quyền” để phán xét hành động và chính sách của một quốc gia nước ngoài có chủ quyền trong thời chiến.

Phía Pháp sau khi xem xét hồ sơ của cả bà Trần Tố Nga và đại diện các công ty Mỹ cũng nêu rõ, doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hóa chất dioxin hoạt động theo lệnh, chỉ thị và “thay mặt cho chính quyền Mỹ, trong việc thực thi chủ quyền quốc gia”.

© SputnikBà Trần Tố Nga
Vụ bà Trần Tố Nga: Các công ty Mỹ không đủ dũng khí thừa nhận tội ác gây ra cho Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Bà Trần Tố Nga

Tuy nhiên, các luật sư đại diện cho bà Trần Tố Nga đánh giá phán quyết của tòa án Pháp chỉ mang hình thức pháp lý chứ chưa xét tới yếu tố chính yếu đó là tính chất độc hại với những hậu quả tàn khốc của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường và con người.

Đáp trả quyết định này, bà Nga tuyên bố sẽ kháng cáo. Nhiều khả năng, vụ kiện của bà Nga sẽ kéo dài vì hai phía đều sẵn sàng kháng cáo.

Biển cảnh báo khu vực nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2019
Khởi động dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa

Trước đó, một nông dân Pháp cũng đã nộp đơn kiện Monsanto vì hãng này không cảnh báo đầy đủ về chất diệt cỏ Lasso, trong đó chứa chất đã bị cấm sử dụng. Theo đó, sau khi phơi nhiễm hóa chất này, ông François bị mất trí nhớ, đau đầu và nói lắp bắp. Sau hàng chục năm kiện tụng, có đến 3 toà án đưa ra phán quyết có lợi cho ông những mãi đến tháng 10 năm ngoái, tòa án mới kết luận rằng Monsanto hoàn toàn có lỗi, từ đó mở ra khả năng đển François nhận được bồi thường tài chính. Riêng đối với bà Trần Tố Nga, đây là một tiền lệ tốt, vì chất độc da cam có độc tính cao gấp 13 lần các chất diệt cỏ thông thường như glyphosate.

Hội Collectif Vietnam Dioxine là một tổ chức tập hợp nhiều hội, đoàn của người Việt Nam tại Pháp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, sau khi tòa án Pháp ban hành phán quyết đã lên tiếng cho rằng, đây là quyết định đáng thất vọng vì một lần nữa công lý lại nghiêng về phía lợi ích của các công ty, tập đoàn đa quốc gia.

“Tuy nhiên, phán quyết này sẽ không làm nản lòng bà Trần Tố Nga và tập thể hội Collectif Vietnam-Dioxine, một trong những Hội đoàn đã đồng hành cùng bà Nga trong vụ kiện lịch sử”, Hội khẳng định.

Collectif Vietnam-Dioxine và bà Trần Tố Nga nhấn mạnh sẽ theo đuổi cuộc đấu tranh này để khẳng định quyền được sống của người dân Việt Nam.

“Để cuộc sống của họ (người Việt Nam) không thể bị tước đi mà không ai phải trả giá. Tính mạng của họ quan trọng và họ xứng đáng nhận được công lý”, Hội Collectif Vietnam-Dioxine nêu rõ.

Đảng Cộng sản Đức ra tuyên bố ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam

Ngày 10/5, Đảng Cộng sản Đức (DKP) ra thông báo tuyên bố ủng hộ vụ kiện lịch sử của bà Trần Tố Nga cũng như các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đối với 14 tập đoàn hóa chất đa quốc gia.

“DKP nhận thấy phán quyết này (của Tòa đại hình Evry) một lần nữa bỏ mặc hàng triệu người dân Việt Nam cho đến nay vẫn đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh hóa học do quân đội Mỹ thực hiện trong cuộc chiến Việt Nam”, tuyên bố của DPK nhấn mạnh.

Đảng Cộng sản Đức khẳng định sẽ tiếp tục thông tin về các thủ phạm gây ra những đau thương cho người dân Việt Nam.

“Chúng tôi khẳng định tình đoàn kết sâu sắc của chúng tôi với bà Trần Tố Nga và tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam”, tuyên bố nêu.

Thông điệp trên của DKP đã cho thấy sự quan tâm chia sẻ của những người Cộng sản Đức đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, cũng như tình đoàn kết quốc tế cao cả của những người Cộng sản.

Thế giới cần biết đến tội ác của quân đội Mỹ và di chứng chất độc da cam/dioxin

Suốt hàng chục năm qua, bà Trần Tố Nga, năm nay đã 79 tuổi, đã liên tục theo đuổi việc yêu cầu các công ty hoá chất Mỹ, bao gồm Monsanto và Dow Chemical, phải chịu trách nhiệm vì đã sản xuất và cung cấp chất độc màu da cam.

Đoàn trợ lý Nghị sĩHoa Kỳ thăm địa điểm Dự án “Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng” - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2019
Đoàn trợ lý Nghị sỹ Hoa Kỳ thăm khu xử lý dioxin tại Đà Nẵng

Dioxin là thứ đã khiến bà và hàng trăm ngàn các nạn nhân khác gặp phải di chứng nặng nề vì phơi nhiễm, cũng như những tác động nghiêm trọng lên môi trường mà nó để lại.

Những luật sư đã hỗ trợ bà Nga suốt 10 năm qua, điển hình như các ông William Bourdon, Amélie Lefebvre và Bertrand Repolt nhận định, tòa án Pháp đã áp dụng một định nghĩa lỗi thời về nguyên tắc miễn trừ tài phán, mâu thuẫn với các nguyên tắc hiện đại của luật pháp quốc tế và quốc gia (Pháp).

Các luật sư của nữ Việt kiều Pháp cho hay, trước phiên tòa phúc thẩm sắp tới đây,  phía bà Nga sẽ yêu cầu các tập đoàn hóa chất Mỹ cung cấp tất cả tài liệu, văn bản liên quan, cũng như những trao đổi của họ với chính phủ Mỹ ở thời điểm quyết định sử dụng chất độc da cam/dioxin trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Theo luật sư William Bourdon, người bảo vệ quyền lợi cho bà Nga, các thẩm phán trong phiên tòa vừa qua chỉ mới được tiếp cận một phần rất nhỏ các hồ sơ kể trên do các công ty bị kiện cung cấp, do đó không có cái nhìn khách quan và đầy đủ về sự việc mang tính lịch sử này.

Bà Trần Tố Nga  mang hai quốc tịch Pháp - Việt, là người đã nhiều năm phải chịu đựng các căn bệnh quái ác mà chất độc da cam/dioxin gây ra. Các xét nghiệm y tế cũng ghi nhận nồng độ dioxin trong máu bà cao hơn mức bình thường.

Đến nay, hành trình đi tìm công lý của bà đã trải qua hơn 10 năm đầy khó nhọc. Từ năm 2009 - 2013, bà nga chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu chứng minh mình thực sự là một nạn nhân da cam để theo đuổi việc khởi kiện theo luật pháp nước Pháp.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch kiểm tra tại khu vực xử lý đất đá nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2019
Việt Nam phải cần 10 năm để xử lý chất độc dioxin ở sân bay Biên Hòa

Đến tháng 5/2013, Tòa đại hình Evry chấp thuận đơn kiện của bà Nga đối với 26 công ty hóa chất Mỹ. Tháng 4/2014, phiên xét xử đầu tiên được tổ chức, yêu cầu sự có mặt của 19 công ty hóa chất Mỹ từng sản xuất chất hóa học sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (một số công ty đã giải thể). Cho đến nay, đã có 18 phiên tòa và 1 phiên điều trần (tổ chức ngày 25/1/2021 với sự có mặt của 14 công ty) diễn ra.

Bà Nga là một trường hợp hết sức đặc biệt. Bà là người duy nhất trên thế giới có thể đại diện nạn nhân da cam Việt Nam khởi kiện vì hội đủ 3 điều kiện: là công dân Pháp gốc Việt, đang sống tại nước duy nhất có luật pháp cho phép mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình, và là nạn nhân chất độc da cam.

Trước đó, năm 2009, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác đơn kiện chống lại 37 công ty hóa chất Mỹ của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Bà Trần Tố Nga sẽ kiện các công ty hóa chất Mỹ đến cùng

Khẳng định với báo chí sau khi nhận được phán quyết của Tòa đại hình Évry, Paris, bà Trần Tố Nga cùng các luật sư và những người ủng hộ vụ kiện các công ty hóa chất của Mỹ cho biết, dù lường trước được khả năng bị từ chối xét xử, nhưng vẫn thất “rất thất vọng”.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink chứng kiến lễ ký. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2018
Việt Nam, Hoa Kỳ ký bản ghi nhận về xử lý dioxin

Sau khi nhận được văn bản điện tử nêu rõ phán quyết của tòa án Évry, bà Trần Tố Nga cho rằng, bản thân và những người ủng hộ công lý đã chuẩn bị cho mọi kịch bản và sẽ đấu tranh liên tục, đấu tranh đến cùng.

“Thất vọng thì có đó nhưng tôi và mọi người đã chuẩn bị tinh thần cho mọi kịch bản. Hôm nay, chúng ta chưa thể hát lên bài ca chiến thắng thì chúng ta hét lên sự phẫn nộ của tất cả nạn nhân chất độc da cam. Cuộc chiến còn dài, tranh đấu sẽ tiếp tục. Tôi chỉ lo không sống được tới lúc công lý được trả lại cho hàng triệu nạn nhân”, nữ Việt kiều Pháp chia sẻ.

Các luật sư cùng bà Trần Tố Nga tuyên bố sẽ tiếp tục kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.

“Phía sau tôi, có cả hàng triệu nạn nhân, hàng triệu người ủng hộ cho công lý”, bà Nga nhấn mạnh.

Nêu rõ bồi thường tài chính không phải mục đích chính, bà Nga khẳng định, điều mà bản thân bà thực sự mong muốn đó là các công ty hóa chất Mỹ cung cấp chất độc da cam/dioxin cho quân đội Hoa Kỳ có đủ dũng khí thừa nhận tội ác của mình và có động lực, thiện chí sửa chữa.

“Tôi không chiến đấu vì mình, tôi chiến đấu vì đồng bào người Việt cũng như những nạn nhân chất độc da cam ở Mỹ và các nước khác”, bà Trần Tố Nga nhắc lại.

Điều khiến bà Trần Tố Nga cảm thấy phẫn nộ chính là tuyên bố của các công ty liên quan, kể cả Mosanto hay tập đoàn Bayer rằng, chất độc da cam không hề gây nên bất cứ căn bệnh, khiếm khuyết bẩm sinh hay hậu quả di chứng nào. Hãng Mosanto & Dow Chemical còn nhấn mạnh đây là kết quả nghiên cứu của “nhiều thập kỷ”.

Pham Thi Thuy Linh, жертва «Агента Оранж» в Хошимине - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2018
Chuyên gia Nga: "Nguy cơ dioxin ở Đà Nẵng vẫn tồn tại"

Nữ Việt kiều Pháp cũng như một bộ phận không nhỏ chính các cựu binh Mỹ cùng hàng triệu người ủng hộ vụ kiện cho rằng đây là lập luận không thể nào chấp nhận được. Các công ty hóa chất Mỹ phủi bỏ tội ác và trách nhiệm một cách trắng trợn. Dư luận, báo chí quốc tế cũng như Việt Nam coi phiên tòa này mang tính “lịch sử” để đòi “phán quyết lịch sử” giành công lý.

Đây là “trận chiến” dẫu biết không cân sức nhưng “phải đấu đến cùng” để buộc các công ty hóa chất Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm trước những di chứng, hậu quả nặng nề, những nỗi đau không gì đong đếm được bà các nạn nhân chất độc da cam phải chịu đựng bất kể là trong chiến tranh Việt Nam hay những cuộc chiến khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала