Kêu oan lên Tổng Bí thư, cựu cán bộ tình báo Phan Văn Anh Vũ tố cáo các lãnh đạo nào?

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyPhan Văn Anh Vũ
Phan Văn Anh Vũ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Đăng ký
Phan Văn Anh Vũ, (tức Vũ nhôm, cựu Trung tá, thuộc Tổng Cục Tình báo Bộ Công an, cựu Chủ tịch Công ty Xây dựng Bắc Nam 79) kêu oan lên Tổng Bí thư và đòi được minh oan, trả tự do.

Đơn tố cáo của Phan Văn Anh Vũ còn tố rất nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo. Theo Vũ nhôm, các cựu chủ tịch Thành phố Đà Nẵng như ông Huỳnh Năm, ông Hoàng Tuấn Anh, ông Trần Văn Minh, ông Văn Hữu Chiến, ông Huỳnh Đức Thơ đã bán rất nhiều cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng.

Phan Văn Anh Vũ kêu oan lên Tổng Bí thư: Vũ nhôm tố cáo ai?

Mới đây, Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã chuyển đơn kêu oan và tố cáo của Phan Văn Anh Vũ tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao… cùng nhiều cơ quan, cá nhân.

Đơn kêu oan dài 30 trang, được đánh máy từ 64 trang viết tay của Vũ thực hiện trong trại giam T16, Bộ Công an.

Vũ 'nhôm' - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2018
Sĩ quan tình báo Phan Văn Anh Vũ được giảm án vì chỉ vô ý làm lộ bí mật nhà nước?

Theo Phan Văn Anh Vũ, việc tòa án các cấp quy kết mình phạm tội theo Điều 219 BLHS (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí) và Điều 229 BLHS (tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai) là “không có căn cứ thuyết phục”. Vũ cho răng, cơ quan tư pháp không có chứng cứ vật chất chứng minh có đồng phạm giữa Vũ và các bị cáo khác trong vụ án.

Bị can này cho rằng, chủ thể của tội phạm quy định tại hai điều luật nói trên phải là người có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, phải mang quyền lực nhà nước.

“Tôi chỉ là người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, đồng thời cũng là một công dân bình thường”, đơn của Phan Văn Anh Vũ viết.

Theo người từng được gọi là ‘mafia Đà Nẵng’, cho dù bản thân thật sự có phạm tội thì chỉ với vai trò “đồng phạm giúp sức”.

Phan Văn Anh Vũ khẳng định, chủ trương bán nhà, đất công sản giai đoạn 2006-2014 không phải là chính sách, chủ trương mới có. Mục đích áp dụng của chính sách này cũng không phải chỉ để bán nhà công sản cho Vũ mua.

“UBND TP. Đà Nẵng đã bán trên 3.500 nhà, đất công sản từ năm 2002 đến 2016 qua nhiều thời kỳ lãnh đạo các khóa trước. Các chủ tịch Thành phố Đà Nẵng như ông Huỳnh Năm, ông Hoàng Tuấn Anh, ông Trần Văn Minh, ông Văn Hữu Chiến, ông Huỳnh Đức Thơ đã bán rất nhiều cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng”, Phan Văn Anh Vũ dẫn chứng trong đơn.

Bị can đặt vấn đề, tại sao có đến hàng trăm, hàng ngàn cá nhân, tổ chức cũng được hưởng chính sách, chủ trương giảm 10% trên tổng số tiền phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong vòng 30 ngày nhưng lại không bị xử lý hình sự?

Phan Văn Anh Vũ yêu cầu được minh oan và trả tự do

Phan Văn Anh Vũ khẳng định, cơ quan tố tụng đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi áp dụng pháp luật về cách tính thiệt hại trong vụ án, vi phạm “rất nghiêm trọng” trình tự, thủ tục định giá tài sản.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại tòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2020
Đà Nẵng khai trừ 5 đảng viên liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ
Theo Vũ, tòa đã tuyên duy trì lệnh kê biên đối với 23 tài sản là nhà, đất thuộc quyền sở hữu chung của Vũ và vợ, cùng 5 tài sản là nhà, đất thuộc quyền sở hữu của các công ty mà Vũ tham gia góp vốn.

Bị can cho rằng, nếu bản thân quả thật có tội, cơ quan tố tụng cũng chỉ được kê biên đối với phần tài sản thuộc sở hữu riêng của Vũ chứ không phải toàn bộ tài sản đứng tên chung hai vợ chồng.

Với các tài sản thuộc quyền sở hữu của các công ty mà Vũ tham gia góp vốn, cần thiết tách biệt giữa cá nhân và pháp nhân. Bởi vì bản thân các công ty không phải là pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án này.

Ngoài ra, bị can cho rằng giả sử việc truy tố, xét xử các bị cáo trong vụ án là đúng người, đúng tội thì ở đây đã có dấu hiệu “bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội” của cơ quan tiến hành tố tụng.

Theo đó, việc Công ty CP Địa ốc Seaprodex Thuận Phước nhận chuyển nhượng các lô đất từ Công ty CP Đầu tư đô thị Vịnh Thuận Phước cũng xảy ra cùng thời điểm, có tính pháp lý tương tự việc Vũ nhận chuyển nhượng các lô đất thuộc dự án khu phức hợp đô thị, thương mại và dịch vụ cao tầng tại phường Nại Hiên Đông, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (dự án Habour Ville).

Điểm tham quan Chùa Cầu vắng khách vì thực hiện cách ly xã hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2020
Trong nhóm giả trang cái bang ăn xin ở Hội An có vợ của ông Phan Văn Anh Vũ?

Phần cuối lá đơn kêu oan dài gần 30 trang của mình, Phan Văn Anh Vũ đề nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy hai bản án sơ và phúc thẩm của TAND TP Hà Nội và TAND Cấp cao tại Hà Nội để điều tra, xét xử lại và “minh oan, trả tự do” cho mình.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Phan Văn Anh Vũ đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ theo khoản 4 điều 364 Bộ luật Hình sự.

Liên quan vụ án này, một thầy phong thủy – bị can Hồ Hữu Hoà, 37 tuổi, làm nghề tư vấn về, tâm linh, bị đề nghị truy tố tội Môi giới hối lộ, theo khoản 4 điều 365.

Đặc biệt, giới chức Việt Nam hiện cũng đang điều tra vụ Phan Văn Anh Vũ ( “tặng quà, hối lộ” một trong các lãnh đạo Tổng cục Tình báo Bộ Công an (Tổng cục V) – ông N.D.L thông qua thầy phong thủy Hồ Hữu Hòa. Tổng số tiền theo kết luận điều tra là hơn 16 tỷ đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала