Cách Đại úy Lâm xử lý vụ cướp: "Thiếu chuyên nghiệp, quá yếu kém"

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNNhiều người dân thấy bóng dáng của lực lượng chức năng mới đeo khẩu trang để đối phó
Nhiều người dân thấy bóng dáng của lực lượng chức năng mới đeo khẩu trang để đối phó - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chuyên gia của Bộ công an đánh giá xử lý cảnh cáo là biện pháp cần thiết để răn đe, song cũng tạo điều kiện cho đại úy Lâm sửa sai. Còn dưới góc độ pháp lý, không đủ căn cứ để khởi tố cán bộ này.

"Làm xấu hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân"

Công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) vừa kỷ luật đại úy Nguyễn Thanh Lâm, cán bộ công an xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, do thiếu trách nhiệm liên quan vụ tài xế taxi bị cướp tấn công. Theo đó, đại úy Lâm bị kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển về Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an huyện Thanh Oai. Tuy nhiên, nhiều người chưa đồng tình với mức kỷ luật này và cho rằng cơ quan chức năng cần phải có hình thức nặng hơn với vị cán bộ này.

Đoạn video ghi lại cảnh đại úy công an "làm ngơ" nhìn tài xế taxi vật lộn với tên cướp đã được lan truyền trên mạng xã hội và bị nhiều người phản ứng:

Theo dõi sự việc, trung tá Đào Trung Hiếu (Chuyên gia Tội phạm học thuộc Bộ Công an) đánh giá hành động của cán bộ Lâm là phản cảm, làm xấu đi hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân. Trung tá Hiếu phân tích tình huống:

"Đại uý Lâm đã xử lý tình huống rất thiếu chuyên nghiệp. Đó là trường hợp khẩn cấp, nạn nhân bị thương, đang cố gắng vật lộn để bắt giữ nghi phạm nên sự hỗ trợ từ bên ngoài lúc đó là rất cần thiết. Với trách nhiệm công vụ, đại úy Lâm phải lập tức xông vào hỗ trợ, khống chế tên cướp. Nếu khó khăn, có thể kêu gọi người đi đường giúp sức, khống chế tội phạm rồi mới gọi đơn vị cử người ra tiếp nhận".

Công an. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Giám đốc Công an Hà Nội lên tiếng về vụ kỷ luật Đại úy Lâm “quá nhẹ”
Theo ông, đây không phải hành động vô cảm, thiếu trách nhiệm bởi đại úy Lâm đã gọi đồng đội tới hỗ trợ, tuy nhiên đứng ở góc độ về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng xử lý tình huống thì cán bộ này ở mức "quá yếu kém". Ông cho rằng công an phải là hiệp sĩ bảo vệ dân. Khi sức khỏe, tính mạng người dân đang bị uy hiếp nghiêm trọng, chiến sĩ công an phải đối diện tội phạm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu nạn nhân.

Bằng nghiệp vụ và võ thuật đã được trang bị, người lính phải tính toán phương án tiếp cận, giải quyết vấn đề. Về hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo, trung tá Hiếu cho rằng đây là biện pháp cần thiết để siết chặt kỷ cương, thể hiện rõ quan điểm của ngành công an là không bao che, dung túng cho sai phạm, tiêu cực. Chuyên gia tội phạm học nhận định:

"Mức kỷ luật cảnh cáo là thỏa đáng, tạo điều kiện cho Đại uý Lâm có cơ hội sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Đây là bài học kinh nghiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng về ý thức trách nhiệm công vụ và kỹ năng xử lý tình huống đột xuất".

Có đáng để xử lý hình sự?

Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, luật sư Hà Trọng Đại (Giám đốc Công ty Luật Hà Trọng Đại và cộng sự) ông không đồng tình với việc nhiều người yêu cầu khởi tố đại úy Lâm về tội Không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Luật sư Đại đã chỉ ra Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 và phân tích tội danh này là loại tội cấu thành vật chất, tức hành vi của người vi phạm chỉ cấu thành tội phạm hình sự. Nếu dẫn tới hậu quả cụ thể, mà ở đây là làm chết người thì mới xử lý theo luật hình sự, Luật sư Đại giải thích:

"Trường hợp này, người lái taxi chưa chết. Thậm chí, nếu hành vi của đại úy Lâm khiến tài xế lâm vào tình trạng nguy kịch nhưng sau đó người dân cứu sống tài xế này, cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cựu cán bộ công an xã Cự Khê theo Điều 132 Bộ luật hình sự 2015".

Khoảng 14h30 ngày 16/5, đối tượng Sáu bắt taxi của ông Minh tại khu vực cầu Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), yêu cầu chở đi tỉnh Thanh Hóa. Đến 16h cùng ngày, tài xế taxi chở Sáu đến đoạn đường Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thì nghi ngờ ông ta không có tiền trả nên dừng xe, không đi nữa.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2021
Chánh án TAND Tối cao: 99,5% vụ án hình sự được xét xử, 5 năm không có oan sai

Lúc này, tài xế gọi điện về rồi gửi định vị vị trí cho vợ. Sáu nghi ngờ anh Minh phát hiện mình là tội phạm đang bị truy nã nên đã rút con dao bầu đâm vào vùng ngực trái của nạn nhân. Tài xế cùng nghi phạm ra khỏi chiếc taxi và vật lộn ngoài đường. Ông Minh sau đó hô hoán bị cướp, đồng thời khống chế Sáu. Người dân sau đó đã hỗ trợ nạn nhân bắt giữ Sáu và báo cho Công an xã Cự Khê áp giải nghi phạm về trụ sở.

Tuy nhiên theo Công an Hà Nội, vụ án có sự thiếu trách nhiệm của đại úy Nguyễn Văn Lâm, cán bộ Công an xã Cự Khê, huyện Thanh Oai. Cụ thể, vị công an xã này có mặt tại hiện trường nhưng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và không tham gia hỗ trợ nạn nhân khống chế nghi phạm.

Giám đốc Công an TP đã chỉ đạo Công an huyện Thanh Oai xem xét hình thức xử lý với vị đại úy này. Đến chiều 17/5, Công an huyện Thanh Oai đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo và điều chuyển đại úy Lâm về Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an huyện Thanh Oai.

Ngày 19/5, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã ký Quyết định về việc khen thưởng. Đồng thời, tặng Giấy khen đối với anh Nguyễn Trần Minh vì hành động dũng cảm chống trả và bắt giữ tên cướp trong vụ việc xảy ra ngày 16/5/2021 tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ThắngĐại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội trao Thư khen của Bộ Công an cho anh Nguyễn Trần Minh.
Cách Đại úy Lâm xử lý vụ cướp: Thiếu chuyên nghiệp, quá yếu kém - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội trao Thư khen của Bộ Công an cho anh Nguyễn Trần Minh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала