Chính Covid-19 đã chứng minh sức mạnh nền kinh tế Việt Nam

© AFP 2023 / Manan Vatsyayana Thành phố Hà Nội
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Đăng ký
Theo HSBC, chính cú sốc Covid-19 chứng minh sức mạnh nền kinh tế Việt Nam, giúp giữ vững vị trí ngôi sao sáng của khu vực. Trong 16 nền kinh tế Châu Á được phân tích trong báo cáo của Ngân hàng HSBC, Việt Nam là quốc gia có GDP năm 2022 được nâng dự báo tăng trưởng mạnh nhất.

Cùng với những mặt phát triển tích cực, các tổ chức quốc tế như (ADB, Ngân hàng Thế giới) cũng lưu ý làn sóng Covid-19 thứ 4 sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Chính phủ cần những quyết sách phù hợp, thậm chí có thể xem xét phương án gói kích cầu kinh tế, hỗ trợ quy mô lớn người dân và doanh nghiệp.

HSBC dự báo Việt Nam là nước có GDP năm 2022 tăng trưởng mạnh nhất

Nhận định về kinh tế Việt Nam, Ngân hàng HSBC khẳng định, chính cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm nổi bật thế mạnh của Việt Nam như một nền kinh tế và một cơ sở sản xuất linh hoạt đồng thời tiếp tục cho phép Việt Nam giữ vững vị trí ngôi sao sáng của khu vực.

Điều này được khẳng định rõ trong báo cáo ‘Dự báo Kinh tế châu Á hàng quý - Sự phục hồi’ các chuyên gia của HSBC. 

Phố Tạ Hiện, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Kinh tế, GDP, FDI tăng trưởng ngoạn mục, nguồn tiền thế giới đổ về Việt Nam

Cụ thể, theo các chuyên gia của HSBC cho rằng, với sự gia tăng của chu kỳ công nghệ, dòng vốn FDI ổn định và nhiều lợi thế từ FTA đã ký kết, Việt Nam vẫn là một trong những nước có triển vọng tăng trưởng sáng giá nhất ở Châu Á.

“Đối với năm 2021, HSBC tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu, dòng vốn FDI bền bỉ và nhiều hiệp định thương mại đã được ký kết. Tuy nhiên, chúng tôi hạ nhẹ dự báo tăng trưởng năm 2021 xuống còn 7,6% (trước đó là 8,1%) vì sự phục hồi của ngành du lịch vẫn bị kéo dài”, báo cáo cho biết.

HSBC nhấn mạnh, bất chấp những thách thức chưa từng có, Việt Nam đã vượt ra khỏi khủng hoảng dịch bệnh một cách mạnh mẽ.

“Với dân số hơn 95 triệu người, Việt Nam đã xoay sở để san bằng đường cong Covid-19 sớm hơn nhiều và duy trì lượng ca nhiễm thấp nhờ các nỗ lực ngăn chặn nhanh chóng và hiệu quả của các cơ quan nhà nước”, HSBC khẳng định.

Tổ chức này khẳng định, tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 2,91% trong năm 2020, tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đây vẫn được đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Số liệu thường kỳ gần đây cũng cho thấy đà phục hồi đang diễn ra, đặc biệt là với các đơn hàng xuất khẩu điện thoại, do chu kỳ điện thoại thông minh kéo dài. 

Chính Covid-19 đã chứng minh sức mạnh nền kinh tế Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Nhà máy Samsung tại Việt Nam.

Chuyên gia của HSBC dự báo áp lực lạm phát tiếp tục giảm nhẹ, chỉ tăng trung bình 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2021. Giá thực phẩm đang được điều chỉnh do giá thịt lợn đã quay trở lại mức bình thường, và điều này có khả năng sẽ bù đắp những tác động của giá dầu cao hơn.

Ngoài ra, đồng tiền ổn định sẽ làm giảm bớt lo ngại về tỉ giá hối đoái cao chuyển sang chỉ số giá tiêu dùng. Xem xét tất cả những yếu tố trên, Khối Nghiên cứu Kinh tế của ngân hàng này dự đoán lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2021 sẽ ở mức 3%, thấp hơn nhiều so với mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Tổng bí thư chia sẻ về "kiểu kinh tế thị trường mới" của Việt Nam hiện nay

HSBC đồng thời cũng nâng mạnh dự báo GDP năm 2022. Ngân hàng này cho rằng, Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,5%.

“Trong 16 nền kinh tế Châu Á được phân tích trong báo cáo, Việt Nam là nước có GDP năm 2022 được nâng dự báo tăng trưởng mạnh nhất”, theo HSBC.

Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định

Thực tế, thời điểm này, tình hình dịch Covid-19 hiện nay tại Việt Nam còn đang diễn biến phức tạp tuy nhiên, các tổ chức quốc tế tỏ ra lạc quan về những kết quả kinh tế mà quốc gia Đông Nam Á này đạt được trong suốt những tháng đầu năm 2021 cũng như triển vọng tăng trưởng từ nay đến hết năm 2021, hướng đến 2022.

Giám đốc ADB Việt Nam, ông Andrew Jeffries nhận định về kinh tế Việt Nam đánh giá, Chính phủ đã phản ứng nhanh chóng với các tác động kinh tế của Covid-19, có công cụ mạnh để bảo đảm khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Vị chuyên gia cho rằng, việc vận dụng chính sách tiền tệ phù hợp thông qua việc cắt giảm lãi suất chính cùng với việc thực hiện các gói tín dụng và các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã tạo không gian “hồi sức” cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế phục hồi tốt nhất thế giới hậu Covid-19

“Chính phủ Việt Nam đã điều hành linh hoạt cả chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm ngoái như cắt giảm lãi suất cơ bản nhiều lần cũng như tăng cường giải ngân vốn đầu tư công để bù lấp khoảng thiếu hụt do đầu tư tư nhân giảm đi”, ông Andrew Jeffries khen ngợi.

Cùng với đó, các chuyên gia ADB cũng đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể ​​đạt mức 6,7% vào năm 2021 và 7,0% vào năm 2022.

“Sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19”, ADB nêu rõ.

Các chỉ số lạm phát sẽ được kiểm soát, mặc dù dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8% trong năm nay và 4,0% vào năm 2022 do giá dầu quốc tế tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi và tiêu dùng trong nước tăng.

Theo chuyên gia của Ngân hàng châu Á, các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ là rất đáng ghi nhận, những chính sách này đã được áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả giúp cho nền kinh tế được vận hành ổn định và giữ được đà tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái. 

Giao thông trên đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2021
Khi giới tài chính Mỹ dự đoán tăng trưởng 9% cho GDP Việt Nam

Tờ Nikkei Asia gần đây cũng đã đăng tải bài viết trong đó nêu rõ làn sóng Covid-19 mới đang làm trì hoãn phục hồi kinh tế, “phủ bóng lên dự báo tăng trưởng” ở Đông Nam Á.

Điển hình như, kinh tế Thái Lan trở bị ảnh hưởng nặng nề, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, đây cũng là quý thứ 4 liên tiếp kinh tế đất nước này giảm sâu.

Theo Nikkei, Văn phòng Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDC) hạ dự báo tăng trưởng GDP của quốc gia này năm 2021 giảm xuống còn 1,5% - 2,5% so với con số 2,5% - 3,5% công bố trước đó. Du lịch, trụ cột của nền kinh tế Thái Lan đang “tê liệt” vì đại dịch do coronavirus gây ra.

Các quốc gia khác của ASEAN như Philippines giảm 4,2%, Indonesia giảm 0,7%, và Malaysia giảm 0,5%. Tuy nhiên, Nikkei khẳng định, trong khi hàng loạt các quốc gia suy giảm kinh tế, thì chỉ có Việt Nam và Singapore ghi nhận mức tăng trưởng tốt. 

“Cả hai nền kinh tế này đều hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất và thương mại. Việt Nam và Singapore cũng kiểm soát Covid- 19 tốt hơn, giúp duy trì được sự phục hồi của nhu cầu nội địa”, chuyên gia của Oxford Economics nhấn mạnh.

Đâu là động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

Giám đốc ADB Việt Nam nhận định, trong thời gian tới, sự phục hồi kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư. Đại diện ADB đồng thời cũng nêu ý tưởng về gói kích cầu kinh tế mới. 

Đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Bộ máy lãnh đạo mới của Việt Nam ảnh hưởng gì đến tăng trưởng kinh tế?

“Nếu cần duy trì hoặc thắt chặt các biện pháp hạn chế mới về y tế và đi lại, Chính phủ có thể muốn xem xét một gói kích thích tài khóa mới, bao gồm một gói hỗ trợ với quy mô lớn hơn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”, ông Jefferies nhấn mạnh.

Chuyên gia lưu ý, các hoạt động kinh tế trong nước sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các lĩnh vực như du lịch, vận tải và bán lẻ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này và mức độ ứng phó nhanh chóng của Chính phủ Việt Nam.

Cùng với đó, Giám đốc ADB Việt Nam cũng nêu ra một số phân tích liên quan đến nền kinh tế, đáng chú ý, trong thời gian tới, động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, bắt nguồn đến ngành công nghiệp với sản xuất định hướng xuất khẩu.

Động lực thứ hai là sự gia tăng đầu tư, cả đầu tư công và đầu tư từ khu vực tư nhân. Thứ ba, là động lực từ việc sự gia tăng thương mại quốc tế. Hai nền kinh tế lớn nhất và cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc cũng đang phục hồi nhanh chóng và sẽ tăng trưởng cao trong năm nay. 

© Ảnh : Danh Lam- TTXVNSản xuất linh kiện điện, điện tử tại Công ty TNHH linh kiện tự động Minda Việt Nam ( vốn đầu tư của Ấn Độ) tại Vĩnh Phúc.
Chính Covid-19 đã chứng minh sức mạnh nền kinh tế Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Sản xuất linh kiện điện, điện tử tại Công ty TNHH linh kiện tự động Minda Việt Nam ( vốn đầu tư của Ấn Độ) tại Vĩnh Phúc.

Theo Giám đốc ADB, mặc dù đại dịch còn gây ra những khó khăn, tuy nhiên sự phục hồi của hai đối tác làm ăn quan trọng cũng như 15 hiệp định thương mại tự do và Việt Nam với nhiều bạn hàng lớn sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư.

Làn sóng Covid-19 thứ 4 sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong báo cáo công bố hôm 17/5 vừa qua của Ngân hàng Thế giới (WB) về kinh tế Việt Nam trong đợt bùng phát dịch thứ 4, cho rằng, Việt Nam cần thêm các biện pháp hỗ trợ.

“Sự phục hồi kinh tế đang diễn tại Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư”, WB khẳng định.

Cụ thể, WB lưu ý rằng, đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư sẽ khiến các hoạt động kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, đặc biệt là những lĩnh vực như du lịch, vận tải và bán lẻ. 

Фермер на рисовом поле на окраине Ханоя, Вьетнам - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2021
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải làm gì để không bị “hớt tay trên”?

Trong báo cáo, Ngân hàng thế giới ghi nhận hầu hết các chỉ số kinh tế tháng 4/2021 của Việt Nam đều ở mức tốt.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với chỉ số tăng tới 24,1% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh số bán lẻ trong tháng 4 tăng trở lại với mức tăng 2,3% so với tháng trước, cho thấy nhu cầu tiêu dùng đã phục hồi phần nào từ sau đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ ba vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, giá trị doanh số chung vẫn thấp hơn so với tháng 1.

Trong khi đó, thương mại hàng hóa tiếp tục đạt kết quả tốt nhờ nhu cầu cao từ Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm nhẹ 3,4% trong tháng 4 so với tháng trước, trong khi nhập khẩu tiếp tục tăng 2,6%. Mặc dù vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có giảm trong tháng 4 - chỉ đạt 2,2 tỷ USD, nhưng nhìn chung ổn định.

Về tình hình tài khóa của Việt Nam, WB đánh giá “đã được cải thiện” khi ngân sách nhà nước thặng dư khoảng 80.000 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm.

Trong khi đó, tín dụng cho nền kinh tế tăng 2% so với tháng trước, phản ánh nhu cầu tín dụng tăng do các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong đợt nghỉ lễ cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4 cũng được ghi nhận tăng 0,5% so với tháng 3, phản ánh sự phục hồi trong tiêu dùng của các hộ gia đình.

Cũng trong báo cáo này, WB đưa ra đề xuất, Chính phủ Việt Nam có thể cần xem xét thúc đẩy nhu cầu trong nước bằng cách áp dụng chính sách tài khóa thích ứng hơn, trong đó có các biện pháp tăng cường hỗ trợ với quy mô lớn hơn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала