Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt, hiện đại và được "trẻ hóa"

© Ảnh : Thanh Tùng – TTXVNSinh viên ngoại tỉnh ở lại Hà Nội trong ngày bầu cử đều được đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ cử tri.
Sinh viên ngoại tỉnh ở lại Hà Nội trong ngày bầu cử đều được đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ cử tri. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - , Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ: "Lần đầu tiên, chúng ta tiến hành một cuộc bầu cử trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất, ở mức độ nguy hiểm nhất".

"Không để các điểm bỏ phiếu thành nơi lây lan dịch"

Chỉ còn 2 ngày nữa (23/05), hơn 69 triệu cử tri cả nước sẽ bỏ những lá phiếu để lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thực sự ưu tú, xứng đáng đại diện cho quyền lợi của mình. Khác với những kỳ bầu cử trước, lần này, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại mạnh mẽ. Chính vì thế, Việt Nam đã chuẩn bị kĩ càng để ứng phó với tình hình này.

 Đóng dấu xác nhận cử tri đã đi bầu cử. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Bầu cử Việt Nam: Một người đi bỏ phiếu thay cả nhà là thiếu trách nhiệm với đất nước

Những năm khác, trước kì bầu cử Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ ban hành văn bản hướng dẫn, công điện chỉ đạo địa phương đối phó với các tình huống thiên tai, bão lũ nảy sinh trong quá trình chuẩn bị bầu cử, đặc biệt trong Ngày bầu cử. Tuy nhiên, năm nay kịch bản được xây dựng lại đi kèm với kế hoạch phòng chống lây lan Covid-19, với hàng loạt diễn tập các tình huống bầu cử trong trường hợp xảy ra dịch COVID-19 trên địa bàn.

Mặt khác, các lực lượng chức năng đang nỗ lực ngày đêm truy vết, khoanh vùng, dập dịch, bảo đảm vaccine để duy trì các hoạt động dân sự bình thường - là nền tảng quan trọng để tiến hành bầu cử thuận lợi. Đánh giá về công tác chuẩn bị cho bầu cử trong suốt một năm qua cho đợt bầu cử đặc biệt này, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ cho biết:

Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan về bầu cử trên trục đường Tràng An, thành phố Ninh Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Tuyển bóng đá Việt Nam sẽ đi bầu cử như thế nào?

"Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19, không để các điểm bỏ phiếu trở thành nơi lây lan dịch trong cộng đồng và không vì dịch bệnh mà không tổ chức được bầu cử. Cùng với đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia yêu cầu có phương án bảo đảm cử tri đang cách ly tập trung, cách ly tại nhà và cử tri không có điều kiện đến điểm bỏ phiếu (cử tri khuyết tật nặng, cử tri đang điều trị bệnh…), cử tri đang bị tạm giam hoặc tạm giữ chưa mất quyền bầu cử được thực hiện quyền công dân; các địa phương sẵn sàng kịch bản tổ chức bầu cử trong tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh".

Ngày hội bầu cử đã được "trẻ hóa", "hiện đại", dễ tiếp cận hơn

Ngoài những công tác như vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri giống như những kỳ trước, nhiều hoạt động và chương trình đã được "trẻ hóa" để giúp việc bầu cử dễ tiếp cận với giới trẻ hơn. Đơn cử như thông điệp, chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và những điều cần biết về bầu cử được cụ thể hóa thành nhiều bộ infographic (đồ họa thông tin qua hình ảnh) trực quan, sinh động thu hút đoàn viên, thanh niên, người dùng mạng xã hội.

Trên mạng xã hội facebook, từ ngày 7/5-23/5, Thành đoàn Hà Nội đã phát động và lan tỏa thử thách nhảy Bầu cử trách nhiệm - Chống dịch toàn diện' trong các cấp bộ Đoàn và đoàn viên, thanh thiếu nhi Thủ đô hay những video về đồ họa thông tin hướng dẫn bầu cử trên Youtube:

Ứng dụng khoa học kĩ thuật cũng được ứng dụng trong tuyên truyền như Chi đoàn Văn phòng Thành đoàn Hà Nội đã cho ra đời bộ mã QR cho tuyên truyền bầu cử và khai báo y tế cho khách đến liên hệ. Điều này đã giúp việc tuyên truyền bầu cử gắn kết chặt chẽ với phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Hay hành trình tự ứng cử vào Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân TP. Hà Nội của anh Lương Thế Huy - người hoạt động vì cộng đồng LGBT (chuyển giới, đồng tính, song tính) đầu tiên đã vượt qua 3 vòng hiệp thương, trở thành người trẻ nhất trong 9 người tự ửng cử, đủ tiêu chuẩn ứng cử vào Quốc hội Việt Nam và Hội đồng nhân dân TP Hà Nội.

Bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân: Bình đẳng giới về thực chất

Số lượng nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam ngày càng được nâng cao qua từng nhiệm kỳ. Trong Quốc hội khóa I (1946-1960) chỉ có 10 đại biểu là nữ, chiếm 3%, đến Quốc hội khóa XIV (2016-2021) số đại biểu nữ được nâng lên 133 người, chiếm 26,8%.

Người phụ nữ bên máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2021
Mạng xã hội, truyền hình Việt Nam và xôn xao câu chuyện "bình đẳng giới"

Trong tổng số 496 đại biểu Quốc hội được bầu vào ngày 22/5/2016 các đại biểu nữ (133 người) nhìn chung đã phát huy tốt vai trò của mình dù là lần đầu tham nghị trường hay đang đảm nhận nhiệm kỳ thứ hai, thứ ba, thậm chí là thứ năm.

Điều đặc biệt, tại Quốc hội khóa XIV lần đầu tiên nước ta có một vị Chủ tịch Quốc hội là nữ - bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Theo phân tích của Cổng thông tin điện tử Quốc hội về thực trạng hoạt động của nữ đại biểu trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, mặc dùy chiếm chưa tới 1/3 nhưng các nữ đại biểu hoạt động khá tích cực và được đánh giá cao.

Dù đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau nhưng đại đa số các nữ đại biểu Quốc hội đều giữ vững phẩm chất là người đại biểu nhân dân, là những người lãnh đạo gắn bó với cử tri, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều này cũng được Bà Lê Thị Thu, nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nêu rõ:

"Không ai có thể đại diện tốt nhất cho phụ nữ bằng chính giới nữ. Cho nên họ phải tự tin để nhận lấy trách nhiệm. Nếu tự tin, họ sẽ nỗ lực, quyết tâm biến những mong muốn của nữ giới thành hiện thực".

Nêu giải pháp để đảm bảo tỷ lệ đại biểu Quốc hội nữ, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng cần quán triệt và nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị trong giới thiệu người ra ứng cử về bình đẳng giới.

Cụ thể, các cơ quan, đơn vị được dự kiến phân bổ người ứng cử phải là những nơi có điều kiện để có thể giới thiệu người ứng cử là nữ; bảo đảm cân bằng về giới khi phân bổ số lượng các ứng cử viên, các ứng cử viên nữ không “gánh” quá nhiều cơ cấu. Ông Cường nhấn mạnh:

“Việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử cũng phải tiến hành bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử với người ứng cử là nữ. Ứng viên nữ phải hết sức tự tin, tuyệt đối không bao giờ tự cho rằng mình chỉ là ‘đệm’ cho người khác, dẫn đến buông xuôi, làm cho qua chuyện, mà phải quyết tâm khẳng định mình và thuyết phục cử tri”.
Chủ tịch Quốc gửi lời đến cử tri toàn quốc

Ngày mà 69.198.594 cử tri cả nước sẽ tới 84.767 khu vực bầu cử thực hiện quyền làm chủ, trực tiếp cầm lá phiếu để tự lựa chọn đại biểu của mình tại Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước ta và tại HĐND các cấp - cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô trả lời câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2021
Âm mưu thâm độc phá hoại bầu cử Việt Nam

Chính vì thế, sự lựa chọn của cử tri hoàn toàn quyết định người ứng cử nào trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử, góp phần quan trọng vào việc kiến tạo hành lang pháp lý, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắn nhủ:

"Tôi mong muốn cử tri cả nước hãy nhận thức rõ vai trò, vị trí làm chủ đất nước của mình, tích cực đi bầu để lựa chọn các đại biểu mà mình tin tưởng nhất, xứng đáng nhất, nói lên tiếng nói xây dựng cho đất nước, cho ngành, cho giới của mình; đồng thời, không quên tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 để cuộc bầu cử của nước ta diễn ra thành công trọn vẹn".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала