Việt Nam làm thế nào để tranh thủ lợi ích tối đa từ Trung Quốc và Hoa Kỳ?

© AFP 2023 / THOMAS PETER / POOLQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Đăng ký
Đợt bùng phát mới của dịch bệnh Covid-19, chính sách đối nội và đối ngoại, kinh tế và bảo vệ môi trường - đó là những chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam đăng trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài tuần này.

Sputnik sẽ giới thiệu những nội dung chính đó trong tổng quan đánh giá truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Người Việt chọn Hoa Kỳ

Là tờ báo uy tín thường dành đăng nhiều bài viết về Việt Nam, trong số ra tuần này The Diplomat tập trung nghiên cứu quan hệ của Việt Nam với hai đối tác chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong chừng mực sự cạnh tranh giữa hai cường quốc này đột ngột trở nên căng thẳng, nhiều nước châu Á ở vào thế chịu áp lực – cần phải lựa chọn một bên tiềm năng. Nhưng Việt Nam cố gắng duy trì vị thế trung lập trong quan hệ với cả hai và đang tăng gấp đôi nỗ lực, phấn đấu gìn giữ sự cân bằng mong manh nhằm thu nhận lợi ích từ cả hai bên, - tờ báo nhận xét.

Dữ liệu mới nhất từ ​​cuộc khảo sát về Việt Nam do Phong vũ biểu châu Á (ABS) công bố hồi tháng 3 chứng tỏ rằng khi được hỏi thì hơn 50% người Việt Nam cho rằng Trung Quốc có thế lực lớn hơn cả ở châu Á, trong khi chỉ có 14,67% chọn Hoa Kỳ. Nhưng đồng thời chỉ 25% người Việt Nam được hỏi cho rằng Trung Quốc đã tác động tích cực đến đất nước, còn số ủng hộ Hoa Kỳ là 85%. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ gần đây đều dành chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, cả hai nước lớn đều muốn có ảnh hưởng tích cực hơn nữa đến Hà Nội. Mà cách thức hiệu quả nhất để đạt được như vậy là thông qua chính sách kinh tế. Bởi cả Bắc Kinh và Hà Nội đều đã tham gia RCEP, người Việt Nam có thể sử dụng chính sách xuất khẩu thuận lợi hơn và thu hút nhiều đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam. Còn Trung Quốc cần nắm bắt cơ hội để tạo tác động tích cực hơn ở Việt Nam, qua đó cải thiện hình ảnh cũng như «quyền lực mềm» của Bắc Kinh trong khu vực. Hoa Kỳ cũng cần tăng cường đầu tư vào Việt Nam và có cách tiếp cận hoà hiếu hơn trên bình diện an ninh khu vực. Chỉ nhờ chính sách như vậy, cả ba nước mới có thể hưởng lợi từ sự ổn định và thịnh vượng tương lai, - tác giả nhận xét.

Lực lượng y tế lấy mẫu, xét nghiệm cho công nhân Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2021
Lý do dịch Covid-19 lây nhanh ở Việt Nam, chuyên gia nói về sốc phản vệ khi tiêm vaccine

Trong một bài viết khác, The Diplomat thảo luận về các liên minh của Hà Nội và Bắc Kinh, nhìn lại lịch sử của họ rồi lưu ý rằng với tư cách là những quốc gia cộng sản độc đảng, Trung Quốc và Việt Nam chỉ tham gia vào liên minh với những nước chia sẻ cả lợi ích an ninh quốc gia cũng như các giá trị ý thức hệ, - báo trích dẫn minh chứng như vị trí của Lào với Việt Nam và Bắc Triều Tiên với Trung Quốc.

Quốc hội: Diễn đàn dành cho thảo luận

Một số báo chí dành các bài viết phản ánh về cuộc bầu cử Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, sẽ được tiến hành vào ngày Chủ nhật. Hãng thông tấn Reuters ghi nhận rằng số lượng ứng viên độc lập giảm bớt 23 người so với lần bầu cử trước và giảm ½ số ứng viên ngoài Đảng. Đồng thời, cơ quan lập pháp Việt Nam đã trở thành diễn đàn thảo luận cởi mở hơn. Một minh chứng như là hệ quả cụ thể của quá trình tự do hóa xã hội trong lòng đất nước là sự xuất hiện của ông Lương Thế Huy, ứng viên đầu tiên ở Việt Nam công khai đại diện cho cộng đồng LGBT.

Coronavirus đe dọa chuỗi sản xuất

Đợt lây nhiễm dịch bệnh mới do coronavirus ở Việt Nam đang gia tăng và khiến dư luận hết sức lo lắng. Nikkei Asia Review viết rằng chủng biến thể virus mới như ở Ấn Độ đã phát hiện thấy là tác nhân gây bệnh cho nhân viên của hơn 10 cơ sở sản xuất nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, kể cả Samsung Electronics và Canon. Hai tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Bắc Giang và Bắc Ninh, với khoảng 20 công viên công nghiệp và hơn 20 khu công nghiệp, hầu như ở diện phong toả cô lập. Ở Bắc Giang đã đóng cửa 4 trong số 6 khu công nghiệp.

Vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Vingroup và các ‘ông lớn’ ngân hàng Việt Nam ủng hộ Bộ Y tế mua vaccine Covid-19

Tờ South China Morning Post nêu câu hỏi: Liệu Việt Nam cứ phản đối, quay lưng không sử dụng vaccine của Trung Quốc để ngừa Covid-19 trong bao lâu nữa?  Tâm thế ghét Trung Quốc đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt Nam, và cư dân miễn cưỡng hoặc tuyệt đối không muốn thừa nhận sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với khu vực trong việc vượt qua cơn khủng hoảng Covid-19.

Dữ liệu từ công ty YouGov của Anh cho thấy khoảng 83% người Việt Nam sẵn sàng tiêm chủng vaccine, nhưng theo dự án «Our World in Data» («Thế giới của chúng ta qua dữ liệu») của Đại học Oxford, mới chỉ có 1% trong tổng số gần 100 triệu dân của đất nước làm động tác này, và như vậy Việt Nam giữ tỷ lệ thấp nhất ở Đông Nam Á, sau Đông Timor.

Việt Nam ưa nắng Mặt trời hơn là than

Và bây giờ là tổng quan tin tức về kinh tế. Tech crunch giới thiệu Mio, một công ty khởi nghiệp thương mại điện tử bên ngoài các đô thị lớn.

«Gã khổng lồ» Trung Quốc Alibaba đã đầu tư 400 triệu USD vào thị trường bán lẻ đang phát triển nhanh của Việt Nam, trong đó bao gồm phát triển các cửa hàng tạp hóa trực tuyến, - tờ California News Times thông báo.

Theo phản ánh của The Star, các công ty công nghệ bất động sản Việt Nam đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước nhằm chiếm thị phần lớn trong nước với doanh số 500 triệu USD.

Bloomberg có bài viết về việc sản xuất và nhu cầu tiêu thụ điện mặt trời tăng gấp 100 lần ở Việt Nam trong hai năm lại đây. Hiện giờ Việt Nam đứng thứ bảy trên thế giới về công suất, còn trong năm 2020, Việt Nam là quốc gia thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc về số lượng các tấm pin mặt trời được lắp đặt. Các ngân hàng nước ngoài đang hạn chế cấp kinh phí cho những dự án nhiên liệu hóa thạch, và việc tấm pin mặt trời giảm giá mạnh, nhiều tấm được lắp ráp ngay trong nước, đã tạo ra giải pháp thay thế rẻ và tiện lợi đối trọng với «than bẩn».

Cánh đồng pin” năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai-An Giang - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Ấn Độ điều tra pin năng lượng Mặt Trời Việt Nam, Bộ Công Thương lên tiếng

Cũng ấn phẩm Bloomberg này đưa ra dự đoán về một cuộc cách mạng trên đường sá Việt Nam nhờ sản xuất xe máy điện.

Tờ báo Ấn Độ Financial Express thông báo tin bắt đầu cuộc điều tra chống Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam về giá bán phá giá pin mặt trời.

Còn tờ Global News của Canada đăng tải bài viết về việc áp dụng mức thuế tạm thời từ 17 đến 101% đối với đồ gỗ nội thất Việt Nam, vốn đã gây «ngập lụt» thị trường Canada.  

Tờ Vietnam Briefing kể về thị trường rượu vang đang thăng hoa ở Việt Nam trong tương quan đà tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và cơ hội dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Các ấn phẩm của Nga giới thiệu kế hoạch hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong việc sản xuất phà và khai mở tuyến vận tải thương mại Azov-Hải Phòng, cũng như chu trình hiện đại hóa các xe tăng T-54 ở Việt Nam.

Còn tờ Mongabay dành hẳn bài báo lớn nói về chương trình trồng 1 tỷ cây xanh trên toàn quốc nhằm giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất và lũ lụt. Trong đó phần lớn số cây này cần được trồng trên địa bàn các khu định cư thành thị. Việc phủ thêm thảm cây xanh cho môi trường đô thị sẽ giúp chống lại tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng và giảm bớt hiệu ứng đảo nhiệt do quá trình phát triển thâm canh gây ra, - tờ báo giải thích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала