- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia: Việt Nam cần tiêm vaccine Covid-19 cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng

© AFP 2023 / Nhac NguyenVaccine AstraZeneca.
Vaccine AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Đăng ký
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh, chuyên gia khuyến Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng tiêm vaccine Covid-19 cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng, tạo điều kiện duy trì chuỗi cung ứng, thúc đẩy hồi phục kinh tế.

Chiều 26/5, Việt Nam có thêm 115 ca Covid-19, riêng Bắc Ninh 64 ca, Bắc Giang 39 ca, Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên đều ghi nhận trường hợp nhiễm mới. Cả ngày hôm nay, Bộ Y tế đã công bố tất cả 235 ca nCoV mới.

Việt Nam có thêm bệnh nhân Covid-19 thứ 45 tử vong. Đây là trường hợp ca bệnh 3760, tử vong sau 3 lần ngưng tuần hoàn do sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi vì mắc SARS-CoV-2, suy tim trên nền tăng huyết áp, suy giáp, đái tháo đường, béo phì.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xem xét trách nhiệm của hai bệnh viện ở Hà Nội trong phòng chống dịch, huy động tổng lực hỗ trợ Bắc Ninh, Bắc Giang dập dịch và phát triển kinh tế.

Ngày 26/5, Việt Nam phát hiện thêm 235 ca Covid-19 mới

Bản tin tối ngày 26/5 của Bộ Y tế cho biết, chiều tối ngày hôm nay, Việt Nam phát hiện thêm 115 ca mắc coronavirus trong nước (các bệnh nhân từ 5972 – 6086): Bắc Giang 39, Bắc Ninh 64, Hà Nội 9, Hải Dương 2, Thái Nguyên một.

Hà Nội phong tỏa toà nhà CT1-2 N2 chung cư 183 Hoàng Văn Thái có ca mắc COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Hà Nội đang "tiềm ẩn" 11 chùm bệnh Covid-19 ở khắp nơi

Tính tổng trong ngày 26/5, Việt Nam ghi nhận thêm 235 ca mắc mới. Trong số này, Bắc Giang (121), Bắc Ninh (91), Hà Nội (15), Hải Dương (4), Thanh Hoá (1), Điện Biên (1), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (1), Thái Nguyên (1). Số lượng ca mắc cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 3.027 ca.

Về các ca mắc mới, Bộ Y tế thông tin cụ thể cho hay, ở Hà Nội, 9 trường hợp dương tính mới từ 5972-5977, 5981, 5991, 5995 có 6 ca liên quan dịch tễ đến ổ dịch cũ, 3 người liên quan dịch tễ đến ổ dịch Công ty T&T, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 25-26/5  dương tính với coronavirus.

Tại Hải Dương: Hai ca 5978, 6005 là F1 của bệnh nhân 5877 và F1 của 5279, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 26/5 dương tính với nCoV.

Ở Thái Nguyên: Ca 5999 nữ, 20 tuổi, địa chỉ tại thị xã Phổ Yên, đã được cách ly từ trước. Đây là trường hợp liên quan dịch tễ đến ổ dịch TP. Bắc Ninh. Kết quả xét nghiệm ngày 26/5 dương tính với SARS-CoV-2.

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhân viên y tế Việt Nam xét nghiệm coronavirus.
Chuyên gia: Việt Nam cần tiêm vaccine Covid-19 cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Nhân viên y tế Việt Nam xét nghiệm coronavirus.

Tình hình dịch Covid-19 ở Bắc Ninh còn nóng: Loạt ca 5979-5980, 5982-5990, 5992-5994, 5996-5997, 6000-6004, 6006-6048 gồm 60 bệnh nhân đều là F1 đã được cách ly từ trước, một ca liên quan dịch tễ với ca 5156, 2 ca trong khu phong tỏa, một ca sàng lọc. Kết quả xét nghiệm ngày 26/5 dương tính với nCoV.

Ở Bắc Giang: Các ca bệnh 5998, 6049-6086 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu phong tỏa liên quan đến các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Việt Nam đã điều trị khỏi cho 2853/6086 bệnh nhân Covid-19.

Việt Nam có ca tử vong thứ 45 liên quan đến Covid-19

Chiều ngày 26/5, Bộ Y tế công bố thông tin chính thức về ca tử vong số 45 liên quan đến Covid-19 ở Việt Nam. Theo đó, đây là bệnh nhân 3760, người phụ nữ 67 tuổi, quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh.

Ca bệnh này có tiền sử tăng huyết áp, suy giáp sau xạ trị bướu giáp từ năm 2007, đái tháo đường đang dùng insulin tiêm, thể trạng béo phì.

Theo Tiểu ban Điều trị, Ngày 11/5, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa Thuận Thành, Bắc Ninh cách ly điều trị với chẩn đoán viêm phổi trên bệnh nhân tăng huyết áp, suy giáp, đái tháo đường, béo phì.

COVID - 19: Thanh Hoá căng mình chống dịch trên tuyến biên giới Việt-Lào - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Thêm 80 ca Covid-19 mới, công nhân ở Bắc Giang tự lấy mẫu xét nghiệm

Qua ngày 12/5, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Người phụ này sau đó được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh để tiếp tục điều trị.

Bộ Y tế khẳng định, bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh phổ rộng, thở máy, lọc máu liên tục, chống đông, dinh dưỡng qua sonde.

Bệnh nhân được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn 3 lần (vào ngày 17, 18, 19/5/2021) và được nhóm bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tăng cường hỗ trợ điều trị hàng ngày, đều đặn.

Tuy nhiên, ngày 25/5, Tiểu ban Điều trị cho biết, diễn biến bệnh tình của ca bệnh 3760 trở nên nặng dần, xuất hiện tình suy tim, sốc nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh để điều trị, trên đường vận chuyển bệnh nhân xuất hiện cơn ngừng tuần hoàn (lần 1). Đến tối cùng ngày tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bệnh nhân có tình trạng hôn mê sâu, bóp bóng qua nội khí quản, ngừng tuần hoàn (lần 2).

Đêm cùng ngày bệnh nhân ngừng tuần hoàn (lần 3), mặc dù các bác sĩ dốc hết sức cấp cứu, nhưng bệnh nhân không có tiến triển. Bệnh nhân đã tử vong trong đêm 25/5.

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhân viên y tế Việt Nam.
Chuyên gia: Việt Nam cần tiêm vaccine Covid-19 cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Nhân viên y tế Việt Nam.

Về kết luận chẩn đoán tử vong, Bộ Y tế khẳng định, là do sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, suy tim trên bệnh nhân tăng huyết áp, suy giáp, đái tháo đường, béo phì.

Trường hợp bệnh nhân 3760 là ca tử vong thứ 45 liên quan đến Covid-19 của Việt Nam kể từ thời điểm dịch bùng phát và là ca thứ 10 trong làn sóng thứ 4 này kể từ hôm 27/4.

Thủ tướng: Xem xét trách nhiệm của 2 bệnh viện tại Hà Nội trong phòng dịch

Ngày 26/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc họp trực tuyến với tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh về công tác chống dịch.

Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu dồn mọi nguồn lực hỗ trợ hai địa phương đẩy lùi dịch bệnh. Hiện Bắc Giang và Bắc Ninh là 2 địa phương có số ca mắc Covid-19 lớn nhất cả nước.

Chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại cầu Như Nguyệt ngăn giữa phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh và huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Phát hiện hơn 300 công nhân ở Bắc Giang dương tính Covid-19, Bộ Y tế họp khẩn

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ nhận định, diễn biến dịch còn phức tạp ở Bắc Giang, Bắc Ninh, nhưng về cơ bản tình hình đang từng bước được kiểm soát. Đa số các ca mắc mới đã được cách ly từ trước hoặc trong khu phong tỏa.

Tuy vậy, cần giải pháp hiệu quả hơn để đảm bảo dịch không lan ra các địa phương khác. Thủ tướng cho hay, đặc điểm của dịch bệnh tại hai tỉnh này là lây từ cộng đồng vào các khu công nghiệp, rồi lại lây từ KCN ra cộng đồng. Do đó, vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết nằm ở các khu công nghiệp.

Trước dư luận cho rằng nguồn lây bệnh ở Bắc Giang, Bắc Ninh xuất phát từ hai Bệnh viện ở Hà Nội, Thủ tướng cho biết, cần rút kinh nghiệm phòng chống dịch sau vụ việc 2 bệnh viện ở Hà Nội (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K Tân Triều), vốn là các “pháo đài chống dịch”, bị chọc thủng.

“Chủng virus gây dịch tại hai địa phương lây nhiễm nhanh hơn, mạnh hơn, nguy hiểm hơn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, Bộ Y tế phải có biện pháp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm của 2 bệnh viện tại Hà Nội về việc thực hiện các quy định phòng dịch.

“Ai làm tốt phải khen. Nhưng phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm, phê bình những nơi làm chưa đúng để có bài học về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý tốt hơn. Bộ Y tế phải làm việc này, song song với nhiệm vụ phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, thực hiện quy trình, quy định phòng dịch. Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm, làm rõ việc quản lý chưa chặt chẽ, chậm phát hiện, xử lý những vi phạm trong khâu khai báo y tế, trách nhiệm của người liên quan. Ông đánh giá, vẫn còn một số bộ, ngành còn thiếu chủ động, thiếu tích cực trong hỗ trợ địa phương, phối hợp chưa quyết liệt, chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Tăng xét nghiệm, lập thêm bệnh viện dã chiến, đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất

Tại cuộc họp, Thủ tướng kêu gọi kêu gọi cộng đồng, các tỉnh, thành phố xung quanh tiếp tục hỗ trợ Bắc Giang và Bắc Ninh đẩy lùi dịch bệnh.

“Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương phải cố gắng thực hiện bằng được các mục tiêu này”, đồng chí Nguyễn Minh Chính nhấn mạnh.

Ông yêu cầu các bộ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, căn cứ tình hình cụ thể, phối hợp với địa phương tổ chức các tổ công tác đặc biệt thường trực tại các địa phương, tương tự như của Bộ Y tế

Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động tại các Khu công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Trưa 25/5: Thêm 100 ca mắc COVID-19, Bắc Giang vượt mốc 1.000 ca

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để áp dụng Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

“Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong phòng chống dịch, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh, càng trong hoàn cảnh chống dịch càng phải làm tốt công tác này”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính của đề nghị huy động tối đa nguồn lực tập trung cho xét nghiệm nhanh. Các địa phương cần thần tốc hơn nữa trong xét nghiệm, nhất là nơi đã được khoanh vùng.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải dứt khoát xử lý tất cả những người không đeo khẩu trang ra ngoài đường, đặc biệt là tại Bắc Ninh, Bắc Giang.

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng số lượng bệnh viện dã chiến tại hai địa phương, bố trí kinh phí, đầu tư thêm nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất để đủ năng lực thực hiện “4 tại chỗ”, bảo đảm phòng ngừa, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, nhanh ổn định tình hình.

Thủ tướng yêu cầu ưu tiên vaccine cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, cho Bắc Giang, Bắc Ninh và các địa phương có nguy cơ. Thứu tự ưu tiên do Bộ Y tế căn cứ tình hình cụ thể để sắp xếp, phân phối.

“Trên phạm vi cả nước, chúng ta đang kiểm soát dịch bệnh tương đối tốt, nhưng Bắc Ninh và Bắc Giang có nguy cơ rất cao. 61 tỉnh, thành phố có công nhân làm việc tại đây. Hai tỉnh lúc này đang là pháo đài chống dịch cho cả nước, vì cả nước, cả nước cũng phải vì Bắc Ninh và Bắc Giang”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu, trên phạm vi cả nước, dứt khoát xử lý tất cả những người không đeo khẩu trang ra ngoài đường, nhất là tại Bắc Ninh, Bắc Giang, không chỉ xử phạt hành chính mà phải thực hiện các biện pháp mạnh hơn với các hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch.

Chuyên gia đề nghị Việt Nam nên tiêm vaccine cho 70% dân để có miễn dịch cộng đồng

Chiều 26/5, cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm “Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế”.

Tại đây, một số chuyên gia đưa ra nhiều khuyến nghị đáng chú ý để đảm bảo mục tiêu kép – vừa kiểm soát dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, trong đó có nhiệm vụ đẩy nhanh việc tiêm vaccine, tạo miễn dịch cộng đồng.

Tham dự tọa đàm này có ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ông Lê Thanh Vân, ĐBQH Việt Nam khóa XIII, XIV.

Yêu cầu toàn thể cư dân tòa chung cư Park 11 - Park Hill không rời khỏi tòa nhà kể từ 1h30 ngày 23/5 cho đến khi có thông báo mới. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Khi nào Việt Nam có miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19?

Ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ quan điểm rằng, dịch Covid-19 của năm 2020 cũng một phần nữa cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm của toàn dân.

Một lần nữa, khả năng chống chịu của nền kinh tế đã được toả sáng và Việt Nam trở thành một trong những điển hình thành công của phòng chống Covid-19, điển hình thành công tăng trưởng trong khó khăn.

“Chúng ta trở thành điểm đến an toàn, tin cậy, sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài. Tôi cho rằng, đó là bối cảnh hết sức thuận lợi cho các thế hệ lãnh đạo, cho Chính phủ mới trong chặng đường sắp tới”, ông Lộc nói.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, trong những lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội thì đều có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ đồng bộ với những cải cách, tiến bộ trong lĩnh vực kinh tế.

Ông Nguyễn Sỹ Dũng khi bình luận về những “thành quả đã đạt” cùng những sức ép trong giai đoạn sắp tới, bày tỏ quan điểm rằng, chúng ta thừa kế di sản, thành tựu về phòng chống dịch Covid-19 nhưng quả thực những hình thức, phương thức mà chúng ta chống với thực tiễn đang diễn ra bây giờ thì đó là một thách thức.

“Bởi khống chế dịch Covid-19, thì chúng ta đi đầu nhưng tạo ra miễn dịch cộng đồng, chúng ta có vẻ đi sau”, ông Dũng thẳng thắn.

Theo vị nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Việt Nam đã thắng những trận đầu rất oanh liệt nhưng thắng những trận đó không quan trọng bằng thắng cuộc chiến tranh và chỉ có thể thắng cuộc chiến tranh này nếu có được một chương trình tiêm chủng đạt hiệu quả càng nhanh càng tốt.

“Đây là điều kiện tiên quyết nhất để bảo vệ sức khỏe, đời sống của nhân dân, tạo khuôn khổ, tạo môi trường phát triển kinh tế. Cái đó rất quan trọng và phải là ưu tiên số 1 của Chính phủ vào thời điểm này”, ông Nguyễn Sỹ Dũng nêu rõ.

Vị chuyên gia chỉ ra một thách thức khác, nhưng cũng là cơ hội từ việc dịch chuyển dây chuyền sản xuất, chuỗi cung ứng do chiến tranh Mỹ - Trung, Việt Nam được hưởng lợi và được chứng minh là đất nước an toàn nhất trong đại dịch Covid-19.

“Một trong những nguyên nhân là chúng ta an toàn về trật tự xã hội, ổn định chính trị… Chúng ta sẽ mất danh tiếng đó nếu trong năm nay chúng ta không có sự phát triển vượt bậc về tiêm chủng”, ông Dũng phân tích.

Theo đó, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH cũng đề nghị Chính phủ cần có chương trình tiêm chủng đạt hiệu quả - càng nhanh càng tốt.

“70% dân số được tiêm chủng thì mới đạt được miễn dịch cộng đồng, nếu không có thể ảnh hưởng đến việc thu hút làn sóng FDI vốn đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam, gây đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất”, ông Dũng lưu ý.
Khả năng tác chiến của Chính phủ hiện nay ‘rất cao’

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, hiện nay, khả năng tác chiến của Chính phủ bây giờ phải tăng cao. Trong điều kiện Covid-19 càng khác, Covid-19 hôm trước khác với hôm nay.

“Nếu chúng ta tiêm phòng được đầy đủ, câu chuyện lại phải điều chỉnh. Như vậy, tác chiến phải luôn luôn phụ thuộc vào 3 yếu tố: Kế hoạch tác chiến của Chính phủ như thế nào; bộ, ngành, địa phương, cá nhân như thế nào; cân đối cho tất cả các ngành”, ông Nhưỡng phân tích.

Theo vị chuyên gia, vấn đề cần đảm bảo hiện nay ở Việt Nam là nhịp điệu tăng trưởng, bởi nếu đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh thì các chỉ tiêu kinh tế không thể đạt được khi dịch đang tấn công trực diện vào các khu công nghiệp.

“Từ các cuộc làm việc của Thủ tướng, chúng tôi thấy rằng lo lắng lớn nhất là không giữ được mức tăng trưởng, đình trệ hệ thống sản xuất ở các khu công nghiệp. Do đó phải cách ly, phong tỏa thế nào để đảm bảo đời sống diễn ra ở mức độ phù hợp mà không bị xáo trộn”, Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng cho biết.

Về phương hướng chống dịch, ông khẳng định, tinh thần tác chiến phải linh loạt, kế hoạch có thể điều chỉnh nhưng quyết tâm càng phải tăng. Đồn thời, ông Nhưỡng huyến nghị cần coi công nhân là đối tượng ưu tiên được tiêm phòng Covid-19, kiến nghị Thủ tướng ưu tiên vấn đề này để bảo vệ lực lượng lao động sản xuất.

Hà Nội phong tỏa tạm thời tòa Park 11 của Times City có ca nghi mắc COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Sáng 24/05: thêm 56 ca Covid-19 và chùm dịch mới ở Times City

Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc đánh giá, tác động của dịch Covid-19 khiến quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế khó khăn hơn, việc duy trì phát triển kinh tế xã hội, lo sinh kế cho người dân là vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự vào cuộc, đồng tâm của cả hệ thống chính trị với biện pháp linh hoạt, đồng bộ.

Ông Lộc bổ sung thêm, doanh nghiệp cũng cần có biện pháp chống chịu tốt hơn, chủ động tích cực và tăng cường khả năng thích ứng, sống chung với dịch trong giai đoạn tới.

“Chủ động tấn công đảm bảo hài hòa với phòng vệ là chiến lược cần thiết không thể có sự lựa chọn thích hợp hơn”, vị chuyên gia nêu ý kiến.

Về vấn đề này, ông Lê Thanh Vân cho rằng, cần phải đánh giá khả năng kiểm soát dịch bệnh, tình hình dịch, thay đổi chiến thuật, không thể cứ bao vây, cô lập và tìm diệt, nên cần chủ động và hài hòa với tấn công, tức chuyển từ bao vây, truy vết sang chiến lược miễn dịch cộng đồng.

Ông Vân cũng cho rằng, như vừa rồi Thủ tướng (Phạm Minh Chính -PV) không bản lĩnh thì không thể quyết dứt điểm việc mua vaccine được vì thời gian đối tác đưa ra cho chúng ta chỉ chưa đầy 24 giờ đồng hồ. Trước một quyết định như vậy, đòi hỏi bản lĩnh, trí tuê, và đây chính là cơ hội để Đảng, Nhà nước sàng lọc chất lượng cán bộ.

Cùng với đó, ông Vân đề nghị nên thay đổi biện pháp cách ly, có thể cách ly tại chỗ nhiều hơn bên cạnh việc tiêm vaccine, duy trì liên tục 5K và nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương trong phòng chống dịch, kết hợp y học dân tộc và y học hiện đại.

Góp ý thêm, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh, Việt Nam không thể cứ mãi “thủ công chống Covid-19”.

“Bên cạnh kháng thể để chống Covid-19, chúng ta phải tiêm cho xã hội này những kháng thể nữa. Đó là kháng thể lạc quan và đừng lợi dụng vào tình hình Covid-19 để tiêu cực, tham nhũng”, Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng đúc kết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала