Nấm mốc và coronavirus ở Ấn Độ. Vấn đề nghiêm trọng đến mức nào?

© AP Photo / Rafiq MaqboolBác sĩ khám cho người đàn ông về các triệu chứng của bệnh mỡ máu tại một bệnh viện công ở Mumbai, Ấn Độ.
Bác sĩ khám cho người đàn ông về các triệu chứng của bệnh mỡ máu tại một bệnh viện công ở Mumbai, Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Đăng ký
Những cư dân ở Ấn Độ từng bị nhiễm coronavirus đang ngày càng thường xuyên hơn phải đối mặt với biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng nấm (mucormycosis) ở dạng nguy hiểm. Tổng số bệnh nhân bị nhiễm cái gọi là "nấm mốc đen" ở đất nước này đang lên tới con số 9000 người.

Sputnik phỏng vấn các chuyên gia, liệu thế giới có bị đe dọa bởi đại dịch mới do nấm mốc gây ra hay không và ai là đối tượng có nguy cơ đặc biệt mắc bệnh này.

Sống chung với nấm mốc

Ông Maxim Dyakov, cộng tác viên Tổ bộ môn nghiên cứu nấm và vi sinh vật thuộc Khoa Sinh vật của Đại học Quốc Gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) cho rằng không nên sợ hãi cái tên “nấm mốc”, vì con người thường xuyên tồn tại với nó trong cuộc sống hàng ngày và trong thiên nhiên:

Người phụ nữ Ấn Độ và đứa con trong bệnh viện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Tại Ấn Độ, hơn 7000 người bị nhiễm bệnh "nấm đen", khoảng 220 người chết
"Không khí chúng ta hít thở chứa đầy các bào tử nấm mốc cực nhỏ từ những nơi khác nhau. Nhưng cơ thể con người có khả năng chống nhiễm nấm rất cao. Nhưng nấm có thể gây bệnh khi hệ thống miễn dịch của con người bị suy yếu. Ví dụ, trong giai đoạn cuối của bệnh AIDS, hoặc sau khi mắc coronavirus thể nặng. Khi đó, nấm thực sự có thể phát triển trên màng nhầy của cơ thể hoặc phổi".

Rospotrebnadzor (Cơ quan liên bang giám sát vệ sinh, dịch tễ, tổ chức và thực hiện các biện pháp chống dịch, cũng như giám sát và kiểm soát lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng của Liên bang Nga) cũng chia sẻ ý kiến này. Trả lời phóng vấn Sputnik, đại diện Rospotrebnadzor giải thích rằng bệnh "nấm mốc đen" là một loại bệnh nấm phổ biến ở hầu hết mọi quốc gia. Đây là loại vi khuẩn hoại sinh (vi khuẩn tái hoạt tính) sống trong mọi vật thể ở môi trường bên ngoài. Trong nhà (ở những khu vực siêu ẩm ướt), loại nấm này thường được tìm thấy dưới giấy dán tường hoặc trong các góc kín khuất. Nấm này thông thường không gây bệnh cho người, nhưng là chất gây dị ứng mạnh. Nhưng trong trường hợp miễn dịch suy giảm sâu, nấm có thể xuất hiện trong một số trường hợp cá biệt, như bệnh nhiễm trùng cơ hội chẳng hạn. Hoặc các bệnh như herpes, nấm candida, u nhú, chỉ phát triển trên nền tảng hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

© AP Photo / Mahesh Kumar ABác sĩ kiểm tra một người đàn ông đã bị nhiễm COVID-19 và hiện đang bị nhiễm nấm đen tại khoa mỡ máu của một bệnh viện nhà nước ở Hyderabad, Ấn Độ.
Nấm mốc và coronavirus ở Ấn Độ. Vấn đề nghiêm trọng đến mức nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Bác sĩ kiểm tra một người đàn ông đã bị nhiễm COVID-19 và hiện đang bị nhiễm nấm đen tại khoa mỡ máu của một bệnh viện nhà nước ở Hyderabad, Ấn Độ.

Tại sao Ấn Độ là ổ dịch nấm mốc?

Câu hỏi này đã được Trưởng phòng Bệnh truyền nhiễm của Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương thuộc Rospotrebnadzor, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Tiến sĩ Y khoa, Giáo sư Alexander Gorelov lý giải khi trả lời phỏng vấn Sputnik:

Bệnh nhận bị nhiễm coronavirus ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2021
Ở Ấn Độ bùng phát bệnh «nấm đen» trên nền dịch coronavirus trầm trọng
"Bào tử nấm ở Ấn Độ có mật độ cao chính là do độ ẩm khí hậu rất lớn và nhiệt độ trung bình trong năm ở mức cao, cao hơn nhiều lần so với các nước có khí hậu ôn đới. Vì vậy, do các yếu tố tự nhiên và địa lý, nhiễm nấm có khả năng là hiện tượng cấp bách hơn ở các nước Đông Nam Á".

Trong khi đó, The Economic Times cho hay rằng dịch nấm mốc ở Ấn Độ thực sự “nở rộ” không chỉ có nấm đen, mà còn cả nấm trắng và thậm chí nấm vàng. Mỗi loại bệnh nấm mốc đó đều có ổ dịch riêng. Đồng thời, "nấm mốc vàng" trước đó chỉ được phát hiện ở các loài bò sát.

Do bị nhiếm bệnh "nấm mốc đen", nhiều người dân ở Ấn Độ đã bị hỏng mắt. Các bác sĩ buộc phải khoét đôi mắt để cứu sống người bệnh. Nếu không, nhiễm nấm sẽ ảnh hưởng đến não và không tránh khỏi tử vong.

Nấm mốc chọn mục tiêu để lây nhiễm như thế nào

Ông Alexander Gorelov xác nhận rằng bất kỳ cơ quan nào của con người cũng có thể là cửa ngõ bị nấm xâm nhập vào cơ thể:

Bệnh nhân đeo mặt nạ dưỡng khí gần bệnh viện chữa trị COVID ở Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Hai bang của Ấn Độ công bố xuất hiện dịch “nấm đen”
"Bệnh nấm truyền nhiễm ở Ấn Độ hiện đang lan rộng trong môi trường. Do đó, những người bị nấm mốc dính vào tay hoặc trực tiếp rơi vào màng nhầy của mắt có thể khiến cho bệnh trầm trọng thêm nếu dụi mắt. Tuy nhiên nấm thường lây nhiễm qua miệng vào đường tiêu hóa. Phổi cũng bị lây nấm qua đường thở. Tóm lại quá trình lây nhiễm xảy ra qua máu rồi do lây lan ra khắp cơ thể. Và nấm "cắm rễ" ở đâu thì ở đó sẽ có "ổ dịch".
Hệ thống tuần hoàn làm sạch và bảo vệ

Ông Alexander Gorelov lưu ý rằng về nguyên tắc, máu người là vô trùng, bất kỳ vi khuẩn nào đột ngột xâm nhập vào máu đều sẽ không sống trong đó quá 30-40 phút.

© AFP 2023 / Sam PanthakyMột người bảo vệ đứng ở lối vào khu dành cho những người bị nhiễm mỡ máu tại bệnh viện ở Ahmedabad, Ấn Độ.
Nấm mốc và coronavirus ở Ấn Độ. Vấn đề nghiêm trọng đến mức nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Một người bảo vệ đứng ở lối vào khu dành cho những người bị nhiễm mỡ máu tại bệnh viện ở Ahmedabad, Ấn Độ.

Tức là máu người có khả năng tự làm sạch. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người hoạt động tốt. Khi khả năng miễn dịch bị suy yếu, chất lượng hoạt động tự làm sạch của máu sẽ yếu đi, khi đó sẽ xảy ra nhiễm trùng máu, kể cả nhiễm trùng máu do nấm.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm nấm?     

Các quy tắc duy trì hệ thống miễn dịch chống nhiễm trùng nấm thực sự rất đơn giản. Ông Maxim Dyakov cho rằng con người không nên lạm dụng một số sản phẩm làm sạch diệt khuẩn và dược phẩm:

"Mọi người sợ vi khuẩn một cách vô ích. Bởi vì vi khuẩn chiếm từ 3-5 kg trọng lượng con người. Đó là những người bạn của chúng ta. Chúng bảo vệ sức khỏe của chúng ta, là hàng rào bảo vệ đầu tiên trong cơ thể con người, chống mọi bệnh nhiễm trùng đầu tiên. Đây là những vi khuẩn có lợi mà chúng ta đơn giản là không thể thiếu trong cuộc sống, chẳng hạn, để tiêu hóa thức ăn một cách bình thường. Nhưng nếu con người lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc chất diệt khuẩn (xà phòng, khăn ăn), thì chính họ đã tự làm suy yếu chức năng bảo vệ của vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Trong trường hợp này, nấm sẽ thay thế vị trí trống của vi khuẩn trong cơ thể".

Nhiễm trùng nấm ở Ấn Độ được biểu hiện dưới dạng tác dụng phụ của COVID-19. Trường hợp thông thường nhất là bệnh nhân tiểu đường dễ mắc bệnh này. Do đó, các bác sĩ cho rằng chỉ có chủng ngừa chống coronavirus và chống nhiễm nấm mới giúp chúng ta bảo vệ bản thân tốt nhất có thể (kể cả bệnh nhân tiểu đường và người khỏe mạnh).

Người đàn ông mang củi đi ngang qua giàn thiêu trong lễ hỏa táng hàng loạt ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Phát hiện hàng chục thi thể nạn nhân COVID-19 ở sông Hằng của Ấn Độ

Các bệnh viện ở Ấn Độ đang phải vật lộn để đối phó với số lượng ca bệnh lớn. Đồng thời, do tình trạng mất vệ sinh mà dịch bệnh còn trầm trọng hơn. Bởi vì một bộ phận đáng kể cư dân nước này vẫn không có điều kiện sử dụng tiện nghi quen thuộc như nhà vệ sinh. Ấn bản kỹ thuật số The InlianExpress đưa tin, năm 2015 có một cô gái Ấn Độ tự tử do cha mẹ cô không đồng ý làm phòng vệ sinh trong nhà vì muốn tiết kiệm tiền cho đám cưới trong tương lai của cô.

Tình trạng mất vệ sinh thực sự là bàn đạp cho lây nhiễm nấm phát triển trong đại dịch, khi thậm chí cơ thể người trẻ tuổi cũng có thể kiệt sức vì cuộc chiến chống loại vi rút nguy hiểm. Trường hợp với COVID-19 mà trước đây chưa được biết đến cũng thế. Do hoàn cảnh như vây, các bác sĩ đôi khi tiến hành điều trị lây nhiễm bằng thực nghiệm hoặc trực giác.

Vì vậy, các bác sĩ Ấn Độ đưa ra giả thiết rằng nấm postcoid có thể là hậu quả của việc sử dụng steroid trong điều trị bệnh coronavirus thể nặng. Nhưng khoa học vẫn cần chứng minh điều này hoặc thừa nhận giả thiết: cơ thể suy nhược và điều kiện vệ sinh không đảm bảo là mục tiêu tốt nhất cho mọi bệnh nhiễm trùng tấn công.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала