Ấn Độ cần đến 6 tàu ngầm hạt nhân và căn cứ quân sự ở Mauritius để làm gì?

 tàu ngầm hạt nhân Chakra - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Đăng ký
Vài ngày trước, Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ đã đệ trình lên Thủ tướng N. Modi yêu cầu cấp kinh phí để đóng 6 tàu ngầm hạt nhân. Bài viết của quan sát viên Piotr Tsvetov từ Sputnik phân tích về sự kiện này.

Tâm thế ghét Trung Quốc của các quân nhân Ấn Độ

Theo quan điểm của giới quân sự Ấn Độ, đất nước đơn giản là cần có 6 tàu ngầm mới để chống lại hạm đội của Trung Quốc đã từ lâu cho các tàu chiến ngang dọc trên Ấn Độ Dương. Hiện tại Ấn Độ có một tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga và một tàu tự đóng trong nội địa. Còn Trung Quốc sở hữu 7 tàu ngầm hạt nhân và sắp tới sẽ bổ sung thêm 12 chiếc nữa. Dễ thấy là New Delhi muốn thu hẹp khoảng cách về sức mạnh quân sự của hai nước.

Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây

Còn thêm việc nữa là bảo vệ căn cứ quân sự của Ấn Độ trên đảo North Agalega, thuộc thành phần Mauritius, đang đảm trách vai trò phòng thủ trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Căn cứ này được thành lập  năm 2015 để theo dõi các con tàu của CHND Trung Hoa và những nước khác đi qua Ấn Độ Dương đến bờ biển châu Phi và khứ hồi.

Nhiều chuyên gia lưu ý đến sự kiện nói trên để chứng minh rằng ngày nay Ấn Độ đang ngày càng gắn kết chính sách quốc tế của mình với QUAD (Đối thoại An ninh Bốn bên), nơi Hoa Kỳ thu hút Nhật Bản, Australia và Ấn Độ với nhau để chống Trung Quốc.

Phương án BRICS tốt hơn nhiều

Tuy nhiên Ấn Độ không chỉ có hợp tác với Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản là phương án lựa chọn duy nhất để phát triển liên hệ quốc tế. Đất nước này này luôn giữ khoảng cách với các liên minh quân sự, thế mà mặc dù hôm nay QUAD chưa thành một tổ chức thể chế hoá chính thức nhưng nhiều chuyên gia đã định tính nó là một dạng «NATO châu Á». Và hẳn là hiếm có ai trên thế giới sẽ tán dương Chính phủ Ấn Độ về bước ngoặt đối ngoại như vậy.

© AFP 2023 / STRTàu sân bay "Vikramaditya"
Ấn Độ cần đến 6 tàu ngầm hạt nhân và căn cứ quân sự ở Mauritius để làm gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Tàu sân bay "Vikramaditya"

Ấn Độ còn có phương hướng chính sách đối ngoại khác, là quan hệ trong khuôn khổ nhóm BRICS, nơi Ấn Độ, cùng với Brazil, Nga, Trung Quốc và Cộng hòa Nam Phi, đang hướng tới một thế giới đa cực công bằng hơn. Các quốc gia này sẵn sàng chung tay làm việc cùng nhau để giúp đỡ các nước kém phát triển hơn. Một số tác giả Ấn Độ cũng nhìn thấy triển vọng đó. Chẳng hạn, trên các trang của tạp chí quân sự Ấn Độ «Indian Defence News» mới đây bày tỏ ý kiến như ​​sau:

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Arihant  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2019
Ấn Độ dự định chế tạo 24 tàu ngầm, trong đó có 6 tàu nguyên tử
«Dù có vẻ xa vời vào thời điểm này, vẫn hiện hữu khả năng là Ấn Độ và Trung Quốc sẽ xích gần với nhau, dẫn đến sức mạnh tổng hợp về hoạt động kinh tế của hai nước ở Đông Phi. Như vậy đương nhiên sẽ là kịch bản ưu việt nhất có thể dẫn đến kết quả có lợi cho tất cả các bên hữu quan trong khu vực. Ấn Độ và Trung Quốc có thể cùng thúc đẩy sự đi lên của châu Phi trong thế kỷ 21, mà lý tưởng nhất là thông qua các dự án ba bên». 

Chính phủ Ấn Độ vẫn có thể lựa chọn giữa đường lối đối ngoại hòa bình truyền thống hoặc là liên minh với thế lực quân phiệt đáng ngờ dưới góc độ quan điểm về lợi ích cơ bản của các dân tộc Á-Phi.

Các thủy thủ hải quân không nhất thiết phải giao chiến với ai đó. Ngày nay, trong bối cảnh sự bùng phát dữ dội của đại dịch coronavirus ở Ấn Độ, lính thủy đang thực hiện hiệm vụ dành hỗ trợ nhân đạo cho dân thường, các quân nhân giúp lắp đặt trang bị cho bệnh viện, tiến hành tiêm chủng vaccine và đưa máy thở oxy đến các cơ sở điều trị. Đó chính là việc làm cao quý và cần thiết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала