Nấm đen chết người. Bệnh Mucormycosis đang lây lan trên thế giới

© AFP 2023 / Uma Shankar MishraBệnh nhân mắc bệnh mucormycosis (nấm đen) ở Ấn Độ.
Bệnh nhân mắc bệnh mucormycosis (nấm đen) ở Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Đăng ký
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành dữ dội tại Ấn Độ, quốc gia Nam Á này lại phải đối mặt với nguy cơ gia tăng các ca nhiễm bệnh Mucormycosis, hay còn gọi là bệnh nấm đen, có khả năng gây chết người. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ phải cắt bỏ các bộ phận trên khuôn mặt của một số bệnh nhân để cứu sống họ.

Nhiễm trùng khó điều trị do kháng thuốc kháng nấm. Sau đây là tài liệu của Sputnik về những người thuộc nhóm rủi ro cao.

Nấm phân bố trên toàn thế giới

Chúng ta được bao quanh bởi hàng triệu vi khuẩn. Chúng ta hít phải chúng, ăn phải chúng, mang các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc trên da. Chúng không gây nguy hiểm cho cơ thể khỏe mạnh, nhưng, ngay sau khi xuất hiện vấn đề, kẻ thù vô hình tấn công người. Các loại bệnh nấm đặc biệt nguy hiểm: chúng không có triệu chứng, khó điều trị, thường kéo dài hàng tháng và có biến chứng nghiêm trọng. Trong nhóm rủi ro cao là những người có vấn đề sức khỏe: HIV, ung thư, cấy ghép nội tạng, bệnh tiểu đường, vết thương rộng, vết bỏng. Tỷ lệ tử vong do các loại bệnh nhiễm nấm là rất cao.

© AFP 2023 / Noah SeelamBệnh nhân mắc bệnh mucormycosis (nấm đen) ở Ấn Độ.
Nấm đen chết người. Bệnh Mucormycosis đang lây lan trên thế giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Bệnh nhân mắc bệnh mucormycosis (nấm đen) ở Ấn Độ.

Các loại nấm thuộc nhóm Mucorales, nấm men họ Candida và nấm mốc Aspergillus dễ gây bệnh. Tuy nhiên, một số loại nấm này là rất hữu ích trong khoa học, y học và cả trong cuộc sống hàng ngày vì chúng được sử dụng trong các thí nghiệm, làm chất lên men, để thu được chất kháng sinh. Chúng sống trong đất, trên cây bị bệnh, trên tường trong phòng có độ ẩm cao, chúng tạo thành các khuẩn lạc lông tơ trên các giá thể thực vật khác nhau. Nấm mốc là một dạng bào tử nấm phát triển trên các vùng ẩm ướt. Nó phóng thích ra các phần tử cực nhỏ gọi là bào tử, tạo nên thể sợi (mycelium), và sợi nấm phát triển, hút nước và dinh dưỡng từ môi trường.

Ổ dịch tại một bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hoa Kỳ

Năm 2009, tại một bệnh viện ở Tokyo, một loài nấm gây bệnh chưa từng được biết đến trước đây là Candida auris đã được phân lập từ tai của một phụ nữ lớn tuổi bị viêm tai giữa. Sau đó, các trường hợp tương tự đã được xác nhận ở 15 bệnh nhân khác. Candida auris đã được chứng minh là một mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm, đa kháng thuốc và dễ lây lan. Nguồn gốc của nó vẫn chưa được xác định.

Người phụ nữ Ấn Độ và đứa con trong bệnh viện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Tại Ấn Độ, hơn 7000 người bị nhiễm bệnh "nấm đen", khoảng 220 người chết

Loại nấm nguy hiểm này là nguyên nhân gây ra nhiều đợt bùng phát trên toàn cầu. Năm 2017, một ca bệnh được phát hiện tại một bệnh viện ở Florida (Mỹ) và các biện pháp đặc biệt đã được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan: ngay cả những người tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh cũng được theo dõi. Trong đại dịch, những bệnh nhân nhiễm COVID-19 bắt đầu nhập viện, rồi vào tháng 7 năm 2020, bốn trường hợp nhiễm nấm Candida auris đã được xác định tại bệnh viện này.

Tất cả các bệnh nhân đã được kiểm tra. Trong tổng số 67 bệnh nhân COVID-19 đã phát hiện 35 người có kháng thể chống lại mầm bệnh. Tám người đã chết trong vòng một tháng sau đó, nhưng, không thể nói bệnh nấm là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong. Các nhà khoa học cho rằng, vi trùng đã lây lan trên quần áo của nhân viên và thiết bị y tế di động không được khử trùng đúng cách.

“Đột biến kép” ở Ấn Độ

Giống nấm mốc Mucor được biết đến từ thế kỷ 19 - khi đó chúng bắt đầu được phân lập từ những con vật bị bệnh. Nấm Mucor thường được tìm thấy trong đất, thực vật, phân, trái cây và rau quả thối rữa. Những ai ở gần mặt đất hơn, ví dụ như chó, thường xuyên đánh hơi mọi thứ, tiếp xúc với nấm Mucor.

© AP Photo / Mahesh Kumar ABác sĩ kiểm tra một người đàn ông đã bị nhiễm COVID-19 và hiện đang bị nhiễm nấm đen tại khoa mỡ máu của một bệnh viện nhà nước ở Hyderabad, Ấn Độ.
Nấm đen chết người. Bệnh Mucormycosis đang lây lan trên thế giới - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Bác sĩ kiểm tra một người đàn ông đã bị nhiễm COVID-19 và hiện đang bị nhiễm nấm đen tại khoa mỡ máu của một bệnh viện nhà nước ở Hyderabad, Ấn Độ.

Bệnh Mucormycosis hay bệnh nấm Mucor xảy ra như một biến chứng sau khi trải qua hóa trị. Thông thường, nếu bệnh nhân có tế bào lympho trong xét nghiệm máu dưới mức nguy cấp, liệu pháp chống nấm được sử dụng để dự phòng. Tuy nhiên, những vi khuẩn ngấm ngầm nguy hiểm nhất biết cách vượt qua nó. Sau đó, biện pháp cuối cùng là Amphotericin - một kháng sinh chống nấm. Nhưng, thuốc này có những tác dụng phụ nghiêm trọng, đó là lý do tại sao ngành y học đang rất cần các loại thuốc và vắc xin chống nấm mới.

Bệnh nhân đeo mặt nạ dưỡng khí gần bệnh viện chữa trị COVID ở Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Hai bang của Ấn Độ công bố xuất hiện dịch “nấm đen”

Bào tử nấm Mucor xâm nhập vào vòm họng, lắng đọng trong xoang, phát triển, tạo nên thể sợi mycelium và sản sinh ra độc tố làm phân hủy mô và xương. Nhìn bề ngoài, các sợi nấm có màu đen, do đó bệnh này được gọi là nấm đen. Nhiễm trùng xâm nhập vào hộp sọ, làm tắc nghẽn các động mạch và tĩnh mạch chính, gây chảy máu.

Trước đại dịch, bệnh Mucormycosis cực kỳ hiếm ở người. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, nấm đen là một thách thức mới nổi lên trong cuộc chiến với COVID-19. Hai trăm nghìn trường hợp mới được phát hiện ở đó mỗi ngày. Căn bệnh nấm đen đang lây lan trong các bệnh nhân Covid-19 đã xuất viện hoặc đang hồi phục trên khắp Ấn Độ, điều đó có liên quan đến một biến thể đặc biệt của coronavirus. Hơn một nửa số trường hợp mắc bệnh Mucor xảy ra ở các bang miền tây Gujarat và Maharashtra.

Vì rất khó tự nhận biết những triệu chứng mắc bệnh Mucormycosis, nên bệnh nhân đến gặp bác sĩ khi bệnh ở dạng nặng, do đó cần phải phẫu thuật cắt bỏ mô, mắt và hàm ngay lập tức. Nếu không, tỷ lệ tử vong gần như 100%.

mắt người phụ nữ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2021
Ác mộng «nấm đen» khiến người bệnh Ấn Độ phải khoét bỏ mắt

Nhiều chuyên gia cho rằng, một phần lý do cho sự bùng phát của bệnh mucormycosis là do việc sử dụng nhiều steroid để điều trị những bệnh nhân COVID-19 nặng. Các loại thuốc chống viêm thực sự cứu sống người bệnh, nhưng, chúng lại ức chế hệ thống miễn dịch. Không giống như Candida Auris, bệnh Mucormycosis không lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người - nó có thể được lấy từ môi trường bằng cách hít phải bào tử nấm. Có lẽ bệnh này xâm nhập vào cơ thể khi người bệnh sử dụng bình ôxy, máy thở. Nhưng, đây chỉ là những giả thiết.

Không phải ngẫu nhiên mà bệnh nấm đen tấn công Ấn Độ giữa cơn bão Covid-19. Ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nồng độ bào tử trong môi trường cao hơn rất nhiều so với vùng ôn đới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала