Vì sao Vietnam Airlines rao bán 11 máy bay Airbus?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMáy bay Vietnam Airlines.
Máy bay Vietnam Airlines.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Đăng ký
Tổng Công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA, Mã: HVN) vừa thông tin về việc rao bán (mời tham gia đấu giá) 11 máy bay thân hẹp Airbus A321ceo, gồm cả 2 chiếc còn ‘tồn hàng’ từ năm 2020.

Trong bối cảnh ngành hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 như hiện nay, chuyên gia cho rằng, Vietnam Airlines cần cải tổ quản lý sao cho đủ mạnh để cạnh tranh, phát triển.

Vietnam Airlines bán đấu giá 11 máy bay Airbus

Theo thông báo của Tổng Công ty hàng không Việt Nam, 11 chiếc Airbus A321ceo được sản xuất các năm 2004, 2007 và 2008. Được biết, việc mời rao bán 11 chiếc Airbus A321ceo của Vietnam Airlines nằm trong kế hoạch thay thế dần các tàu các tàu bay trên 12 năm tuổi của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đến năm 2025.

Máy bay của Vietnam Airlines. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2021
Vietnam Airlines bố trí 90 chuyến bay chở đại biểu dự Đại hội XIII

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng nữa chính là việc rao bán máy bay cũng có thể giúp Vietnam Airlines có thêm vốn, thêm dòng tiền trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh Covid-19.

Ngoài máy bay, Vietnam Airlines cũng đang có kế hoạch bán và thuê lại (SLB) một động cơ dự phòng mới PW1133G-JM kèm QEC mới (Quick Engine Change - bộ thay động cơ nhanh) dự kiến giao tháng 7/2021.

Có thể thấy, việc thanh lý các tàu bay cũ cũng như bán và cho thuê lại tài sản cố định là một phần trong kế hoạch cải thiện nguồn thu, bổ sung thanh khoản của Vietnam Airlines nhằm giải quyết những khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Vietnam Airlines cũng tiến hành rao bán 9 tàu A321ceo năm 2020 và 5 tàu vào năm 2019. Tháng 8/2020, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết sẽ kiên trì thực hiện kế hoạch này dù việc bán tàu bay cũng là vô cùng khó khăn trong mùa dịch.

Trong năm 2020, Vietnam Airlines đã muốn thanh lý 5 chiếc A321 cũ theo hợp đồng ký từ năm 2019. Tuy nhiên, thực tế, doanh nghiệp này chỉ bàn giao ba chiếc, thu về 365 tỷ đồng. Hai chiếc còn lại, phía đối tác không nhận bàn giao và chấp nhận trả khoản phạt 23,5 tỷ đồng cho Vietnam Airlines.

Tính đến cuối năm 2020, Vietnam Airlines có 107 máy bay, trong đó có 51 chiếc A321ceo. 38 chiếc A321 CEO thuộc sở hữu của hãng, còn 13 chiếc được thuê.

Máy bay của Vietnam Airlines. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2020
Vietnam Airlines gọi cổ đông đổ thêm 8.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines cũng cho hay hãng đã và đang tiến hành đàm phán lùi lịch nhận các máy bay thuê hoạt động, Cụ thể, 6 tàu thân rộng Boeing 787-10 và thân hẹp A320Neo đã được gia hạn nhận tới cuối năm 2021 và trong năm 2022, 2023 thay vì nhận năm 2020 theo thỏa thuận ban đầu.

Tính đến cuối năm 2020, Tổng Công ty hàng không Việt Nam (bao gồm ba hãng hàng không là Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco) đang thuê hoạt động: 13 chiếc A321, 20 chiếc A321 Neo, 18 chiếc A320, 1 chiếc ATR72, 4 chiếc Boeing 787-9, 14 chiếc A350 và 4 chiếc Boeing 787-10.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng đang thuê tài chính 26 máy bay gồm các loại A321, Boeing 787 và ATR72. Đến cuối giai đoạn thuê, Tổng Công ty có quyền lựa chọn mua lại những chiếc máy bay trên theo các điều kiện của hợp đồng thuê chính.

Vietnam Airlines lỗ nặng vì dịch Covid-19

Trong Quý I này, Vietnam Airlines tiếp tục thông báo về khoản lỗ gần 5.000 tỷ đồng sau thuế. Đây cũng là khoản lỗ quý lớn nhất từ trước đến nay của Tổng Công ty hàng không Việt Nam.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý I đã ban hành của Tổng Công ty hàng không Việt Nam, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt hơn 7.500 tỷ đồng, giảm 8,8% so với quý trước đó và giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.

Máy bay của hãng Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế “Sheremetyevo” - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Vietnam Airlines chủ động "đón đầu xu thế" trong mùa dịch Covid-19

Mặc dù vậy, giá vốn bán hàng tăng đến 47,3% so với quý IV/2020, lên 11.329 tỷ đồng, khiến Vietnam Airlines lỗ gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ gần 3.870 tỷ đồng.

Hãng này ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 4.974 tỷ đồng (hơn gần gốp đôi cùng kỳ năm ngoái) khi tốc độ giảm doanh thu cao hơn tốc độ giảm chi phí.

Lý giải về việc lỗ nặng quý I, Vietnam Airlines cho biết, bên cạnh giảm lợi nhuận công ty mẹ còn do lợi nhuận các công ty con cung cấp dịch vụ hàng không như Vacs, Skypec, Viags cùng lần lượt giảm mạnh.

Đến hết 31/3/2021, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt 60.580 tỷ đồng, giảm khoảng 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Tính cả đối ứng bên phía nguồn vốn nợ phải trả 59.549 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 1.003 tỷ, giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Tại Đại hội cổ đông bất thường của hãng hồi năm 2020, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, tác động nặng nề và trực tiếp đến ngành hàng không, dịch vụ vận tải hàng không, nên Vietnam Airlines kêu gọi sự hỗ trợ tài chính của cổ đông.

Doanh nghiệp này cũng thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu (quy mô phát hành đợt đầu tiên khoảng 8.000 tỷ đồng) để thanh toàn toàn bộ các khoản nợ quá hạn, bù đắp phần vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn tại ngân hàng.

Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đẩy mạnh tái cơ cấu lại tài sản và các danh mục đầu tư với mục tiêu gia tăng thu nhập, cải thiện dòng tiền, xóa lỗ lũy kế, tạo nguồn tiền đầu tư phát triển như thực hiện bán và cho thuê lại các tàu bay sở hữu. Theo đó, tổng số tàu bay cũ có thể tái cơ cấu trong cả giai đoạn 2021-2025 là 26 tàu bay A321.

Vietnam Airlines cũng đồng thời xem xét thoái một phần hoặc toàn bộ số vốn tại một vài doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao nằm trong chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải hàng không.

Chuyên gia: Vietnam Airlines cần cải tổ

Cuối tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định về việc Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn tối đa 4000 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng sau khi cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Vietnam Airlines muốn “mượn gió bẻ măng” để độc chiếm thị trường

Hồi tháng 4 năm nay, sau khi Vietnam Airlines đưa ra đề xuất áp giá sàn, nâng giá trần với vé máy bay, đồng thời ‘xin’ hưởng 100% số slot bay quốc tế trong đợt tới làm dấy lên một số phản ứng trái chiều. Nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm, Vietnam Airlines cần cải tổ thực sự mạnh mẽ trong chiến lược sản xuất kinh doanh phát triển của mình chứ không thể “cứ mãi độc quyền” và làm giảm tính cạnh tranh của thị trường hàng không Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP. HCM, nhấn mạnh, đến thời điểm này, Vietnam Airlines cần cải tổ quản lý sao cho đủ mạnh để cạnh tranh, không nên dựa vào cơ chế như thời bao cấp, độc quyền ngày xưa.

Cùng với đó, Quốc hội và Chính phủ nên có gói hỗ trợ chung cho các hãng hàng không trong giai đoạn khó khăn để thực sự là một sân chơi bình đẳng – không có phân biệt hãng bay Nhà nước, hãng bay tư nhân, chỉ như vậy, thị trường hàng không Việt Nam, mà trước hết và quan trọng nhất là người tiêu dùng mới có thể để hưởng lợi và chính Vietnam Airlines cũng sẽ phát triển vững vàng trong thế bình đẳng hơn với các doanh nghiệp khác như Vietjet, Bamboo Airways hay nhiều hãng khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала