"Cơn khát" vaccine từ doanh nghiệp Việt và mong muốn được tiếp cận nguồn cung

© Ảnh : Danh Lam - TTXVNTiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân trong khu công nghiệp.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân trong khu công nghiệp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trước nguy cơ làn sóng Covid-19 len lỏi vào các khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp nói riêng và toàn TP HCM nói chung đang "ngồi trên lửa". Đồng thời, mong muốn có vaccine sớm nhất để tiêm cho công nhân, đảm bảo dây chuyền sản xuất không bị đứt gãy.

Trưa 11/06, Công ty TNHH Việt Nam Samho, huyện Củ Chi, với khoảng 10.000 công nhân đã cho 3.500 công nhân tạm nghỉ việc sau khi ghi nhận cùng lúc 3 ca nhiễm. Đây là những ca nhiễm được ngành y tế địa phương tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ cho hơn 3.500 công nhân thuộc ba xưởng ở khu nhà A (nơi 3 ca nhiễm làm việc) Công ty Việt Nam Samho.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2021
Đợt dịch thứ 4: Chủ tịch TP HCM khẳng định đồng hành cùng doanh nghiệp

Cơ quan chức năng đã đưa 3 người này cùng 84 công nhân làm chung, tiếp xúc gần đi cách ly tập trung, lấy mẫu. Trước đó, công ty đã tạm dừng một xưởng sản xuất vào ngày 09/06 và tiếp tục ngưng hai xưởng vào hôm qua. Đồng thời, 6 ca nhiễm cũng đã xâm nhập vào các nhà máy, phân xưởng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP HCM. Trong đó, Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam với hơn 56.000 công nhân, phát hiện một ca nhiễm vào tối 8/6.

TP HCM hiện cũng có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao, 1.500 doanh nghiệp, với hơn 320.000 lao động. Môi trường làm việc khép kín, đông người... dịch khi xuất hiện ở khu công nghiệp dễ bùng phát, khó kiểm soát. Số liệu thống kê từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM, 5 tháng qua, hơn 42.500 công nhân tại TP HCM bị mất việc hoặc ngừng việc, 9.308 doanh nghiệp ngưng hoạt động do Covid-19.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM sáng 11/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá hiện có hai biến chủng của cả Ấn Độ và Anh trên địa bàn TP. Trong đợt dịch mới, TP đã trải qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm nên công tác kiểm soát khống chế dịch phải quyết liệt và mạnh hơn, ông Phong nói:

"Điều đó chứng tỏ tình hình trong cộng đồng thời gian vừa qua vẫn chưa kiểm soát được hết".

TP HCM phải làm gì khi chờ vaccine cập bến?

Kịch bản 5.000 ca nhiễm Covid-19 là phương án đã được TP HCM tính đến trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên. Thế nhưng, ba đợt dịch qua đi, TP.HCM chưa từng phải dùng tới kịch bản trên 500 ca nhiễm. Điều không ai muốn đã đến, đợt dịch thứ 4 trở thành làn sóng lây nhiễm nặng nề nhất cho TP.HCM cũng như cả nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ ra mắt Qũy vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2021
Lễ ra mắt Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19: Hàng nghìn tỷ đồng ủng hộ đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn

Số bệnh nhân thành phố ghi nhận trong 15 ngày cao gần gấp 3 lần tổng số ca nhiễm của 3 đợt dịch trước. Lần đầu tiên, TP.HCM vượt qua mốc an toàn, trở thành địa phương có tỷ lệ nhiễm báo động là 13 ca/triệu dân (tính đến 30/5). Có thể nói vaccine là lối thoát duy nhất cho Việt Nam.

Thế nhưng, trong lúc chờ đợi 120 triệu liều vaccine về nước, giải pháp quan trọng nhất mà lãnh đạo UBND TP.HCM đang làm là tích cực tìm kiếm nguồn vaccine, hướng tới mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ người dân TP.HCM. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM đang đàm phán để mua vaccine nhưng việc tiếp cận nguồn vaccine rất khó.

Để quá trình tiêm vaccine được đẩy nhanh hơn, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng TP, doanh nghiệp cần mở rộng và tăng cường hợp tác, liên kết để tìm nguồn vaccine. Ông Nên kêu gọi doanh nghiệp và người dân:

"Ai có nguồn cứ báo thẳng đến UBND TP.HCM, với tinh thần mang vaccine về càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt".

"Cơn khát" vaccine từ doanh nghiệp

Trước nỗi lo dịch Covid-19 bùng phát tại các khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho biết sẵn sàng chi trả kinh phí mua vaccine Covid-19 cho người lao động, cũng như tự chủ động tìm nguồn cung, nhưng cần hướng dẫn cụ thể từ ngành y tế.

Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất  để đảm bảo nguồn nhân lực cho chuỗi dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn. Nguyên nhân thứ 2 là tạo ra miễn dịch cộng đồng cho TP HCM - trung tâm kinh tế của cả nước nói riêng và để toàn bộ khu vực lân cận và toàn quốc nói chung. Nguyên nhân thứ 3, dẫn lời của PGS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, khi nhận định nhiều quốc gia trên thế giới đã gặt hái thành quả của vaccine:

Bộ trưởng Bộ tài chính Hồ Đức Phớc - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
Doanh nghiệp muốn mua vaccine có được Quỹ vaccine hỗ trợ hay không?

“Quỹ giúp người dân tiếp cận vaccine bình đẳng nên mang ý nghĩa rất lớn. Tiêm vaccine đạt diện rộng sẽ giúp chúng ta yên tâm mở cửa kinh tế, phục hồi sau dịch”.

Là doanh nghiệp đã có 2 trường hợp công nhân từ F1 trở thành F0 do lây nhiễm từ nơi cư trú, Thượng tá Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần 32 BQP (quận Gò Vấp, TP.HCM), cho biết,do đặc thù doanh nghiệp là công ty sản xuất giày dép, nguồn nhân công lao động đông, sinh sống phân tán trong khu vực nên nguy cơ lây nhiễm giữa các công nhân trong nhà máy rất cao.

Do vậy, công ty đã dừng hoạt động từ đầu tháng 6 cho đến nay, Thượng tá Nguyễn Thế Anh đề nghị:

"Chúng tôi đề nghị trong kế hoạch tiêm chủng của thành phố, cần ưu tiên các ngành nghề có nhiều lao động, những ngành không thể làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, nghiên cứu các đơn vị có đủ năng lực tiếp cận nguồn vaccine theo hướng thương mại, kinh phí do doanh nghiệp chi trả".

Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM, kiến nghị Bộ Y tế cần đưa người lao động vào nhóm có rủi ro cao để tiêm vaccine. Đồng thời, đề nghị hỗ trợ tiêm vaccine cho người lao động từ chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn triển khai, hỗ trợ các bộ kit xét nghiệm nhanh để sàng lọc cho người lao động của doanh nghiệp.

Lấy dẫn chứng về làn sóng dịch ở Bắc Giang và Bắc Ninh, ông Thế Anh bình luận thêm:

"Sự bùng phát dịch trong các KCN tại Bắc Ninh và Bắc Giang là tín hiệu xấu đối trong mắt các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài, khiến họ cảm thấy lo ngại. Các đơn hàng có khả năng quay lại Trung Quốc khi dây chuyền sản xuất tại đó ổn định trở lại".

Khẳng định tầm quan trọng của vaccine đối với các doanh nghiệp, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch hội Cơ khí - Điện TP.HCM cho rằng các giải pháp thiết yếu nhất nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của doanh nghiệp lúc này đều quay về vấn đề cung cấp nguồn vaccine.

Doanh nghiệp tự lo nguồn vaccine có được ưu tiên sử dụng trước?

Trả lời về câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết tinh thần của Chính phủ là mọi doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vaccine nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để có vaccine sớm nhất. Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết mọi loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép đều được nhập khẩu kể cả khi nhà sản xuất chưa làm thủ tục xin cấp phép, cấp số đăng ký tại Việt Nam.

Tham quan thực tế các nhà máy để hiểu rõ hơn về hoạt động logistics. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Doanh nghiệp của Đức thấy những khó khăn, thuận lợi nào khi đầu tư vào Việt Nam?

Đối với những vaccine WHO chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay theo thủ tục rút gọn, tối đa 5 ngày. Thứ trưởng Trương Quốc Cường nói:

“Tất cả những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vaccine nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để có vaccine sớm nhất”.

Tuy nhiên, ông lưu ý các doanh nghiệp nên đàm phán với chính nhà cung cấp vaccine để đảm bảo nguồn tin cậy. Ông nhấn mạnh nguồn tin cậy nhất là phải được sự giám sát của Chính phủ nước sở tại hoặc Bộ Y tế. Nếu không đàm phán được trực tiếp với nhà cung cấp, doanh nghiệp nên đàm phán với các công ty mà được nhà sản xuất ủy quyền bằng giấy tờ hợp lệ.

Sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp

Như Sputnik đã đưa tin trước đóa, Bộ Y tế đã cấp phép cho 36 doanh nghiệp đủ điều kiện để nhập khẩu vaccine về Việt Nam. Các doanh nghiệp sau khi đàm phán được với nhà cung cấp có thể liên hệ với Bộ Y tế hoặc 36 công ty trên để đưa vaccine về Việt Nam. Ngoài ra, Thứ trưởng Cường giải thích vaccine là một mặt hàng đặc biệt, là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do đó, chỉ doanh nghiệp nào đủ điều kiện mới được cấp phép nhập khẩu vaccine.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
'Sức mạnh vaccine' chỉ phát huy khi Chính phủ và doanh nghiệp cùng kết hợp

Ông giải thích doanh nghiệp nhập vaccine về phải có kho lưu trữ và bảo quản đủ tiêu chuẩn, có cán bộ chuyên môn về lĩnh vực vaccine, có xe và thiết bị chuyên dụng để vận chuyển vaccine. Đặc biệt, khi tổ chức tiêm cũng phải có nhân viên y tế được đào tạo, để sẵn sàng xử lý các vấn đề nếu có rủi ro xảy ra như sốc phản vệ, ông Cường nhấn mạnh:

“Tổ chức tiêm là vấn đề rất quan trọng. Nếu khi gây ra phản ứng phụ, phải có cán bộ chuyên môn cấp cứu kịp thời”.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, nộp hồ sơ tới Bộ Y tế sẽ được xem xét cấp phép, chứ con số không dừng lại ở 36 doanh nghiệp như hiện tại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала