Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Mỹ, Đức, Úc không để Trung Quốc âm mưu bá quyền ở Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương

© REUTERS / Matt BrownHàng không mẫu hạm Mỹ "Carl Vinson" ở Biển Đông
Hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Đăng ký
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Tướng bốn sao Lloyd James Austin chỉ ra tham vọng bá quyền của Trung Quốc, khi Bắc Kinh muốn kiểm soát không chỉ Biển Đông mà cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương và nâng tầm ảnh hưởng vượt trội trên thế giới.

Giới chức Mỹ xác định Trung Quốc là một trong những thách thức an ninh hàng đầu và đang đẩy mạnh nhiều biện pháp đối phó với những toan tính của Bắc Kinh, làm đủ những gì cần thiết để có thể “thắng Trung Quốc” khi nổ ra xung đột, đối đầu.

Trong một diễn biến liên quan, Australia đặc biệt hoan nghênh việc Đức gia tăng tầm ảnh hưởng và can dự vào việc duy trì hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ khắc chế sự trỗi dậy của Trung Quốc

Chiến lược Quốc phòng năm 2018 của Lầu Năm Góc xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn của Mỹ trên thế giới.

Quân đội Hoa Kỳ dù dưới thời Donald Trump hay đương kim Tổng thống Joe Biden đều theo đuổi chính sách “tự do hàng hải”, “tạo dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương cởi mở”, đồng thời đẩy mạnh sự hiện diện quân sự nhất là Hải quân ở Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục đơn phương gia tăng hoạt động gây quan ngại ở Biển Đông cũng như ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Không chỉ cho nhiều máy bay quân sự, máy bay ném bom, tiêm kích hạng nhẹ thường xuyên tiếp cận vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, “ngoại giao tàu chiến” của Mỹ ở khu vực Biển Đông vẫn được duy trì với tần suất cao.

Trong khi Philippines là đồng minh của Mỹ ở khu vực, Việt Nam được xác định giữ vai trò chiến lược quan trọng trong chính sách tự do hàng hải của chính quyền Washington.

Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam, khối ASEAN về việc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, duy trì nền hòa bình ổn định, tuân thủ UNCLOS 1982, tránh những hành động phương hại lẫn nhau ở khu vực tranh chấp biển đảo, trên tuyến hàng hải trọng yếu này.

Vừa qua, người lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ, Tướng bốn sao Lloyd James Austin đã ban hành nhiều biện pháp nhắm thẳng vào Trung Quốc và coi Bắc Kinh là thách thức hàng đầu của Washington. Tuy nhiên, các biện pháp kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc hiện vẫn được Lầu Năm Góc bảo mật.

Theo đó, ngày 9/6, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã ban hành “chỉ thị nội bộ” yêu cầu áp dụng một số hành động chính sách “khắc chế” Trung Quốc.

Theo truyền thông Mỹ, vì một số biện pháp thuộc phạm vi “cơ mật” nên các chi tiết không được công bố cụ thể. Tuy nhiên, giới chức Hoa Kỳ nêu rõ trong chỉ thị này, coi Trung Quốc và các hành động nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của họ ở Biển Đông, khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới - lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách quốc phòng của Mỹ hiện nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói về âm mưu bá quyền của Trung Quốc

Trước đó, theo yêu cầu của ông chủ Nhà Trắng Joe Biden, Lầu Năm Góc cũng đã (hồi tháng 2/2021) thành lập ‘nhóm đặc phái’ gồm 23 thành viên đánh giá chiến lược toàn diện của quân đội Hoa Kỳ đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng phô trương của Trung Quốc.

Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính quyền Washington, cụ thể là quan chức lãnh đạo Lầu Năm Góc Mỹ cần cải thiện và nâng cao khả năng của quân đội Mỹ trong một số lĩnh vực.

Trong đó, cần ưu tiên phục hồi mạng lưới đồng minh và đối tác truyền thống lâu năm của Mỹ, tăng cường khả năng răn đe và đẩy nhanh sự phát triển của các khái niệm tác chiến mới và phát triển một lực lượng ‘lao động quân sự và dân sự’ hiện đại, nhưng các chi tiết cụ thể vẫn chưa được hé lộ.

Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Monterey (CG 61) tiến hành các cuộc diễn tập thường lệ ở Biển Caribe - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Lầu Năm Góc dự tính chi ngân sách quốc phòng cho mục đích gì

Giới chức Mỹ khẳng định, mục đích của chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin là “điều chỉnh chính sách của Bộ Quốc phòng có thể ứng phó tốt trong trường hợp xác định Trung Quốc là mối ưu tiên cao nhất”.

Chính quyền Washington kỳ vọng chỉ thị của Lầu Năm Góc sẽ đáp trả thành công những thách thức từ Trung Quốc, chủ yếu thông qua tăng cường hợp tác tốt hơn với đồng minh của Mỹ và đối tác nhất là trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đến tháng 5 năm nay, ngân sách quốc phòng Mỹ tăng lên nhằm chi tiêu mạnh tay hơn thay thế những hệ thống trang bị cũ sang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội nhằm răn đe và kiềm chế mối đe dọa từ sức mạnh mới mang tên Trung Quốc.

Theo truyền thông Hoa Kỳ, hơn 5 tỷ USD được phân bổ nhằm sử dụng cho Sáng kiến ​​răn đe Thái Bình Dương (“Pacific Deterrence Initiative”) để chống lại Trung Quốc và tập trung vào cạnh tranh Trung - Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo lý giải của giới chức Mỹ, điều này giúp tăng cường sự hiện diện của Mỹ thông qua tài trợ cho các hệ thống radar, vệ tinh và tên lửa, tàu chiến, nâng cao trạng thái sẵn sàng chiến đấu của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

© AP Photo / J. Scott ApplewhiteBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin.
Mỹ, Đức, Úc không để Trung Quốc âm mưu bá quyền ở Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin.

Ông chủ Lầu Năm Góc cho rằng những biện pháp mới được đưa ra là một phần trong mở rộng chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden với các thách thức an ninh nổi lên từ Trung Quốc, can hệ trực tiếp đến Chiến lược quốc phòng Mỹ.

Theo ông Lloyd Austin, Trung Quốc tìm cách kiểm soát Ấn Độ - Thái Bình Dương và nếu không có một đường liên lạc trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo Washington và Bắc Kinh, một sự cố nhỏ cũng có thể bùng phát thành một cuộc khủng hoảng,

Điều này được đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin phát biểu với các nghị sĩ Mỹ ngày 10/6. Vị Tướng bốn sao gọi việc thiếu đường dây nóng giữa 2 bên là “vấn đề nghiêm trọng” và tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Сhiến đấu cơ SU-30MKI của Không quân Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
«Mỗi nước trong khu vực đều có đối thủ riêng». Châu Á-Thái Bình Dương chọn phát triển hàng không quân sự
Nói về vấn đề này, nhắc lại câu chuyện lịch sử dẫn đến Thế chiến Thứ nhất (WWI) bùng nổ - vụ ám sát Thái tử Áo – Hung năm 1914, Thượng nghị sĩ Angus King cho rằng, các bên hiện nay đang rất thiếu cơ chế giảm căng thẳng.

“Tôi cho rằng một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt ngày nay là một cuộc xung đột bất ngờ với Trung Quốc, chẳng hạn như xung đột ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan, cũng như mối nguy hiểm leo thang căng thẳng thế cạnh tranh đối đầu”, ông Angus King lưu ý.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho rằng, rất đáng lo ngại khi hiện nay không có đường dây nóng liên lạc hiệu quả, một đường dây trực tiếp giúp tiến hành trao đổi bất kỳ vấn đề gì với Trung Quốc ở cấp lãnh đạo hoặc cấp Bộ trưởng Quốc phòng.

“Tôi hiểu Trung Quốc do dự trước việc này nhưng tôi tin đây là một ưu tiên an ninh quốc gia”, ông King nhấn mạnh.

Lãnh đạo Lầu Năm Góc hoàn toàn đồng thuận với ý kiến này và cho rằng, đường dây nóng liên lạc cấp cao là giải pháp quan trọng nhằm giảm nguy cơ xung đột và leo thang căng thẳng.

“Khi nhìn nhận xem xét đến hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tôi lo ngại về một sự cố có thể dẫn đến khủng hoảng. Chúng ta không chỉ cần trao đổi với các đồng minh và đối tác mà còn cả các địch thủ hoặc kẻ thù tiềm năng”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.

Trong một số phiên điều trần trước đây tại Quốc hội, Tướng Austin cũng nhận được sự quan tâm của nhiều Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề nghị đánh giá về những âm mưu toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông, Eo biển Đài Loan, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và liệu Mỹ có đang làm đủ những gì cần thiết để có thể “thắng Trung Quốc” nếu phát sinh xung đột hay không.

“Tôi tin rằng mục tiêu của người Trung Quốc là kiểm soát Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tôi cũng cho là họ muốn trở thành quốc gia có ảnh hưởng vượt trội trên thế giới”, lãnh đạo Lầu Năm Góc chỉ rõ.

Úc hoan nghênh Đức can dự vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Úc và Đức vừa nâng tầm quan hệ ngày 10/6.

Trong đó, giới chức Australia đặc biệt hoan nghênh việc Berlin tăng cường sự quan tâm và can dự vào việc duy trì tình hình ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thông cáo Bộ Ngoại giao Úc nêu rõ.

Trong khuôn khổ Đối thoại 2+2 lần thứ 2 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne và Quốc phòng của Australia Peter Dutton và người đồng cấp Đức Heiko Maas,  Annegret Kramp-Karrenbauer đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác song phương và khu vực cũng như tăng cường cam kết đa phương giữa Canberra và Berlin. Trong cuộc họp này, các quan chức cấp cao Úc – Đức đưa ra cam kết tăng cường hợp tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả các hoạt động hợp tác với các đối tác cùng chí hướng nhằm hỗ trợ một khu vực cởi mở, bao trùm và có khả năng phục hồi.

Cuộc đối thoại cấp cao này cũng phản ánh mối quan hệ song phương nồng ấm và năng động giữa Úc – Đức, vốn được xây dựng dựa trên các giá trị chung và sự ủng hộ đối với duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Australia và Đức cũng nhất trí về việc Đức tập trung triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà nước này thông qua vào năm 2020 nhằm tăng cường sự can dự nhằm thúc đẩy hợp tác trong khu vực.

Cảng Darwin, Úc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2021
Australia đánh trống trận trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Đáng chú ý, trong cuộc đối thoại hôm qua, các Bộ trưởng cũng thảo luận về tình hình Biển Đông và nhấn mạnh vai trò trung tâm của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Trong đó, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Đức - Australia tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không và nhấn mạnh phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông năm 2016 là cuối cùng và ràng buộc với các bên.

Cùng với đó, đại diện chính quyền Australia đặc biệt hoan nghênh và biểu dương kế hoạch của Đức trong việc triển khai một tàu khu trục trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong năm 2021 này nhằm tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông cũng như trong khu vực.

Cùng với hợp tác duy trì hòa bình trong khu vực, Ngoại trưởng Australia và Đức cũng thảo luận tiến trình khôi phục hậu Covid-19 và việc tiếp cận vaccine Covid-19 một cách công bằng, an toàn và hiệu quả. Hai bên cũng xem xét nhiều vấn đề liên quan đến Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, Nga.

Kết thúc cuộc họp, Ngoại trưởng Úc Marise Payne và Ngoại trưởng Đức Heiko Mass đã ký nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược tăng cường, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Canberra và Berlin đánh giá việc nâng cấp quan hệ song phương thể hiện cam kết của hai nước đối với việc tăng cường liên kết chiến lược một cách rộng rãi hơn nhằm ủng hộ hệ thống đa phương và các thể chế liên quan.

“Cái bắt tay” giữa Australia và Đức nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của các bên trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo giới quan sát, có tác động nhất định đến Trung Quốc, nhằm kiềm chế sức mạnh quân sự, ảnh hưởng chính trị, kinh tế của Bắc Kinh đến tình hình khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала